Nhảy đến nội dung
cách chăm sóc mẹ mang thai tháng thứ 8

Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi

Mang thai tháng thứ 8, cơ thể mẹ và cả thai nhi có nhiều sự thay đổi. Trong đó, đa số các bé sẽ quay đầu để hỗ trợ cho công cuộc “vượt cạn” của mẹ dễ dàng hơn.

1. Mẹ bầu tháng thứ 8 và thai nhi có những thay đổi gì?

Thai kỳ tháng thứ 8 bắt đầu từ tuần 29 đến tuần 32. Lúc này mẹ bầu có nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần cũng như cảm nhận rõ ràng hơn những chuyển động của bé yêu.

1.1. Sự thay đổi của mẹ và bé tuần 29

Thai nhi 29 tuần tuổi nặng khoảng 1,1kg và chiều dài khoảng 38,6 cm. Sự thay đổi rõ rệt nhất của bé chính là trở nên năng động hơn nhiều so với thời điểm trước, thể hiện qua những cú đá, cú huých mạnh mẽ. Các cơ quan như não, các cơ quan, bộ phận sinh dục và răng cũng dần hình thành.

Về cơ thể của mẹ khi mang thai tháng thứ 8 ở tuần 29, phần bụng của mẹ đã to lên đáng kể nên việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi cúi người. Cùng với đó, cân nặng cũng tăng lên nhanh chóng, khoảng 8kg - 11kg trong suốt tuần 29.  

sự thay đổi của mẹ mang thai tháng thứ 8

 

1.2. Sự thay đổi của mẹ và bé tuần 30

Sang tuần thứ 30, chiều cao và cân nặng của thai nhi 30 tuần tuổi vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng. Cụ thể, chiều dài của thai nhi ở giai đoạn này khoảng 39,9 cm và nặng khoảng 1,4 kg. Bé tăng cân sẽ làm lớp mỡ dưới da bé được tích trữ nhiều, vì vậy mẹ sẽ thấy da dẻ bé căng, má phúng phính hơn. Lúc này, tay và chân của con cũng đã đủ khỏe nên vô cùng năng động. Bé thích uốn lượn, xoay người, huých hay có những cú đạp vào bụng mẹ liên tục.

Về sự thay đổi của mẹ khi mang thai tháng thứ 8 ở tuần 30, những cơn đau lưng, đau hông, đau khớp sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Đó là do sự tăng trưởng về kích thước của thai nhi gây chèn ép lên vùng xương chậu và cột sống gây ra các cơn đau nhức. Đồng thời, mẹ cũng gặp nhiều vấn đề về tâm sinh lý như mệt mỏi, căng thẳng, mẹ bị mất ngủ do thay đổi hormone bất thường diễn ra trong cơ thể.

1.3. Sự thay đổi của mẹ và bé tuần 31

Ở tuần thứ 31, bên cạnh sự tăng trưởng kích thước đều đặn, thai nhi tuần thứ 31 còn xuất hiện rất nhiều điều bất ngờ với mẹ. Chẳng hạn như lông, tóc mọc dày hơn; khuôn mặt và biểu cảm rõ ràng hơn; lớp lông nhu bao phủ cơ thể bé rụng dần; nếp nhăn mờ dần… Hơn thế, một số thai nhi có thể dịch chuyển về ngôi thai thuận để sẵn sàng chào đời.

Về sự thay đổi ở mẹ, hầu hết mẹ bầu đều cảm thấy thỉnh thoảng tử cung co thắt hoặc bụng co cứng khi bước sang tuần thai 31. Đó có thể là cơn gò co thắt Braxton Hicks - cơn gò chuyển dạ giả, giúp mẹ làm quen và luyện tập cho ngày sinh, chuẩn bị cho thời khắc sinh nở quan trọng sắp tới. Chưa kể, tuyến tạo sữa của mẹ bắt đầu hoạt động mạnh mẽ để tạo sữa non - chứa hàm lượng calo và dinh dưỡng dồi dào cho trẻ sơ sinh.

thai nhi 8 tháng tuổi

 

1.4. Sự thay đổi của mẹ và bé tuần 32

Đến tuần 32 của thai kỳ, thai nhi tiếp tục tăng trưởng về thể chất. Bé yêu nặng khoảng 1,7kg, chiều dài khoảng 42cm. Bé vẫn tiếp tục cử động, tuy nhiên có thể đổi kiểu sang trườn, duỗi,…

Lúc này, tóc và móng tay của bé dài hơn và con cũng biết hồi đáp lại mẹ. Bạn sẽ thật ngạc nhiên khi chỉ cần ấn tay vào một bên bụng, đôi khi bé sẽ đạp vào chỗ bạn vừa chạm để phản ứng lại.

Với mẹ khi mang thai tháng thứ 8 ở tuần 32, ngoài các biểu hiện thường gặp xuyên suốt thai kỳ cuối như phù chân, đau bụng dưới, bụng gò nhẹ,… thì mẹ còn tăng tiết dịch âm đạo - huyết trắng nhiều vì nội tiết tố trong cơ thể thay đổi thất thường. Thêm nữa, tại thời điểm này, mẹ bầu nên chú ý đến mọi biểu hiện bất thường như đau lưng nghiêm trọng, đau xương chậu, đau bụng, xuất hiện hơn 6 cơn co thắt trong 60 phút, chảy máu âm đạo,… thì rất có thể là các dấu hiệu sinh sớm.

hình ảnh thai nhi tháng thứ 8

 

2. Cách chăm sóc thai kỳ tháng thứ 8 để mẹ và bé đều khỏe mạnh

Tháng thứ 8 thai kỳ, cơ thể mẹ đã dần trở nên ‘nặng nề’ và thai nhi phát triển rất mạnh mẽ để chuẩn bị chào đời. Lúc này, việc chăm sóc mẹ mang thai tháng thứ 8 cần phải thật chu đáo để giúp mẹ khỏe mạnh, cảm thấy thoải mái và bé yêu trong bụng có nền tảng dinh dưỡng vững vàng để phát triển tốt.

2.1. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Sức khỏe của mẹ và cân nặng của thai nhi trong tháng thứ 8 phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Chính vì điều này, mẹ bầu nên chú ý ăn uống đủ chất (4 nhóm chất thiết yếu như: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất). Ngoài ra cũng nên tăng cường các loại rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ, giảm nguy cơ táo bón. Đặc biệt, cần hạn chế tiêu thụ các loại nước uống chứa chất kích thích, thực phẩm nhiều đường, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc muối. 

Đặc biệt, mẹ hãy tiếp tục duy trì thói quen uống sữa bầu mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất, mẹ khỏe - bé phát triển toàn diện. 

Frisomum Gold là sản phẩm sữa bầu có công thức dinh dưỡng khoa học, được nhiều mẹ tin chọn hiện nay. Theo đó, sữa giàu các nhóm vitamin B, magie và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác, không chỉ cung cấp năng lượng cho mẹ mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi trong thai kỳ. Đặc biệt, Frisomum Gold còn mang đến hệ dưỡng chất đầy đủ cho thai nhi với DHA, Axit Folic, Canxi… hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện từ trong bụng mẹ. 

cách chăm sóc mẹ mang thai tháng thứ 8

 

Sữa có chỉ số đường huyết thấp giúp mẹ kiểm soát cân nặng ổn định, hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Cùng với đó là hương vị thanh nhạt, tự nhiên với hương cam và vani thơm ngon, không bị ngấy, cho mẹ uống ngon miệng.

  >> Xem thêm: Bà bầu 8 tháng nên ăn gì để con phát triển khỏe mạnh?

2.2. Vận động nhẹ nhàng

Thực hiện một vài bài vận động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi, đạp xe tại chỗ… mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và bé con. Đối với mẹ, vận động giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, đồng thời giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và góp phần ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, đau xương khớp… Còn đối với thai nhi, con sẽ phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh hơn nhờ vận động phù hợp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, trao đổi chất và tạo ra cảm xúc tích cực, thoải mái.

2.3. Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý

Chắc hẳn mẹ bầu mang thai tháng thứ 8 thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ do dạ con chèn ép cơ hoành và bàng quan, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng mẹ hãy cố gắng ngủ đủ giấc, khoảng 7 - 9 tiếng, giảm bớt sự khó chịu bằng cách lựa chọn tư thế ngủ phù hợp. Theo đó, mẹ nên ngủ nghiêng bên trái và ôm gối ôm đi ngủ để máu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, đặt một hoặc hai gối mềm giữa hai đầu gối để cảm thấy thoải mái hơn.

phụ nữ mang thai tháng thứ 8

 

2.4. Khám thai định kỳ

Mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ định kỳ theo lịch để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Ở giai đoạn mang thai tháng thứ 8, mẹ cần thực hiện kiểm tra ngôi thai, sự phát triển thai và tiêm phòng cuống rốn. 

Ngoài ra, để bé và mẹ trong thai kỳ thứ 8 đều khỏe mạnh, mẹ bầu còn cần ghi nhớ một vài lưu ý sau:  

những lưu ý khi mang thai tháng thứ 8

 

Qua những thông tin ở trên, hy vọng mẹ bầu tháng thứ 8 đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cần thiết về chăm sóc thai kỳ. Bên cạnh sự chú trọng về giấc ngủ, vận động cơ thể và khám thai định kỳ, mẹ đừng quên ăn đủ chất và bổ sung sữa bầu giàu dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Hành trình kỳ diệu của em bé trong bụng mẹ - tháng thứ 9

Hành trình kỳ diệu của em bé trong bụng mẹ - tháng thứ chín

Vậy là sắp sửa gặp được con yêu rồi, mẹ có hồi hộp không nào? Trong tháng cuối cùng này, bé cưng đã phát triển gần như hoàn thiện tất cả các bộ phận để sẵn sàng cho việc “khám phá” thế giới bên ngoài bụng mẹ. Hãy chú ý nghỉ ngơi đúng lúc, ổn định tinh thần và tiếp tục bổ sung một “nguồn dinh dưỡng kép” để đón con yêu ra đời một cách vẹn tròn.