Nhảy đến nội dung
Những cách đơn giản giúp bố bận rộn có thêm thời gian trải nghiệm cùng con

Những cách đơn giản giúp bố bận rộn có thêm thời gian trải nghiệm cùng con

Không phải ngẫu nhiên mà mọi người thường cho rằng “Thiên tài được tạo ra từ bàn tay của người cha”. Vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Harvard, trẻ sẽ thông minh hơn nếu được nhận sự quan tâm đặc biệt của bố. Trong một công trình nghiên cứu khác, các chuyên gia tâm lý học cũng cho biết rằng, những đứa trẻ được bố quan tâm, dành nhiều thời gian cùng vui chơi, trải nghiệm sẽ sớm phát hiện được năng khiếu, được nuôi dưỡng và phát triển tiềm năng bản thân từ bé. Từ đó có thế thấy, bố đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành “bệ phóng” giúp bé mạnh dạn, tự tin hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, theo Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), có đến khoảng 40 triệu trẻ em 3-4 tuổi tại 74 quốc gia không được vui chơi và tham gia những hoạt động học tập cùng bố trong những năm đầu đời. Ở Việt Nam, gần 40% trẻ em từ 3-4 tuổi gặp phải tình trạng tương tự.  

Một trong những lý do khiến bố “vắng mặt” trong tuổi thơ của trẻ chính là áp lực công việc và cuộc sống. Điều này khiến nhiều ông bố trở nên bận bịu, không đủ thời gian chăm sóc, cùng con khám phá, trải nghiệm. Và để có nhiều thời gian bên cạnh con, giúp con phát triển tốt hơn mỗi ngày, bố hãy thử làm theo những cách dưới đây nhé!

1. Ra ngoài cùng con mỗi dịp cuối tuần

cách đơn giản giúp bố con luôn bận rộn

Bố mẹ biết không, chơi với con không chỉ là dịp giúp gia đình kết nối, nuôi dưỡng tâm hồn thơ ấu của con, mà còn là cách giúp bố giải tỏa căng thẳng trong công việc, cuộc sống. Với nhiều lợi ích như vậy, bố hãy xem việc chăm sóc, vui đùa với con cũng là một “vitamin xả stress” nhé. Hãy tận hưởng khoảng thời gian cuối tuần để ra ngoài vui chơi cùng con: đi công viên, khu vui chơi gần nhà, hay chỉ đơn giản là cùng con trồng cây, tưới hoa sau nhà…


Xem thêm: Cách dạy bé nhận biết con vật thú vị giúp bé nhớ nhanh


2. Trau dồi kiến thức

Chăm sóc con chính là cách giúp bố thể hiện tình cảm của mình, cũng như thấu hiểu, thông cảm hơn về những vất vả, mệt nhọc mà mẹ đang trải qua. Và để có thể chăm sóc bé tốt hơn mỗi ngày, bố nên trao dồi thật nhiều kiến thức, kinh nghiệm chăm con như: bế con, cho con ăn, massage cho con… từ sách vở hay trên internet, hội nhóm làm bố mẹ. Ngoài ra, bố cũng có thể sáng tạo nên những trò chơi mới để chơi cùng con, cho con tự do khám phá, làm điều mình thích…

3. Tận dụng mọi hoạt động nhỏ hàng ngày để thêm thời gian bên con

Là bố mẹ, ai cũng mong muốn con mình tự tin, mạnh dạn và sáng tạo hơn trong hành trình khôn lớn. Để làm được điều đó, bố nên chủ động cùng con vui chơi, trải nghiệm nhiều hơn, cổ vũ con sáng tạo, để từ đó có thể khám phá tiềm năng, đam mê của bé ngay từ những năm đầu đời. Và thực tế, việc chơi với con không mất quá nhiều thời gian của các bố đâu nhé!

Với những hoạt động nhỏ sau đây bố vẫn có thể chơi cùng con dù trong tuần khá bận rộn:

   • Trò chuyện với con mỗi tối: Hãy hỏi con về bữa ăn trưa, những giờ chơi vui nhộn, những người bạn ở trường để bố mẹ gần gũi, dễ dàng nắm bắt và giúp đỡ con. Điều này còn đặc biệt có lợi khi con bước vào dậy thì, giai đoạn có nhiều biến đổi tâm sinh lý.

   • Tắm và thay tã cho con: Đừng xem đây là “nhiệm vụ” của mẹ, hay lo ngại sự vụn về sẽ làm con đau bố nhé! Vì đây chính là cách tốt nhất để bố có thể gần gũi, âu yếm nhiều hơn, cũng như giúp mẹ bớt việc đó!

   • Bố còn có thể cùng con đọc truyện, chơi bóng, chơi lắp ghép, búp bê, chơi đồ hàng, hay cùng con rèn chữ sau giờ làm việc.

   • Đừng quên đặt điện thoại, laptop sang một bên để cùng con khôn lớn, cùng con vui chơi, trải nghiệm và khám phá nhiều điều mới lạ bố nhé!

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
tuần khủng hoảng của trẻ

Các tuần khủng hoảng của trẻ và bí quyết vượt qua dễ dàng

Nếu như một ngày, trẻ bỗng dưng mệt mỏi, khó chịu và bực bội với mọi thứ xung quanh thì có thể con đã bước vào tuần khủng hoảng của trẻ (wonder week). Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu trải qua nhiều thay đổi về thể chất lẫn tâm lý. Do đó, để chăm sóc con tốt hơn, cũng như theo dõi sự phát triển của bé qua các tuần khủng hoảng, bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây!