Nhảy đến nội dung
trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì

Trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì và bí kíp chăm sóc trẻ

Ở cột mốc 10 tháng tuổi, trẻ có nhiều thay đổi về thể chất và trí tuệ. Chẳng hạn như lúc này, con rất hiếu động và thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Trong bài viết sau, Friso sẽ cùng các bậc phụ huynh tìm hiểu rõ hơn trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì và gợi ý một số ‘bí kíp’ chăm sóc trẻ tốt hơn.

1. Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi

Bước qua tháng thứ 10, cha mẹ có thể ngạc nhiên trước những thay đổi nhanh chóng của bé yêu; cả về thể chất, giấc ngủ và một vài yếu tố khác. 

1.1. Về chiều cao và cân nặng

Sự phát triển về thể chất ở bé trai và bé gái 10 tháng tuổi sẽ có sự chênh lệch. Bé trai có cân nặng trung bình là 9,2kg, chiều cao trung bình là 73,3cm.

Với bé gái, cân nặng trung bình của bé là 8,5kg và chiều cao trung bình là 71,5cm. 

  >> Xem thêm: Bảng chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chi tiết nhất.

1.2. Về giấc ngủ 

Tổng thời gian ngủ của trẻ 10 tháng tuổi là 14 giờ mỗi ngày với 1-2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và 1 giấc ngủ dài xuyên đêm.

Ở độ tuổi này trẻ thích chơi đùa và tương tác với mọi người xung quanh. Không chỉ vậy, trẻ còn có nhiều thay đổi về khả năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức và bắt đầu hình thành tính cách riêng. Tiếp theo, mời các bậc phụ huynh cùng khám phá xem trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì nhé. 

2. Trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì?

Những mốc phát triển mà mẹ có thể nhìn thấy khi bé yêu được 10 tháng tuổi: 

2.1. Khả năng vận động linh hoạt hơn

Trẻ 10 tháng tuổi có thể bò khắp nhà, tự đứng lên khi đang ngồi hoặc vịn vào thành ghế, giường để bước đi. Nhưng mẹ cần lưu ý, ở tháng thứ 10, bước chân của bé vẫn chưa vững nên rất dễ bị té ngã. Do đó, mẹ cần theo sát con để nâng đỡ trẻ kịp thời.

Cùng với đó, khả năng phối hợp cũng đã phát triển hơn. Bé có thể nhận biết đồ vật và cầm nắm chúng, xếp chồng các đồ vật lên nhau hoặc 1 tay cầm đồ chơi và tay còn lại thực hiện hành động khác.

bé 10 tháng tuổi biết làm gì

 

2.2. Trẻ nhận thức tốt và nhớ mọi thứ xung quanh 

Trẻ 10 tháng tuổi nhận thức tốt và nhớ mọi thứ xung quanh. Trẻ bắt đầu quan sát cẩn thận hành động của cha mẹ, người thân và bắt chước các động tác. Trẻ biết lắng nghe âm thanh từ lời nói của mẹ, vẫy tay tạm biệt, vỗ tay, chỉ tay ra ngoài đòi bế đi chơi và biết tự chơi với các món đồ của mình.

2.3. Bé giao tiếp tốt hơn

Trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì? - Đó là trẻ biết bập bẹ một vài từ, biết gọi ba, mẹ, bà, tên người thân trong gia đình hoặc đơn giản là từ “măm” mỗi khi trẻ muốn ăn hoặc uống.

2.4. Trẻ có thể ăn được thức ăn cứng

Trẻ 10 tháng tuổi đã có một vài chiếc răng xinh xắn nhú lên. Vì vậy mẹ có thể cho bé ăn đa dạng thực phẩm hơn, tăng độ đặc của món ăn; kèm theo bú mẹ.

trẻ 10 tháng tuổi làm được những gì

 

2.5. Hình thành tính cách riêng 

Đây cũng là giai đoạn bé bắt đầu hình thành và bộc lộ tính cách riêng. Có bé rất dạn dĩ, hay cười, thích giao tiếp xã hội. Nhưng cũng có trẻ rất nhút nhát, thường giấu mặt đi khi gặp người lạ. 

3. Bí kíp chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi mà mẹ nên biết

Ngoài hiểu rõ trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì, cha mẹ cũng cần chăm sóc con đúng cách để hỗ trợ bé phát triển tốt: 

3.1. Dinh dưỡng cho bé 10 tháng tuổi

Trong tháng thứ 10, trẻ có thể ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên vì hệ tiêu hóa còn khá non yếu nên mẹ cần lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa và chế biến dạng mềm, giúp trẻ dễ nuốt và hấp thu. 

Thông thường, ngoài 3 - 4 cữ sữa mẹ, bé sẽ ăn khoảng 3 bữa cháo/ngày. Khi nấu cháo, cần cân đối 4 nhóm chất như nhóm đạm (thịt nạc, cá, tôm), chất xơ (rau, củ), vitamin (trái cây) và thêm vào 1 - 2 thìa dầu ăn Omega 3. Bằng việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, bé sẽ có đủ dinh dưỡng để tạo nền tảng phát triển trí não và thể chất.

3.2. Xây dựng thời khóa biểu cho trẻ 10 tháng tuổi

Cha mẹ nên xây dựng thời gian biểu của bé một cách khoa học; kết hợp ăn, ngủ cùng thời gian vui chơi hợp lý. Lịch sinh hoạt có thể như:

   • 7 giờ: Thức dậy, vệ sinh cá nhân và bú sữa mẹ.

   • 8 - 9 giờ: Ăn sáng.

   • 10 giờ: Ngủ trưa.

   • 11 giờ: Thức dậy và uống sữa.

   • 12 giờ 30: Ăn trưa bằng cháo hoặc bột ăn dặm và nghỉ ngơi.

   • 14 giờ: Ngủ trưa khoảng 1 giờ.

   • 17 giờ 30: Ăn chiều, chơi tự do.

   • 19 giờ: Tắm rửa, chơi đùa cùng gia đình.

   • 19 giờ 30: Cho bé uống sữa. Trong lúc này, cha mẹ có thể trò chuyện hoặc đọc sách cho con nghe trước khi đi ngủ.

  >> Xem thêm: Thực đơn ăn sáng cho bé 1 tuổi mẹ nên biết

3.3. Vui chơi với bé

Dành thời gian chơi đùa cùng trẻ sẽ giúp con phát triển tốt hơn. Cha mẹ có thể lựa chọn các trò chơi kích thích trí não và các giác quan của trẻ như: 

   • Chơi cùng quả bóng đủ màu và kích thước. Cha mẹ có thể cùng bé chơi trò hô màu chọn bóng, giúp bé phát triển cơ bắp, thị giác cùng khả năng nhận biết.

   • Lựa chọn những đồ chơi phát ra âm thanh và giúp bé phát triển thính giác bằng cách tập cho bé ê a hoặc vỗ tay theo nhịp nhạc.

   • Các loại đồ chơi kéo đẩy sẽ giúp vận động cơ tay, chân. Nếu bé ngã, cha mẹ không nên đỡ mà động viên cho con tự đứng dậy và khen bé khi bé đứng dậy thành công để tập cho con tính độc lập.

   • Các món đồ chơi như xếp hình, sách ảnh sẽ giúp bé rèn luyện trí não. Khi sử dụng, cha mẹ có thể dạy con những màu sắc hoặc tên nhân vật để và cho bé nhắc lại.

bé 10 tháng tuổi phát triển biết làm gì

 

3.4. Đảm bảo an toàn khi trẻ vận động

Vì lúc này trẻ có thể bò khắp nhà nên cha mẹ cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ những đồ vật sắc nhọn để đảm bảo an toàn cho con. Đồng thời, đồ chơi của trẻ cũng cần được vệ sinh, lau chùi. 

Cha mẹ cũng nên thiết kế lại nhà cửa để tạo ra khu vui chơi an toàn cho trẻ. Với những gia đình ở chung cư hoặc nhà cao tầng, việc lắp đặt thêm cửa chặn và rào lưới ban công là rất cần thiết.

3.5. Thường xuyên giao tiếp với trẻ

Khi bé bập bẹ những tiếng ê a, cha mẹ nên đáp lời bé và lắng nghe, thấu hiểu cách bé trò chuyện. Nếu bé ê a và chỉ tay vào đồ vật gì, cha mẹ nên gọi tên đồ vật đó cho bé lặp lại. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thường xuyên ôm ấp, nói lời yêu thương với trẻ. Bởi vì nếu được yêu thương đúng cách, trẻ sẽ biết vâng lời, sống tình cảm hơn.

3.6. Tập cho bé ăn theo bữa

Mẹ nên tập cho trẻ ăn theo bữa (3 bữa chính, 1-2 bữa phụ), ăn đúng giờ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Đồng thời bù đắp năng lượng tiêu hao và dinh dưỡng để hỗ trợ bé phát triển tốt. 

 

Qua bài viết trên, hy vọng cha mẹ đã có câu trả lời cho nỗi băn khoăn trẻ 10 tháng tuổi biết làm gì. Có thể thấy, giai đoạn 10 tháng tuổi là lúc bé có nhiều thay đổi rõ rệt về nhận thức và giao tiếp. Vì vậy, cha mẹ nên dành thời gian vui chơi cùng con, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp trẻ khôn lớn khỏe mạnh, dạn dĩ và thông minh.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thực phẩm giàu đạm cho trẻ

TOP 10 thực phẩm giàu đạm cho trẻ phát triển tốt

Đạm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Sau đây là 10 loại thực phẩm giàu đạm cho trẻ được chuyên gia chia sẻ. Cha mẹ hãy tham khảo và bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để con được khôn lớn đạt chuẩn!