4 nhầm lẫn khi chăm trẻ táo bón làm tình trạng nặng hơn
Có rất nhiều nhầm lẫn khi chăm trẻ táo bón của mẹ khiến tình trạng này.... thêm
Tùy vào nguồn dinh dưỡng trẻ sơ sinh nạp vào cơ thể là sữa mẹ hay sữa công thức mà tần suất đi ngoài của trẻ sẽ khác nhau:
Từ tần suất đi ngoài của trẻ như trên, nhiều người thắc mắc trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài có sao không? Theo đó, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ít nhưng phân vẫn vàng, mềm nhuyễn thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Song, nếu trẻ sơ sinh từ 8 tuần tuổi trở lên mà 4 - 5 ngày không đi ị, hoặc đi nhưng kèm theo biểu hiện rặn rất khó khăn (như mặt đỏ bừng, nhăn nhó do phải dùng nhiều sức), phân bón cục, rắn đồng nghĩa trẻ đã bị táo bón.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài, trong đó thường gặp nhất là:
Những trẻ bú kém, bú không đủ cữ thường khó đi ngoài hơn so với bình thường. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết, quá trình tạo phân diễn ra chậm khiến trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 hoặc nhiều ngày.
Hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt và chưa hoàn thiện nên dễ bị dị ứng bởi những thành phần có trong sữa công thức. Chưa kể, trẻ còn có khả năng cao bị táo bón, khó đi ngoài nếu mẹ pha sữa sai cách.
Đây là một trong những nguyên gây khó đi ngoài thường gặp ở trẻ 6 tháng tuổi trở lên. Việc chuyển từ bú sữa mẹ hay bú sữa công thức sang ăn dặm, tiêu thụ các thực phẩm rắn hơn có thể hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi nên dẫn đến tình trạng khó đi ngoài.
Với trẻ bú mẹ, tình trạng trẻ sơ sinh khó đi ngoài còn có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của mẹ. Do đó, nếu trẻ sơ sinh 4 ngày không đi ngoài, mẹ nên rà soát lại chế độ ăn của mình, loại bỏ ngay những thực phẩm khó tiêu, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hay thực phẩm có khả năng gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, sữa đậu nành,...
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, nếu nhận thấy trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài mẹ cần đặc biệt chú ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang có các dị tật bẩm sinh hoặc mắc phải bệnh liên quan đường tiêu hóa như suy giáp trạng, phình đại tràng bẩm sinh… Ngoài ra, nếu trẻ đang điều trị bệnh, thì tác dụng phụ của thuốc kháng sinh cũng làm ức chế hoạt động của nhu động ruột và gây táo bón.
Khi trẻ sơ sinh khó đi ngoài trong nhiều ngày, mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau đây để giúp bé thoải mái hơn:
Đối với các bé đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho trẻ bú, nhưng mẹ cần ăn uống lành mạnh, khoa học hơn với chế độ ăn nhiều rau củ quả, tăng cường bổ sung chất xơ và hạn chế các loại thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
Để cải thiện hệ tiêu hóa của những trẻ đã ăn dặm, mẹ hãy bổ sung vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm giàu khoáng chất, giàu chất xơ. Kết hợp cho trẻ uống nhiều nước để quá trình đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Nếu bé đang uống sữa công thức, mẹ cần xem xét đổi loại sữa mới. Ưu tiên chọn sữa giàu chất xơ, có cấu trúc đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên để giúp hệ tiêu hóa của bé dễ dàng hấp thu. Tránh đổi nhiều loại sữa liên tục khiến hệ tiêu hóa của bé khó thích ứng kịp.
Massage bụng và cho trẻ tắm nước ấm là cách chăm sóc trẻ sơ sinh khó đi ngoài được nhiều mẹ áp dụng. Trong khi massage hỗ trợ tuần hoàn lưu thông, kích thích tăng nhu động ruột giúp trẻ tiêu hóa tốt, đi đại tiện thường xuyên; thì việc tắm hoặc ngâm hậu môn bé vào nước ấm sẽ kích thích cơ vòng hậu môn giãn nở để trẻ dễ dàng đi ngoài hơn.
Trẻ sơ sinh không đi ngoài được phải làm sao? Đó là bố mẹ nên kiểm tra lại cách pha sữa và bột ăn dặm đã đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hay chưa. Bởi nếu pha quá loãng, trẻ không hấp thu đủ dinh dưỡng sẽ dẫn đến tạo phân ít, không đủ kích thích nhu động ruột gây ứ đọng phân. Ngược lại, pha quá đặc cũng làm trẻ bị dư thừa khoáng chất gây táo bón.
Một cách chữa trẻ sơ sinh khó đi ngoài đơn giản, mẹ nên thực hiện thường xuyên là tập thể dục cho bé. Bằng cách đặt bé nằm ngửa trên giường, hai chân hướng về phía mẹ. Sau đó nhẹ nhàng di chuyển chân của bé theo vòng tròn như đang đạp xe.
Nếu bạn đã áp dụng những cách trên, nhưng tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài vẫn không có dấu hiệu cải thiện, trẻ thường quấy khóc mỗi lần đi ị. Đồng thời, xuất hiện kèm các dấu hiệu như: Đau bụng, rặn đỏ mặt tía tai, phân cứng vo tròn, có lẫn máu… thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Qua những chia sẻ trong bài viết, hy vọng đã giúp mẹ biết được cách xử lý khi trẻ sơ sinh khó đi ngoài. Bên cạnh chú trọng đến nguồn dinh dưỡng của trẻ, mẹ có thể chủ động phòng ngừa tình trạng trên bằng cách cho trẻ bú đầy đủ, tạo thói quen đi tiêu đều đặn, không tùy tiện sử dụng thuốc cho bé, nhất là thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.