Nhảy đến nội dung
sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6

Mang thai 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi

Đến giai đoạn mang thai 6 tháng, mẹ bắt đầu cảm nhận rõ hơn từng hoạt động của bé yêu. Đồng thời, cơ thể của mẹ cũng có những thay đổi nhất định. Vậy lúc này mẹ nên và không nên làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh, giúp con phát triển ổn định? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

1. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6

Nếu mẹ đang tò mò mang thai 6 tháng, thai nhi có thay đổi nào đặc biệt thì hãy tham khảo ngay những thông tin sau đây:

   • Kích thước của thai nhi tháng thứ 6 chạm mốc cân nặng khoảng 450-650 gam, chiều dài khoảng 30cm.

   • Thai nhi trong giai đoạn này di chuyển rất nhiều, con không ngừng đấm đá, đạp, quơ tay chân. Bé cưng cũng bắt đầu phản ứng mạnh mẽ với âm thanh hơn, đặc biệt là khi nghe được giọng nói quen thuộc của mẹ.

   • Cơ bắp của con cũng phát triển nhanh đến “chóng mặt”.

   • Các tế bào máu trong cơ thể bé cưng phát triển mạnh mẽ để chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Thay vì trong như trước, da của em bé giai đoạn này mờ đục hơn nhưng vẫn còn đỏ.

   • Có thể thấy, thai 6 tháng tuổi có nhiều cột mốc phát triển quan trọng cả về thể chất và trí não. Do đó mẹ hãy cố gắng bổ sung dưỡng chất để hỗ trợ bé yêu phát triển tốt.

thai 6 tháng nặng bao nhiêu

 

2. Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong tháng thứ 6 

Giai đoạn mang thai 6 tháng, mẹ có thể tăng 5-6kg, bụng to rõ ràng, kích thước thai nhi lớn khiến mẹ đôi lúc cảm thấy bị “chèn ép”, khó chịu. 

Ngoài tăng cân, mẹ cũng có thể gặp phải các vấn đề như:

   • Rạn da: Nhiều mẹ gặp tình trạng rạn da ở bụng và đùi. Đồng thời, vùng da phần ngực cũng bị rạn với núm vú thâm hơn và bầu ngực căng, tăng kích thước.

   • Chuột rút, phù nề chân: Hiện tượng chuột rút, chân sưng phù xuất hiện ở tháng thứ 6 thai kỳ chủ yếu do trọng lượng cơ thể tăng, tạo áp lực lên đôi chân cũng như các cơ ở vị trí này, đồng thời cũng làm máu lưu thông kém hơn. Nếu tình trạng phù chân nặng gây đau nhức, chuột rút thì mẹ nên thăm khám bác sĩ.

   • Đau lưng: Kích thước thai nhi càng lớn khiến bụng của mẹ càng to, dẫn đến tình trạng đau lưng. Để giảm bớt triệu chứng này, mẹ nên dùng gối cho bà bầu, kết hợp ăn uống các thực phẩm giàu vitamin D, canxi giúp hệ xương chắc khỏe.

   • Táo bón: Đa số mẹ bầu gặp tình trạng táo bón trong thai kỳ do nhu ruột giảm đi làm phân nằm lâu trong ruột già, gây hấp thu nước. Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, lợi khuẩn, sắt và rau xanh để tăng cường hoạt động đường ruột, giảm bớt táo bón.

Ngoài các vấn đề trên, ở giai đoạn mang thai 6 tháng, mẹ còn có thể bị khó tiêu, ợ nóng, cảm thấy mệt mỏi. Nhưng tích cực hơn là ở giai đoạn này, mẹ dần kiểm soát được các cơn ốm nghén. Vì vậy, mẹ có thể ăn uống ngon miệng và thường xuyên cảm thấy đói bụng.

3. Mang thai 6 tháng mẹ nên làm gì và không nên làm gì? 

Có không ít điều bà bầu tháng thứ 6 nên và không nên làm, cụ thể như: 

3.1. Những điều bà bầu nên làm khi mang thai tháng thứ 6

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và thai nhi tháng thứ 6 đều tăng cao, vì vậy mẹ cần đảm bảo ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để có thai kỳ khỏe mạnh và hỗ trợ thai nhi phát triển tốt:

   • Bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột nhưng có chỉ số đường huyết thấp để cung cấp năng lượng như gạo lứt, bún, miến, khoai lang,…

   • Ưu tiên chọn các loại thịt nạc, cá màu trắng, trứng, ức gà,… để cung cấp protein lành mạnh cho cơ thể.

   • Tăng cường ăn các loại rau củ và trái cây khi mang thai để bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhằm tăng hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ táo bón.

mang bầu tháng thứ 6

 

   • Bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi cho mẹ bầu cùng với kali (chuối, bưởi, cam,…) để ngăn ngừa chuột rút.

   • Bổ sung lượng chất béo lành mạnh vừa đủ bằng các loại dầu thực vật, trái bơ,…

   • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu axit folic như hạt lanh, hạnh nhân, bí ngô, hạt vừng, hạt hướng dương,… Dưỡng chất này rất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào mới và phát triển trí não ở thai nhi.

Đặc biệt, bà bầu tháng thứ 6 cần duy trì thói quen uống sữa bầu mỗi ngày để có thêm năng lượng chăm sóc thai kỳ. Đồng thời thai nhi được hấp thu đầy đủ chất, từ đó phát triển ổn định ngay từ trong bụng mẹ.

Frisomum Gold - Đồng hành cùng mẹ và bé trong hành trình thai kỳ khỏe mạnh

Frisomum Gold được tin chọn rộng rãi nhờ bổ sung hàm lượng cao Magie và vitamin nhóm B giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi, dễ dàng tiêu hóa và hạn chế táo bón. Đồng thời, tiếp thêm cho mẹ nhiều năng lượng để tham gia các hoạt động thường ngày, có giấc ngủ ngon mỗi đêm.

chăm sóc bà bầu tháng thứ 6

 

Song song đó, Frisomum Gold còn cung cấp hệ dưỡng chất dành riêng cho bé gồm DHA, canxi, vitamin D, axit Folic, Iốt,… giúp con yêu phát triển toàn diện và ổn định ngay từ trong bụng mẹ. 

Frisomum Gold còn chinh phục nhiều mẹ nhờ vị sữa thanh nhạt với hương cam và hương vani tự nhiên, giúp mẹ uống ngon miệng không bị nghén. Sữa có chỉ số đường huyết thấp (GI=25) giúp mẹ kiểm soát cân nặng ổn định và giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

 

Kiểm soát căng thẳng

Mẹ nên giữ trạng thái vui vẻ, thoải mái kèm theo các hoạt động tích cực như nghe nhạc, xem phim, đọc báo... Đồng thời, để giảm bớt căng thẳng, mẹ nên chia sẻ cùng người thân, chủ động tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống thường nhật. 

Ngủ đủ giấc và đúng giờ 

Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ thể tái tạo năng lượng đầy đủ và cảm thấy khỏe khoắn hơn. Theo đó, mẹ nên ngủ khoảng 7-9 tiếng mỗi đêm và kết hợp một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.

Vận động nhẹ nhàng 

Mẹ có thể đi bộ hàng ngày để rèn luyện sức khỏe. Ngoài ra, các bài tập nhẹ nhàng cũng hỗ trợ mẹ cho hành trình “vượt cạn” ở tháng thứ 9 thuận lợi hơn.

Chú ý giữ ấm cơ thể 

Khi mang thai, dù thân nhiệt của mẹ bầu cao hơn nhưng lại dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đặc biệt là vào mùa lạnh, mẹ nên chú ý mặc áo ấm, giữ cho cơ thể không bị lạnh.

Đi khám thai định kỳ 

Đi khám thai định kỳ là việc quan trọng giúp theo dõi tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ và thai nhi. Song song đó, mẹ cũng cần thực hiện xét nghiệm đường huyết để phòng tránh tiểu đường thai kỳ.

3.2. Những điều bà bầu không nên làm khi mang thai tháng thứ 6

Bên cạnh những điều nên làm, mẹ cũng cần chú ý những việc không nên làm khi đến giai đoạn thai 6 tháng như:

   • Không mang vật nặng, trèo cao, cúi người đột ngột.

   • Không nên đi giày dép cao, nên đi dép thấp, nhẹ nhàng, chậm rãi.

   • Hạn chế đi đường xa, làm việc nặng, chú trọng chế độ nghỉ ngơi phù hợp.

   • Tránh xa những thực phẩm tái sống, rượu bia, trà đặc, cà phê, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm quá ngọt, nhiều dầu mỡ.

  >> Xem thêm: Có thai không nên ăn gì để thai kỳ khỏe mạnh

4. Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai tháng thứ 6

Sau đây là lời giải đáp cho những thắc mắc thường gặp khi mẹ mang thai tháng thứ 6:

4.1. Mang thai 6 tháng thai nhi đạp nhiều không?

Nếu thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ có thể cảm nhận được con đạp từ 4-5 lần trong 1 giờ. Trường hợp tần suất thai máy ít hơn trong 2 giờ liên tục có thể là dấu hiệu thai nhi yếu, mẹ cần thăm khám bác sĩ kịp thời.

4.2. Mang thai tháng thứ 6 có nên làm xét nghiệm đường huyết không?

Mẹ bầu mang thai 6 tháng nên thực hiện xét nghiệm đường huyết GCT nhằm phát hiện kịp thời tình trạng tiểu đường thai kỳ để điều chỉnh thực đơn ăn uống phù hợp. Bởi vì tiểu đường là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ khó sinh, hoặc phải thực hiện mổ lấy thai. Chưa kể, mẹ mắc tiểu đường thai kỳ nhiều khả năng là nguyên nhân khiến con bị thiếu hụt canxi sau khi chào đời, hoặc mắc các bệnh về hô hấp, đường huyết,...

4.3. Dấu hiệu bất thường khi mang thai 6 tháng mẹ nên thăm khám

Nếu thấy những dấu hiệu bất thường sau đây, mẹ nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ:

   • Bị sốt, buồn nôn và nôn.

   • Chảy máu đi kèm với sốt, lạnh người.

   • Đau đầu, chóng mặt, choáng váng.

   • Đau nhức vùng chậu thường xuyên.

   • Sốt cao từ 38,5 độ, lạnh người.

   • Thường đi tiểu gắt và đau buốt.

   • Phù nề, chuột rút nặng.

   • Xuất hiện dịch âm đạo bất thường.

   • Thai nhi vận động kém hoặc không có thai máy.

 

Mỗi ngày cảm nhận những chuyển động, lớn lên của bé yêu là điều diệu kỳ và hạnh phúc của mẹ bầu. Để mang thai 6 tháng khỏe mạnh, con yêu phát triển tốt, mẹ hãy chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân, ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, vận động hợp lý và đừng quên duy trì thói quen 2 ly sữa mỗi ngày nhé!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg

Thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg và phát triển thế nào?

Sau 9 tháng đồng hành cùng con yêu bé bỏng, nhiều mẹ hồi hộp mong chờ tự hỏi không biết lúc này thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu ký, phát triển như thế nào? Đồng thời, mẹ cần lưu ý gì cho giai đoạn thai kỳ quan trọng này? Hãy cùng Friso tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau để chuẩn bị thật tốt cho hành trình “vượt cạn” sắp tới mẹ nhé!