Nhảy đến nội dung
trẻ 8 tháng biết làm gì

Trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ nên chăm sóc như thế nào?

Có bao giờ bạn thắc mắc trẻ 8 tháng biết làm gì, khi mà con ngày càng trở nên hiếu động, di chuyển liên tục và không ngừng tò mò về mọi thứ xung quanh? Trong bài viết sau, Friso sẽ bật mí cho mẹ các “kỳ tích” mà con đạt được trong giai đoạn này và cách chăm sóc để con khỏe mạnh, phát triển đúng theo độ tuổi.

1. Tìm hiểu sự phát triển chiều cao và cân nặng của bé 8 tháng

Trước tiên, cha mẹ cần quan tâm liệu con đã đạt được sự tăng trưởng chuẩn với các bạn đồng trang lứa hay chưa. Dựa theo bảng cân nặng và chiều cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ 8 tháng tuổi cần đạt cân nặng từ 6,9kg đến 10,7kg và chiều cao 66,2cm đến 75cm (đối với bé trai); và cân nặng 6,3kg đến 10,2kg và chiều cao từ 64cm đến 73,5cm (đối với bé gái).

2. Trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì? Khám phá những cột mốc quan trọng

Cùng với sự tăng trưởng về cân nặng và chiều cao, ở trẻ 8 tháng tuổi còn có nhiều cột mốc phát triển đáng nhớ về:

2.1. Kỹ năng vận động

Theo mốc độ tuổi, hầu hết trẻ 8 tháng có sự phát triển vượt bậc về các kỹ năng vận động thô (khả năng điều khiển và phối hợp các nhóm cơ lớn) đến vận động tinh (khả năng điều khiển và phối hợp các ngón tay, bàn tay). Cụ thể:

Đối với vận động thô:

   • Trẻ thường cử động tay chân liên tục khi nằm ngửa, thậm chí cầm chân cho vào miệng.

   • Khi lật người nằm sấp, bé đã biết cong lưng ngẩng đầu để quan sát mọi thứ.

   • Bé 8 tháng tuổi biết làm gì? Đáp án là con đã có thể di chuyển đến nơi muốn đến bằng cách bò hoặc ngồi lết.

   • Biết đưa tay ra với lấy đồ vật, đồ chơi hoặc vịn vào thành giường để đứng lên. Tuy nhiên, bé vẫn chưa tự ngồi xuống một mình nên vẫn cần sự hỗ trợ của cha mẹ.

   • Thích đứng trên đùi khi được bồng bế theo tư thế đứng.

Đối với vận động tinh:

   • Trẻ đã có thể phối hợp nhuần nhuyễn các ngón tay để cầm đồ vật hoặc tự nhặt đồ chơi.

   • Bé rất thích liếm, bỏ mọi thứ vào miệng và cắn thử, nhất là những bé đã mọc răng. Đôi khi có thể là tay chân bố mẹ, giày, đồ chơi…

   • Biết lắc lục lạc trong thời gian dài hơn.

bé 8 tháng tuổi biết làm gì

 

2.2. Khả năng nhận thức

Nếu mẹ không biết trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì, hãy quan sát xem con có xuất hiện phản ứng khi nghe gọi tên mình hoặc âm thanh bất kỳ; hiểu các yêu cầu cơ bản của cha mẹ (như vỗ tay, gõ trống, nhấn nút đồ chơi…); hay biết sử dụng ngón trỏ để chỉ vào những đồ vật khiến bé thích thú. Không chỉ vậy, hầu như các bé sang đến tháng thứ 8 đã có thể hiểu được ý nghĩa của một số từ đơn giản. Nếu để ý, mẹ sẽ thấy bé hướng ánh mắt về phía bố mẹ khi gọi “ba-ba”, “ma-ma”.

2.3. Sự phát triển về cảm xúc

Về mặt cảm xúc, bé 8 tháng đã có thể nhận dạng những khuôn mặt quen thuộc như cha mẹ, người chăm sóc, người thân và tỏ ra vui mừng, phấn khích khi được gặp. Ngược lại, nếu thấy người lạ con sẽ trở nên sợ hãi, nhút nhát và từ chối tiếp xúc.

Chưa kể, trẻ có xu hướng bắt chước và lặp lại cảm xúc của người khác, nên thường “khóc dây chuyền” khi thấy một đứa trẻ khác đang khóc. Đồng thời, mẹ cũng có thể bắt gặp hình ảnh trẻ 8 tháng tuổi ôm khư khư một đồ vật nào đó như chăn, đồ chơi, thú nhồi bông… Điều này là do con đang bắt đầu phản xạ thấu hiểu và đồng cảm hơn.

2.4. Mức độ phát triển thị lực

So với trước đây thị lực của trẻ chỉ khoảng 20/40, thì bây giờ đã phát triển gần bằng người lớn về mức độ quan sát rõ ràng và có chiều sâu. Không chỉ nhìn tốt ở tầm gần, thị lực tầm xa của trẻ cũng phát triển mạnh mẽ để nhận ra món đồ chơi yêu thích và bò về hướng đó. Ngoài ra, khi sự phối hợp tay và mắt thành thục hơn, trẻ có thể say mê tìm kiếm và khám phá đồ vật mà không biết chán.

trẻ 8 tháng tuổi biết làm những gì

 

2.5. Kỹ năng ăn uống của trẻ 8 tháng tuổi

Tự bốc thức ăn mà không cần sự giúp đỡ là lời đáp cho thắc mắc trẻ 8 tháng biết làm gì. Tuy rằng đây là một cách tuyệt vời để bé khám phá việc ăn uống và xây dựng sự phối hợp tay mắt lẫn các kỹ năng vận động; nhưng mẹ vẫn nên cắt thực phẩm thành miếng nhỏ và tránh cho bé ăn bất kỳ món nào có nguy cơ gây nghẹn như cà rốt, nho, xúc xích…

Bé 8 tháng chưa biết ngồi, chưa biết bò có sao không?

Đây là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm, bởi thông thường trẻ đến thời điểm này đã thực hiện được hoạt động trên. Tuy nhiên, do sự phát triển về vận động của mỗi bé là khác nhau, nên việc trẻ 8 tháng chưa biết bò, ngồi hay cứng cổ mà vẫn khỏe mạnh, biết lẫy, chân tay vận động tốt thì không nên quá lo lắng.

Nếu không biết trẻ 8 tháng chưa biết ngồi phải làm sao, mẹ hãy thử tập ngồi cho con bằng cách đặt trẻ trong lòng khi ngồi khoanh chân trên bàn. Hoặc bạn có thể đặt đồ chơi xung quanh để kích thích bé ngồi dậy, vươn ra và lấy chúng. Song, mẹ hạn chế thúc ép con quá nhiều, bởi bé có thể tự tập luyện ngồi một cách tự nhiên khi đã sẵn sàng.

 

3. Mách mẹ cách chăm sóc bé 8 tháng phát triển khỏe mạnh

Để hỗ trợ con yêu phát triển tốt, phụ huynh cần biết cách chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp. Sau đây là những thông tin về dinh dưỡng, giấc ngủ và những kỹ năng nên dạy cho trẻ 8 tháng:

3.1. Xây dựng dinh dưỡng lành mạnh, giàu dưỡng chất

Từ tháng thứ 8, bé đã có thể ăn 2 - 3 bữa thức ăn đặc và bú khoảng 3 - 4 cữ một ngày. Trong đó, thực đơn ăn dặm cho bé cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột đường (gạo tẻ trắng, gạo lứt, ngũ cốc, yến mạch), chất đạm (tôm, cá…), vitamin và khoáng chất (rau xanh, củ, quả mềm), chất béo (dầu ăn, dầu hạt cải, dầu gạo…). Điều này không những giúp bé ăn dặm ngon hơn, mà còn tránh tình trạng cung cấp quá nhiều một nhóm chất nào đó có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng lớn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ 8 tháng, chiếm 400 - 500 calo cần thiết trong ngày. Vì thế, mẹ đừng quên kết hợp bổ sung sữa xen kẽ các bữa ăn dặm, khoảng 720ml/ngày chia làm 4 - 6 cữ.


>> Có thể mẹ quan tâm: Mách mẹ món ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi


3.2. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 8 tháng

Trong quá trình tìm hiểu bé 8 tháng tuổi biết làm gì, phụ huynh có thể nhận thấy số giờ ngủ của con giảm dần, chỉ khoảng 13 - 14 giờ mỗi ngày. Do lúc này bé thường dành thời gian để chơi đùa và khám phá mọi thứ nên thường ít buồn ngủ hơn. Song, để con phát triển khỏe mạnh mẹ vẫn cần đảm bảo con có 2 - 3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày nhé!

3.3. Chú ý vệ sinh răng miệng

8 tháng tuổi cũng là thời điểm trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Vì thế, sau mỗi bữa ăn mẹ hãy cho trẻ uống một chút nước ấm giúp làm sạch khoang miệng; đồng thời thay thế dần bình bú bằng cốc uống sữa có tay cầm, để không làm ảnh hưởng đến khung răng của con.

3.4. Các hoạt động giúp trẻ phát triển kỹ năng toàn diện

Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, phụ huynh có thể tham khảo một số hoạt động sau:

   • Nên cùng con đọc truyện, ca hát, chơi giấu đồ, làm mặt cười, ú òa… để gắn kết tình cảm gia đình và phát triển cảm xúc của trẻ.

   • Luân phiên thay đổi đồ chơi, dựng các chướng ngại vật (an toàn) hoặc một chiếc lều hay thùng carton để trẻ có thể leo trèo thỏa thích…

   • Cho con xem những quyển sách có hình minh họa các loài động vật, đồng thời chỉ vào từng con thú, đọc tên và giả tiếng kêu của con thú ấy để trẻ ghi nhớ.

   • Chọn những món đồ chơi dạng xếp hình khối và khuyến khích trẻ chơi bằng hai tay cũng như giữ thăng bằng khi ngồi.

   • Để kích thích thính giác của trẻ, mẹ cũng có thể cho bé chơi đồ chơi âm nhạc, các nhạc cụ với màu sắc khác nhau hoặc thường xuyên mở những bản nhạc nhẹ.

trẻ 8 tháng biết làm những gì

 

4. Khi nào trẻ 8 tháng cần đến gặp bác sĩ?

Nếu nhận thấy bé 8 tháng tuổi xuất hiện một số dấu hiệu bất thường dưới đây, cha mẹ cần mau chóng đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám:

   • Cánh tay trẻ nắm chặt và chân co tròn khi được tập đứng.

   • Trẻ hầu như im lặng và ít khi phát ra âm thanh bất kỳ.

   • Không thể tự ngồi, thậm chí là dễ dàng bị ngã xuống ngay cả khi có sự hỗ trợ từ người lớn.

   • Không nhận diện được gương mặt thân quen và thường xuyên quấy khóc, dẫu cho được bế bởi bố mẹ hay người lạ.

   • Gặp khó khăn trong việc xác định nơi phát ra âm thanh, hoặc không thể theo dõi kịp các vật chuyển động.

 

Trên đây là những thông tin giải đáp trẻ 8 tháng biết làm gì. Hy vọng qua đây, các bậc phụ huynh có thể thấu hiểu và đồng hành cùng con đúng cách, để hỗ trợ cho con yêu phát triển tốt nhất.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Cùng bé yêu khôn lớn - Bé yêu 9 tháng tuổi

Cùng bé yêu khôn lớn - Bé yêu 9 tháng tuổi

Bước sang tháng thứ 9, bé đã có thể cầm nắm đồ vật và háo hức với các món ăn dặm được cắt miếng. Vì thế, mẹ hãy chiều theo sở thích này của bé nhé!