Nhảy đến nội dung
Hành trình kỳ diệu của em bé trong bụng mẹ - tháng thứ 7

Hành trình kỳ diệu của em bé trong bụng mẹ - tháng thứ bảy

Cơ thể mẹ tiếp tục có nhiều biến đổi đồng nghĩa với việc con trong bụng cũng không ngừng phát triển. Trong tháng thứ 7, bé cưng đã có thể mở mắt, chớp mắt và cảm nhận được ánh sáng bên ngoài bụng mẹ rồi đấy! Đừng quên “dinh dưỡng kép” để cung cấp đầy đủ khoáng chất cho mình và con nhé mẹ!

1. Tháng thứ 7, 'bé cưng' đã nhận biết được ánh sáng bên ngoài bụng mẹ

Vậy là mẹ đã bước vào tam cá nguyệt cuối cùng và đi hết ¾ chặng đường mang thai, xin chúc mừng mẹ! Bụng mẹ đã lớn lên rất nhiều rồi, đúng là một sự thay đổi vô cùng đáng kể, vậy còn sự phát triển của con yêu trong bụng, mẹ có tò mò không?

   • Trong tháng thứ 7, thai nhi có kích thước trung bình với cân nặng khoảng 1,2 kg và chiều dài đạt mốc 37–44cm.

   • Khuôn mặt của thai nhi đã dần dần hoàn thiện, làn da của bé cưng bớt nhăn nheo mà sẽ căng hồng hơn với những lớp mỡ không ngừng tích tụ dưới da.

   • Hệ thần kinh phát triển tương đối toàn diện. Bé có thể nghe được âm thanh, mở mắt, chớp mắt và cảm nhận được ánh sáng bên ngoài bụng mẹ.

   • Chuyển động của em bé rất rõ ràng và mạnh mẽ, đôi khi có thể là những cú đạp mạnh khiến mẹ phải “giật mình”.

thai nhi tháng thứ 7

 

2. Thay đổi của mẹ ở tháng thứ 7 thai kỳ

Ở tam cá nguyệt cuối cùng, cơ thể mẹ lại ngày càng xuất hiện thêm nhiều sự biến đổi để sẵn sàng cho công cuộc “vượt cạn” và sinh con:

   • Hormone prolactin được kích thích tạo sữa trong cơ thể mẹ.

   • Tâm trạng mẹ dễ bồn chồn, lo lắng nhiều hơn.

Dù biết mẹ đang cảm thấy khó khăn trong việc sinh hoạt nhưng tất cả đều là vì con yêu trong bụng, mẹ hãy cố gắng thư giãn tinh thần đi nào, đừng quên:

   • Khám thai giai đoạn này rất quan trọng, mẹ nên nhớ lịch khám hằng tuần để được theo dõi sức khỏe về cân nặng, dấu hiệu phù nề, huyết áp, triệu chứng tiền sản giật, phát hiện suy dinh dưỡng thai nhi bằng cách đo bề cao của tử cung, xét nghiệm máu và siêu âm màu.

   • Tập yoga bầu trong giai đoạn này sẽ hạn chế được cảm giác đau nhức và chuẩn bị sức khỏe dẻo dai hơn co công cuộc “vượt cạn”

   • Luôn giữ tinh thần vui vẻ để tạo năng lượng tích cực mỗi ngày.

hình ảnh thai nhi tháng thứ 7

 

3. Dinh dưỡng kép cho mẹ và bé

Thai nhi đã lớn lên với kích thước đáng kể, điều này làm mẹ cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn. Nếu không xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cả mẹ và thai nhi sẽ không có đủ sức để tiếp tục khỏe mạnh và phát triển, một nguồn “dinh dưỡng kép” đầy đủ dưỡng chất sẽ vô cùng cần thiết cho giai đoạn này.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 7 cần chú trọng những dưỡng chất có lợi cho sự phát triển thị giác của con như vitamin A, vitamin E, vitamin C,…

Dinh dưỡng cho mẹ

   • Đừng bỏ quên những loại sữa có khả năng cung cấp “dinh dưỡng kép” cho cả mẹ và con.

   • Bổ sung thực phẩm giàu sắt và protein (thịt, cá, rau bina, đậu,…) để phòng ngừa tình trạng thiếu máu, băng huyết khi sinh.

   • Bổ sung đều đặn các loại rau củ, trái cây giàu chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón, trĩ,…

   • Bổ sung khoảng 350 - 450g magie/ngày (có trong lúa mach, đậu đen, atiso,…) để ngừa nguy cơ sinh non, chuột rút, giúp cơ bắp thư giãn;

   • Không ăn những món quá mặn dễ khiến mẹ bị sưng phù, không ăn đồ nhiều chất béo và cay để hạn chế tình trạng ợ nóng.

Dinh dưỡng cho bé

   • Thai nhi cần những thực phẩm giàu canxi (sữa, sữa chua, yến mạch, cá hồi…) vì đây là thời kỳ xương bé phát triển tốt nhất;

   • Thai nhi cần mẹ bổ sung khoảng 200mg DHA/ngày để phát triển não bộ;

   • Thai nhi cần thực phẩm giàu axit folic (yến mạch, trái cây tươi…) để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh;

   • Thai nhi cần thực phẩm giàu vitamin A để phát triển thị lực.

  >> Xem thêm: Cách bổ sung thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu

cẩm nang cho mẹ bầu 7 tháng

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào

Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào? 7 lưu ý mẹ cần biết

Vào giai đoạn 23 tuần tuổi, từ một phôi thai bé xíu, thiên thần nhỏ đã có sự phát triển rõ rệt về trọng lượng và các cơ quan. Để tìm hiểu thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào, hãy cùng xem qua bài viết dưới đây nhé!