Nhảy đến nội dung
bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối

Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối nguy hiểm không và nên làm gì?

Vào những tháng cuối thai kỳ, tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Vậy nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối là gì và có nguy hiểm hay không? Hãy cùng Friso tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây, mẹ nhé!

1. Nguyên nhân bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy

Bầu tháng cuối bị tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn, mệt mỏi, mất nước, đau bụng… Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng sẽ bị tiêu chảy vào tháng cuối, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa và chế độ ăn uống.

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy vào tháng cuối có thể kể đến như:

1.1. Nội tiết tố thay đổi

Nồng độ hormone thay đổi có thể làm tăng hoạt động của hệ tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy.

1.2. Trở nên nhạy cảm với một số món ăn

Cơ thể nhạy cảm với một số loại thức ăn khiến mẹ bầu dễ bị tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng. 

1.3. Sử dụng nhiều vitamin

Một số mẹ bầu thường bổ sung thêm vitamin để thai nhi phát triển tốt và cơ thể mẹ khỏe mạnh. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều vitamin có thể làm bà bầu rối loạn dạ dày, dẫn đến tiêu chảy.

1.4. Các nguyên nhân khác

Ngộ độc thực phẩm, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột, tác dụng phụ từ thuốc, bệnh nền trước khi mang thai (viêm loét đại tràng, hội chứng kích thích ruột…).

bà bầu bị tiêu chảy vào tháng cuối

 

2. Bị tiêu chảy ở tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không?

Bầu tháng cuối bị tiêu chảy có thể kéo dài từ 1 - 10 ngày, tùy vào từng mức độ. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ yếu hơn bình thường, dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công vào hệ tiêu hóa và gây tiêu chảy. Mẹ bầu bị tiêu chảy dễ bị mất nước và ăn uống khó khăn, về lâu dài có thể làm thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng.

  • Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối ở mức độ nhẹ: Tiêu chảy kéo dài vài ngày, khiến mẹ bầu bị đau nhẹ hoặc dữ dội, mệt mỏi, chán ăn làm giảm nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và gia tăng nguy cơ thai chết lưu.
  • Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối ở mức độ nặng: Tiêu chảy diễn ra lâu hơn với các dấu hiệu nôn mửa, đau bụng dữ dội, tử cung co bóp nhiều làm cho mẹ bầu bị mất nước, suy nhược cơ thể, nguy hiểm hơn là sảy thai.

3. Cách chữa tiêu chảy cho bà bầu tháng cuối

Sau đây là những cách chữa tiêu chảy cho bà bầu vào tháng cuối:

3.1. Bổ sung nước

Mẹ bầu cần uống nhiều nước trong giai đoạn này (lượng nước uống còn tùy thuộc vào tình trạng mất nước của mỗi người, mẹ nên uống nước khi cảm thấy mệt mỏi). Nếu bị mất nước nặng có thể sử dụng oresol để cung cấp chất điện giải, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

3.2. Không tự ý dùng thuốc tiêu chảy

Mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc trị tiêu chảy khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, vì có thể khiến tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, sử dụng thuốc còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

3.3. Kiểm tra thuốc đang sử dụng

Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy do các loại thuốc đang dùng thì cần báo lại với bác sĩ để được đổi thuốc càng sớm càng tốt.

3.4. Điều chỉnh chế độ ăn

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối nên cân chỉnh lại chế độ ăn uống khoa học và tốt cho hệ tiêu hóa. Ví dụ như bổ sung các loại thức ăn như thịt gà, chuối, nước gạo rang, khoai lang, cháo loãng, bánh mì,...

3.5. Đến bác sĩ thăm khám và điều trị

Mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày kèm theo sốt, nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, cơ thể suy nhược. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối có sao không

 

4. Cách ngăn ngừa tiêu chảy cuối tháng cho bà bầu

Để phòng ngừa tiêu chảy ở tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý một vài điều sau:

4.1. Nghỉ ngơi hợp lý

Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục, tránh hoạt động mạnh hoặc làm quá nhiều việc. 

4.2. Ăn chín uống sôi

Thức ăn được nấu chín kỹ lưỡng, không ăn các loại thức ăn sống, tiết canh, thịt tái.

4.3. Tránh thực phẩm không tốt

Các loại thức ăn nhiều gia vị, chất béo, đồ ăn cay nóng, các loại hải sản, sữa, sản phẩm từ sữa hoặc những món từng làm mẹ bị tiêu chảy.

4.4. Ăn sữa chua

Sữa chua chứa lượng lớn Probiotics giúp tăng cường lợi khuẩn và hỗ trợ tiêu hóa của mẹ bầu khỏe mạnh.

4.5. Bổ sung sữa bầu giàu chất xơ

Uống một ly sữa bầu mỗi ngày giúp bổ sung thêm lượng lớn dinh dưỡng, nuôi dưỡng cơ thể của mẹ và bé khỏe mạnh. Với những mẹ bầu bị tiêu chảy nên chọn sữa bầu chứa nhiều chất xơ để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và hạn chế tình trạng tiêu chảy.

Frisomum Gold là sản phẩm sữa bầu được nhiều mẹ tin chọn và cùng đồng hành trong suốt quá trình mang thai. Với công thức DualCare+, sữa Frisomum Gold bổ sung nguồn dinh dưỡng kép cho cả mẹ và bé. Không chỉ vậy, nhờ chứa Magie, Prebiotic và Probiotic, Choline và vitamin nhóm B, Frisomum Gold giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá của mẹ, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón. Hơn nữa, sữa còn có chỉ số đường huyết thấp, giúp mẹ yên tâm không lo béo phì và tiểu đường thai kỳ. 

Ngoài ra, Frisomum Gold còn chứa nhiều dưỡng chất hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi như DHA, canxi, iốt, axit folic, vitamin B12, D để bé yêu phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. 

Sữa Frisomum Gold có 2 vị cam và vani cho mẹ lựa chọn. Hiện sản phẩm được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng, siêu thị, sàn thương mại điện tử với mức giá là 249.000 đồng/hộp 400g và 561.500 đồng/hộp 900g.

mẹ bầu tiêu chảy tháng cuối có sao không

 

Trên đây là những giải đáp về vấn đề bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối. Nếu gặp phải tình trạng tiêu chảy, tốt nhất là mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời và đúng cách, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và thai nhi được an toàn.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ngủ đủ giấc, 7 - 8 giờ mỗi ngày có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, vì một vài lý do mà tình trạng mất ngủ khi mang thai rất phổ biến. Vậy mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây mẹ nhé!