Nhảy đến nội dung
khi mang thai có kinh nguyệt không

Khi mang thai có kinh nguyệt không và những điều cần lưu ý

Với mẹ mang thai lần đầu tiên chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ gặp không ít thắc mắc về vấn đề kinh nguyệt diễn ra như thế nào trong quá trình mang thai. Vậy phụ nữ khi mang thai có kinh nguyệt không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

1. Khi mang thai có kinh nguyệt không? 

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường, diễn ra theo chu kỳ hàng tháng ở phụ nữ sau khi bước vào tuổi dậy thì. Tuy nhiên, với phụ nữ khi mang thai thì hiện tượng sinh lý này sẽ tạm thời ngừng “làm việc”.

Nguyên nhân là, chu kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh cùng tinh trùng. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung không phải thực hiện chức năng làm tổ nên sẽ bong ra và tạo thành kinh nguyệt. Trong khi đó, nếu bạn mang thai thì lớp niêm mạc không bong ra mà được làm dày lên để bảo vệ trứng đã được thụ tinh. Cũng chính vì điều này mà chậm kinh là dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất.


Xem thêm: 13 dấu hiệu sinh con trai mẹ bầu không nên bỏ qua


Song trên thực tế, có một số mẹ đang mang thai nhưng gặp hiện tượng ra đốm máu có màu nâu đậm hoặc hồng nhạt. Đây hoàn toàn không phải là kinh nguyệt mà rất có thể liên quan đến một vấn đề về sức khỏe trong thai kỳ. Lúc này, mẹ cần chú ý theo dõi cơ thể và thăm khám ngay nếu tình trạng kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường kèm theo.

có bầu có kinh không

 

2. Vì sao mẹ bầu ra máu trong thai kỳ? 

Mẹ bầu ra máu trong thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân như: 

2.1. Trong tam cá nguyệt thứ nhất 

Ra máu trong tam cá nguyệt thứ nhất là hiện tượng rất phổ biến. Loại máu này được gọi là ra máu báo thai. Máu báo thai là những đốm máu nhỏ xuất hiện khi nhau thai được cấy thành công vào tử cung, thường đúng vào chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.

Ngoài máu báo thai, cũng có những nguyên nhân khác khiến mẹ bầu ra máu trong tam cá nguyệt thứ nhất như:

   • Thai ngoài tử cung. 

   • Bệnh nguyên bào nuôi do thai nghén.

2.2. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba

Hiện tượng ra máu có thể xuất hiện ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba với nhiều nguyên nhân khác nhau:

   • Nhau tiền đạo: Nhau thai nằm ở vị trí quá thấp, gần hoặc trên lỗ tử cung. Mức độ ra máu ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau và không đi kèm với triệu chứng.

   • Quan hệ tình dục: Một số trường hợp nhạy cảm ở mô âm đạo, khi quan hệ tình dục sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu.

   • Vỡ tử cung: Tình trạng vỡ tử cung thường gặp khi chuyển dạ và phổ biến ở phụ nữ đã sinh mổ trước đó.

có thai có kinh nguyệt không

 

   • Nhau bong non: Nhau bong non là tình trạng nhau thai tách ra khỏi tử cung, gây chảy máu và đi kèm với triệu chứng đau bụng dữ dội. Tình trạng này thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ nhau bong non có tỉ lệ cao ở sản phụ bị cao huyết áp.

   • Sinh non hoặc dấu hiệu chuyển dạ, sắp sinh: Khi chuyển dạ sắp sinh, cổ tử cung giãn ra và tử cung co lại nhằm giúp đẩy thai nhi xuống, vì vậy mà xảy ra tình trạng chảy máu.

3. Ra máu khi mang thai, mẹ nên làm gì? 

Khi nhận thấy dấu hiệu chảy máu âm đạo trong thai kỳ, mẹ cần phải thật bình tĩnh và nên: 

   • Theo dõi cẩn thận số lượng máu qua băng vệ sinh để biết lượng máu ra, máu có màu gì (máu tươi hay máu cục, màu hồng, nâu hay đỏ). 

   • Nên dành thời gian nghỉ ngơi (nằm nghỉ ngơi hoàn toàn nếu ra nhiều máu) và đi đứng nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh.

   • Mẹ bầu nên vệ sinh cơ quan sinh dục ngày 2 lần, không nên quan hệ tình dục và dùng tampon, để tránh việc ra máu tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển. 

   • Thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có cách khắc phục kịp thời. Mẹ bầu cần phải đến gặp bác sĩ ngay nếu có những triệu chứng sau: đau quặn ở bụng dưới hoặc xương chậu, chảy máu âm đạo đi kèm với các dải máu đông, dịch âm đạo có máu đỏ tươi và cần phải dùng đến băng vệ sinh, choáng, chóng mặt liên tục, ớn lạnh hoặc sốt cao trên 38 độ C.

mang thai có kinh nguyệt không

 

Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý chế độ ăn uống, nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ thai nhi phát triển tốt. 

Dùng sữa bầu là một trong những cách bổ sung dinh dưỡng cho mẹ đơn giản và hữu hiệu nhất. Nổi bật hiện nay có sữa Frisomum Gold với công thức chuyên biệt cung cấp hệ dưỡng chất đầy đủ gồm DHA, Canxi, vitamin D, Iốt, Axit Folic… hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não.

Chưa hết, Frisomum Gold còn mang đến nguồn năng lượng dồi dào, cho mẹ giảm mệt mỏi và căng thẳng thai kỳ với Magie và các vitamin nhóm B. Cùng hương vị sữa thanh nhạt, dễ uống lại có chỉ số đường huyết thấp (GI=25), giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ và béo phì cũng như mẹ an tâm uống ngon mà không sợ nghén.

 

Có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn có thai

 

Tóm lại, thắc mắc khi mang thai có kinh nguyệt không là điều hoàn toàn không có. Nếu thấy xuất hiện máu kèm các triệu chứng bất thường, mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không

Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không? Cách chăm sóc bé mẹ cần biết

Thai 34 tuần tuổi, cũng có nghĩa là mẹ đã đi hết 8 tháng thai kỳ thiêng liêng. Vậy khi thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không? Cùng Friso tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!