Nhảy đến nội dung
mẹ bầu không tăng cân có sao không

Mẹ bầu không tăng cân có sao không? Nguyên nhân do đâu?

Chỉ số cân nặng khi mang thai là một trong những nỗi lo của chị em phụ nữ trong suốt giai đoạn thai kỳ. Việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu. Vậy nếu mẹ bầu không tăng cân, tăng cân ít có sao không? Hãy cùng Friso tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

1. Mẹ bầu nên tăng cân như thế nào trong thai kỳ?

Cân nặng tăng dần theo từng giai đoạn của thai kỳ là dấu hiệu tích cực cho thấy thai nhi đang rất khỏe mạnh. Do đó, mẹ bầu cần tăng cân hợp lý, không nên tăng quá nhiều hoặc quá ít để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân cho hợp lý còn phụ thuộc vào cân nặng ban đầu và chỉ số khối cơ thể theo công thức tính BMI là: 

BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m) x 2]  

Theo đó, mức tăng cân hợp lý cho từng tình trạng thai phụ như sau:  

   • Khoảng 11,3 - 16 kg với mẹ bầu có cân nặng bình thường.

   • Khoảng 12,7 - 18,3 kg với mẹ bầu thiếu cân trước khi mang thai.

   • Khoảng 7 - 11,3 kg với mẹ bầu thừa cân, béo phì.

   • Khoảng 16 - 20,5 kg trong trường hợp mẹ bầu mang song thai.

mẹ bầu không tăng cân có sao không

 

2. Mẹ bầu không tăng cân có sao không?

Trong trường hợp mẹ bầu không tăng cân, tăng cân ít có sao không? Đáp án là CÓ. Mẹ bầu không tăng đủ cân sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bé con trong bụng, thậm chí là cả sức khỏe của mẹ. 

- Đối với thai nhi: Mẹ bầu ít tăng cân có thể khiến bé phát triển chậm về thể chất, dễ mắc các dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. 

- Đối với sức khỏe của mẹ: Việc cân nặng không “xê dịch” làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung, bị suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ sinh non.

Bên cạnh đó, vấn đề mang thai tháng thứ 7 không tăng cân cũng được nhiều mẹ quan tâm. Thai kỳ tháng thứ 7 là giai đoạn quan trọng vì lúc này, thai nhi phát triển nhanh hơn về cơ quan, giác quan, nhận thức và não bộ. Vì thế, nếu mang thai tháng thứ 7 không hoặc ít tăng cân có thể dẫn đến hệ lụy như trẻ còi cọc, đề kháng yếu, suy dinh dưỡng hoặc kém phát triển hơn so với bạn cùng lứa.

Một lý do khác để mẹ phải tăng cân đều đặn ở tháng thứ 7, đó là nguồn sữa cho con bú sau này. Cụ thể, từ tháng thứ 7 đến khi “vượt cạn”, mẹ được khuyến khích tăng khoảng 5 - 6kg. Một phần đem lại lợi ích trực tiếp cho thai nhi, phần còn lại (40%) tạo thành chất béo dự trữ cho việc bú mẹ sau này. Tuy nhiên, nếu mang thai tháng thứ 7 không tăng cân, có thể dẫn đến sau sinh mẹ ít sữa cho con bú

mẹ bầu không tăng cân có sao không

 

3. Nguyên nhân mẹ bầu không tăng cân, tăng cân ít? 

Mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng cân ít trong thai kỳ có thể đến từ nhiều nguyên nhân như:

   • Ốm nghén, chán ăn trong giai đoạn 3 tháng đầu (từ 6 - 8 tuần) là nguyên nhân khiến mẹ thiếu hụt dinh dưỡng, từ đó không thể tăng cân đạt chuẩn. 

   • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý với thực đơn ăn uống không đủ chất, ăn không đủ bữa và giờ giấc thất thường.

   • Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng làm khó hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.

   • Mẹ bầu mắc các bệnh lý như đau dạ dày, trào ngược dạ dày hoặc các vấn đề về tiêu hóa… cũng là các yếu tố khiến mẹ ăn uống không ngon miệng, dẫn đến ít tăng cân trong thai kỳ.

   • Yếu tố cơ địa khiến một số người có tạng người nhỏ nhắn rất khó tăng cân cả trong cuộc sống hằng ngày lẫn khi mang thai.

4. Mách mẹ 5 cách cải thiện cân nặng khi mang thai

Sau khi tìm hiểu rõ mẹ bầu không tăng cân có sao không, chắc chắn rằng để con yêu phát triển khỏe mạnh thì mẹ cần duy trì cân nặng và sức khỏe tốt nhất trong suốt thai kỳ. Mẹ hãy lưu ngay 5 bí quyết dưới đây để có hành trình mang thai khỏe mạnh nhé: 

4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống khoa học cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp cho quá trình tăng cân của mẹ diễn ra an toàn và ổn định hơn. Các nhóm thực phẩm gồm tinh bột, đạm, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất giúp bổ sung omega-3, omega-6, chất xơ, sắt, các loại vitamin…cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, thúc đẩy tiêu hóa nhanh, hấp thu tốt dưỡng chất, ăn ngon miệng và cải thiện các vấn đề về sức khỏe khác.  

Mẹ bầu nên ăn đủ 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Đồng thời hạn chế các loại thực phẩm không tốt như đồ ngọt, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, rượu bia,...để thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn nhé.

4.2. Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc

Bên cạnh dinh dưỡng hợp lý thì chế độ nghỉ ngơi và giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng để duy trì sức khỏe của mẹ bầu. Việc dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc giúp mẹ bầu phục hồi lại năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi khi mang thai và giữ được tâm trạng thoải mái trong suốt thai kỳ.


Xem thêm: Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?


Một nghiên cứu trước đây cho thấy những phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm sẽ có thời gian chuyển dạ lâu hơn và nguy cơ sinh mổ cao gấp 4,5 lần những phụ nữ ngủ nhiều hơn 6 giờ. Do đó, mẹ bầu nên ngủ ít nhất 8-9 tiếng mỗi ngày để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển thai nhi.

4.3. Vận động cơ thể nhẹ nhàng

Vận động cơ thể khi mang thai đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và thai nhi như thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, tăng cường hoạt động cơ bụng giúp thai phụ chịu đau tốt hơn khi sinh con. Bên cạnh đó, việc tập thể dục đều đặn còn giúp mẹ bầu tăng cân hợp lý, kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể, nhanh chóng hồi phục vóc dáng và sức khỏe sau khi sinh.

Mỗi thai phụ nên dành ít nhất 150 phút vận động vừa phải, nhẹ nhàng mỗi tuần. Mẹ có thể tham khảo một số bài tập thể dục như đi bộ chậm, yoga, aerobic, pilates… Ngoài ra, các hoạt động nhẹ nhàng mẹ có thể thực hiện hằng ngày như làm vườn và làm việc nhà cũng rất tốt cho sức khỏe.

mang thai tháng thứ 7 không tăng cân

 

4.4. Uống đủ nước

Với phụ nữ mang thai, nước đóng vai trò quan trọng giúp hòa tan, hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng mà mẹ bầu tiêu thụ đến nhau thai và các tế bào máu để nuôi dưỡng thai nhi. Bên cạnh đó, khoáng chất này còn hỗ trợ hoạt động bài tiết, giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu, cải thiện làn da cũng như ngăn ngừa triệu chứng phù nề ở bà bầu.

Do đó, mẹ bầu cần uống từ 10-12 ly/ngày (tương đương với 2.5-3 lít nước), có thể là nước lọc, nước ép trái cây, sinh tố, trà trái cây hoặc trà thảo mộc.

4.5. Bổ sung sữa bầu giàu dinh dưỡng

Sữa bầu là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, không chỉ giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh mà còn hỗ trợ bé yêu phát triển tốt. Mẹ nên lựa chọn sữa có hương vị thanh nhạt dễ uống và đặc biệt là có chỉ số đường huyết (GI) thấp để kiểm soát cân nặng ổn định, đồng thời giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Frisomum Gold với hệ dưỡng chất cân đối, cung cấp các vitamin nhóm B, magie… giúp tiếp thêm năng lượng, cải thiện tâm trạng và giảm mức độ căng thẳng cho mẹ. Nhờ vậy mà mẹ bầu nạp đủ dưỡng chất, cảm thấy thoải mái, không mệt mỏi hay nặng nề trong suốt thai kỳ. Chưa kể, Frisomum Gold cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như axit folic, DHA, canxi,...hỗ trợ bé con trong bụng phát triển khỏe mạnh về cả thể chất lẫn trí tuệ. 

mẹ bầu không tăng cân có sao không

 

Có Frisomum Gold bên cạnh, mẹ chẳng cần lo sữa bầu quá ngọt, dễ làm cơ thể “phát tướng”. Bởi chỉ số đường huyết trong sữa thấp (GI=25), giúp mẹ kiểm soát cân nặng, dáng bầu vẫn ngầu và đặc biệt là hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, sữa còn có vị thanh nhạt, tươi ngon với hương cam và vani dễ uống, không có cảm giác ngấy. Đừng quên bổ sung đủ 2 ly Frisomum Gold mỗi ngày để mẹ khỏe, bé phát triển toàn diện nhé.

*Lưu ý: Để sữa Frisomum Gold phát huy tối đa công dụng, mẹ hãy pha sữa đúng cách theo hướng dẫn, pha 7 muỗng sữa vào 180ml nước đun sôi để ấm khoảng 40 độ C.

 

Qua bài viết trên, chắc hẳn là mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi “mẹ bầu không tăng cân có sao không?” ở đầu bài rồi. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để tăng cân hiệu quả và cải thiện sức khỏe cả hai mẹ con nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
massage cho bà bầu
  • 4 phút đọc

Cách massage cho bà bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi

Massage cho bà bầu đúng cách sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, giúp mẹ thư giãn, thoải mái hơn. Nên massage đầu, cổ-vai-gáy, massage lưng, chân, bụng cho bà bầu.