[Giải đáp] Cân nặng thai nhi 30 tuần bao nhiêu kg?
Cân nặng thai nhi 30 tuần tuổi là một trong những chỉ số quan trọng ch.... read more
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần duy trì cân nặng phù hợp bởi vì thừa hay thiếu cân đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể:
Đối với thai phụ thừa cân sẽ có thể gây ra nhiều tác hại như:
Với thai phụ ít cân cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé như:
>> Xem thêm: Mẹ bầu không tăng cân có sao không?
Để xác định mức tăng cân phù hợp, mẹ có thể dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body Mass Index) trước khi mang thai. Theo đó, công thức BMI được tính như sau:
BMI = Cân nặng / (Chiều cao x 2) |
Dựa vào chỉ số BMI, thai phụ (mang đơn thai) có thể tìm hiểu được cân nặng lý tưởng trong khoảng thời gian thai kỳ:
Hãy cùng khám phá sự thay đổi về cân nặng của mẹ bầu qua từng giai đoạn nhé!
Trong 12 tuần đầu tiên (tức 3 tháng đầu thai kỳ), bà bầu không nên tăng quá 2kg. Một vài trường hợp vì thai nghén mà mẹ bầu khó ăn uống, cân nặng có thể giảm ít trong 3 tháng đầu.
Trong các tháng tiếp theo, cân nặng của bà bầu thay đổi như sau:
Như vậy, bảng tăng cân chuẩn của mẹ bầu sẽ như sau:
(*) Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là chuẩn?
Theo các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mức tăng cân lý tưởng cho toàn bộ thai kỳ là từ 10-12kg. Mức tăng này sẽ giúp mẹ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Thông thường mẹ bầu sẽ tăng cân nhiều nhất vào tam cá nguyệt cuối. Cả giai đoạn này mẹ bầu có thể tăng thêm 5kg - 6kg.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ là tham khảo. Để biết được số cân nặng cần tăng trong thai kỳ để mẹ khỏe, bé phát triển tốt, mẹ hãy tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa và khám thai định kỳ nhé!
Dưới đây là bí quyết giúp cân nặng của bà bầu theo từng tháng đạt chuẩn khuyến nghị:
Chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất dưới đây:
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, sắt, chất xơ.
Ngoài chế độ dinh dưỡng cân đối, mẹ cũng cần duy trì thói quen uống sữa bầu trong suốt thai kỳ. Theo đó, uống hai ly sữa bầu mỗi ngày trong thời gian mang thai không chỉ giúp mẹ hấp thu đủ dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ bé phát triển tốt ngay khi còn trong bụng mẹ.
Với công thức dinh dưỡng khoa học, sữa bầu Frisomum Gold được rất nhiều mẹ tin chọn, đồng hành trong thai kỳ khỏe mạnh. Với thành phần Magie và các nhóm vitamin B, Frisomum Gold tiếp thêm cho mẹ nhiều năng lượng để khỏe khoắn tham gia các công việc thường ngày, đồng thời giảm mệt mỏi, căng thẳng và hỗ trợ tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Chưa kể, sản phẩm còn cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ dành riêng cho bé như Axit Folic, Canxi, DHA, Vitamin B12, Iot,..., giúp thai nhi phát triển toàn diện cả thể chất và trí não.
Đặc biệt là sữa có chỉ số đường huyết thấp (GI=25) giúp mẹ kiểm soát cân nặng ổn định, giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Sản phẩm còn được đánh giá cao vì có hương vị thơm ngon. Ngoài hương vani truyền thống, đây cũng là sữa duy nhất sở hữu hương cam thơm dịu, giúp mẹ uống ngon miệng mà không lo ốm nghén.
Để kiểm soát cân nặng của bà bầu theo từng tháng, giảm áp lực lên hệ tiêu hóa cũng như giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều khẩu phần nhỏ. Chẳng hạn như chia 3 bữa ăn chính thành thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày.
Ngoài ăn uống đủ chất, mẹ bầu cũng cần uống đủ nước, từ 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày. Nước không chỉ cung cấp nguồn khoáng chất, giúp thanh lọc cơ thể mà còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Qua đó, đốt cháy calo dư thừa, giúp mẹ kiểm soát cân nặng khi mang thai.
Chất kích thích (như rượu, bia, thuốc lá) và cafein (như cà phê, trà, cacao, nước ngọt) gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Vì vậy, tránh xa những yếu tố này cũng là cách giúp mẹ duy trì cơ thể khỏe mạnh trong thai kỳ.
>> Xem thêm: Khi có thai mẹ không nên ăn gì?
Trong đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều calo, đường, dầu mỡ… làm tăng nguy cơ thừa cân ở mẹ bầu. Chính vì vậy, để duy trì cân nặng của bà bầu theo từng tháng ổn định, chị em cũng nên loại bỏ nhóm đồ ăn này trong khẩu phần ăn của mình nhé.
Vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ như đi bộ, bơi lội, yoga, thiền,... sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, thoải mái, đồng thời hỗ trợ kiểm soát tốt cân nặng khá hữu hiệu. Đồng thời, thường xuyên tập thể dục cũng giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, tránh bị trầm cảm trong và sau khi sinh.
Mẹ bầu nên ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, nghỉ trưa ít nhất 30 phút và có nhiều buổi nghỉ giữa giờ khoảng 5 - 10 để tránh kiệt sức. Bởi khi có chất lượng giấc ngủ tốt và cơ thể được nghỉ ngơi hợp lý, tâm lý mẹ sẽ thoải mái, từ đó ăn uống ngon miệng hơn, hạn chế cảm giác chán ăn hoặc thèm ăn do thức khuya gây ảnh hưởng đến cân nặng thai kỳ.
Để biết được cân nặng của bà bầu theo từng tháng bao nhiêu là tốt thì mẹ nên khám thai theo chỉ định của bác sĩ. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ nắm rõ tình trạng sức khỏe của mẹ, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về dinh dưỡng, sinh hoạt… để giúp mẹ có sức khỏe ổn định, tăng cân chuẩn.
Trên đây là bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu tham khảo. Mẹ thấy đấy, việc kiểm soát cân nặng của bà bầu theo từng tháng tốt sẽ giúp hạn chế các bệnh lý nguy hiểm, cho mẹ một thời kỳ mang thai khỏe mạnh, bé chào đời suôn sẻ. Vậy nên, trong giai đoạn thai kỳ, mẹ cần hiểu rõ chỉ số cân nặng của bản thân, rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học, đồng thời bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe và sữa bầu giàu dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh từ trong bụng mẹ nhé.