Nhảy đến nội dung
dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa

7 dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa và những lưu ý cần biết

Giai đoạn 3 tháng giữa (từ tháng thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ) là thời điểm mà thai nhi có sự thay đổi mạnh về cân nặng, độ dài và trí não. Trong thời điểm này, mẹ có thể cảm nhận được những ‘cột mốc’ cho thấy bé yêu trong bụng đang phát triển khỏe mạnh. Trong bài viết dưới đây, mời mẹ cùng tìm hiểu 7 dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa và cách chăm sóc để mẹ có thai kỳ thoải mái, bé phát triển toàn diện.

1. Bật mí 7 dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa

Cùng khám phá ngay những dấu hiệu cho thấy bé yêu đang khỏe mạnh nào!

1.1. Tim thai ổn định

Tim thai của bé sẽ hoàn chỉnh về mặt cấu tạo vào cuối tháng thứ 4 (tuần 16). Nhịp tim thai dao động từ 110 - 160 nhịp/phút là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nếu tim thai thấp hoặc cao hơn bình thường thì rất có thể bé đang bị thiếu hụt oxy. Mẹ cần gặp bác sĩ để được tư vấn và khắc phục kịp thời.

1.2. Thai nhi bắt đầu cử động (thai máy)

Đến giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, bé đã có thể nghe thấy những âm thanh bên ngoài và hơn nữa còn phản ứng, phản hồi lại nếu có tác động bên ngoài bụng mẹ. Nếu mẹ cảm nhận được em bé cử động trong bụng ở các mốc thời gian nhất định, hoặc phản hồi lại khi mẹ sờ tay vào bụng thì đây là dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa.

1.3. Chỉ số siêu âm đạt chuẩn

Các chỉ số thai nhi mà mẹ cần quan tâm như: chiều dài đầu mông (CRL), đường kính lưỡng đỉnh (BPD), độ dài xương đùi (FL), số cân nặng của thai nhi (EFW), đường kính đo ngang bụng (TTD)... Khi các chỉ số siêu âm định kỳ đạt chuẩn, cho thấy bé yêu của bạn đang phát triển khỏe mạnh. Qua thăm khám, nếu có bất kỳ vấn đề nào, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ cách xử trí để hỗ trợ thai nhi phát triển tốt nhất.

Cứng bụng khi mang thai 3 tháng giữa

 

1.4. Mẹ bầu đi tiểu nhiều

Mẹ đi tiểu nhiều cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ thai nhi khỏe mạnh. Vì điều này là biểu hiện cho thấy cân nặng của em bé đã tăng lên, gây chèn ép vào bàng quang, khiến mẹ đi tiểu hơn 7 lần mỗi ngày trong đó tiểu đêm trên 2 lần cũng thường xuyên xảy ra. Số lượng lần đi tiểu của mẹ tăng tức là em bé trong bụng đang có sự phát triển về thể chất.

1.5. Mẹ tăng cân đều

Một trong những dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa mà mẹ có thể nhận thấy chính là cân nặng của mẹ tăng lên đều đặn. Cụ thể ở tháng thứ 4, mẹ bầu có thể tăng trung bình 2,5kg; ở tháng thứ 5 số cân nặng của mẹ có thể tăng thêm 3kg. Ở tháng thứ 6, mẹ tiếp tục tăng cân, có thể tăng thêm 4,5kg.

Mẹ bầu tăng cân là dấu hiệu tích cực cho thấy trẻ đang phát triển khỏe mạnh và lớn lên từng ngày. Do đó, mẹ nên theo dõi cân nặng của bản thân để biết được phần nào sự phát triển của con. 


Xem thêm: Cân nặng của bà bầu theo từng tháng thay đổi như thế nào?


1.6. Bầu ngực căng và to ra

Bầu ngực căng lên và to ra cũng là dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa thai kỳ. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do vòng 1 của mẹ đang phát triển nhanh để chuẩn bị tiết sữa cho con bú sau khi sinh. Điều này chứng minh bé đang phát triển khỏe mạnh và cơ thể mẹ đang cố gắng bắt kịp sự tăng trưởng này.

1.7. Bụng mẹ lớn hơn

Kích thước bụng của mẹ cũng sẽ tăng dần theo từng tháng cũng là dấu hiệu chứng tỏ thai nhi khỏe mạnh và phát triển ổn định. Ngoài ra, thể tích nước ối, bánh nhau, thể tích máu cũng như sự tăng cân tự nhiên cũng khiến bụng mẹ lớn hơn trước.

những dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa

 

2. Các dấu hiệu bất thường cần lưu ý ở 3 tháng giữa thai kỳ

Ngoài tìm hiểu các dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa, mẹ cũng nên lưu ý một số dấu hiệu bất thường, cần đi thăm khám ngay như: đau bụng, thường xuyên chóng mặt, chảy máu nhiều, da chuyển sang màu vàng, nôn nghén, chảy mồ hôi nhiều dù không phải trong mùa hè.

Cứng bụng khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Nhiều mẹ bầu lo lắng tình trạng căng cứng bụng khi mang thai 3 tháng giữa có sao không 

Tình trạng cứng bụng xảy ra là do trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi phát triển lớn hơn, làm tử cung của mẹ càng giãn rộng, gây chèn ép lên phần bụng của mẹ nên tạo ra cảm giác căng tức. Đây là hiện tượng bình thường mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng gặp phải.

Để giảm bớt sự khó chịu, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc nặng. Nếu có các dấu hiệu bất thường như đau đầu, chuột rút chảy máu vùng dưới… khi bị căng tức bụng thì mẹ bầu hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra.

 

3. Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa khỏe mạnh

Để chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng giữa tốt nhất, mẹ nên chú ý một số điều sau:

3.1. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và hỗ trợ thai nhi phát triển tốt, mẹ cần đặc biệt chú ý để chế độ ăn uống của mình. Trong khẩu phần ăn mỗi ngày cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất xơ, nâng cao đề kháng cho mẹ. 

Những điều kiêng kỳ khi mang thai 3 tháng giữa

 

Mẹ bầu cũng nên uống đủ nước từ 8 - 12 cốc nước mỗi ngày để ngăn ngừa mất nước, đồng thời giúp quá trình hấp thu dinh dưỡng trong cơ thể diễn ra tốt hơn.

Đặc biệt, mẹ hãy tiếp tục duy trì thói quen uống sữa bầu mỗi ngày để bổ sung đủ dưỡng chất, giúp mẹ có hành trình mang thai đầy thoải mái cũng như cung cấp nền tảng dưỡng chất tốt nhất cho thai nhi. Hiện nay, sữa bầu Frisomum Gold được nhiều mẹ bầu yêu thích. Công thức sữa có chứa magie và các vitamin nhóm B, mang đến mẹ nguồn năng lượng dồi dào giúp cơ thể mẹ khỏe khoắn, giảm mệt mỏi, căng thẳng, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa dễ và có được giấc ngủ ngon. Ngoài dinh dưỡng cho mẹ, sữa còn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi như Axit folic, canxi, DHA… hỗ trợ hình thành hệ thần kinh, hệ xương và tăng trưởng thể chất, để bé yêu phát triển toàn diện.

Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng giữa

 

Hơn nữa, chỉ số đường huyết thấp (GI=25) trong Frisomum Gold còn hỗ trợ mẹ kiểm soát cân nặng, hạn chế béo phì và giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Cùng với vị sữa thanh nhạt tự nhiên, gồm hương cam và vani thơm ngon, giúp mẹ uống ngon miệng mà không lo bị ngấy hay nghén.

3.2. Vận động nhẹ nhàng

Các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc kegel có tác dụng làm săn chắc cơ sàn chậu, làm giảm các triệu chứng khó chịu của thai kỳ như đau lưng, táo bón. Đồng thời, khi mẹ bầu vận động nhẹ nhàng trong giai đoạn 3 tháng giữa sẽ giúp tăng cường lượng oxy cho thai nhi, giúp bé phát triển tốt hơn.

3.3. Chú ý tư thế nằm ngủ

Ở 3 tháng giữa, vì bụng mẹ đã lớn hơn nên có thể sẽ làm mẹ khó ngủ. Để có giấc ngủ ngon, mẹ bầu nên ngủ nghiêng và kê gối giữa 2 chân. Ngủ với tư thế này mẹ thở tốt hơn và làm giảm áp lực lên tử cung tạo cảm giác thoải mái khi ngủ.

3.4. Sinh hoạt lành mạnh

Để có những dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa, mẹ cần phải sinh hoạt lành mạnh. Theo đó, mẹ nên:  

   • Tránh quan hệ tình dục mạnh trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa.

   • Kiêng các loại đồ uống có chất kích thích và các loại nước ngọt.

   • Không sử dụng thuốc lá, chất gây nghiện trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ.

3.5. Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ sẽ giúp cho mẹ cùng bác sĩ theo dõi được sự phát triển của thai nhi, Qua đó, bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra lời khuyên về dinh dưỡng, sinh hoạt, tính ngày dự sinh hoặc phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. 

các dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa thai kỳ

 

3.6. Tham gia các lớp học tiền sản

Mẹ bầu 3 tháng giữa nên tham gia các lớp học tiền sản nhằm trang bị đủ kiến thức về thai kỳ, sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh. Điều này sẽ giúp mẹ giảm bớt cảm giác lo lắng để tự tin với thiên chức mới của mình.

 

Bỏ túi các dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa sẽ giúp mẹ theo dõi và phần nào biết được sức khỏe của con. Lưu ý, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ nên thăm khám ngay và đừng quên ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để giúp mẹ khỏe, bé yêu phát triển tốt. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
sữa bầu nên uống lúc nào

Khi nào nên uống sữa bầu? Thời điểm uống sữa bầu tốt nhất

Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, sữa bầu được nhiều chị em lựa chọn, bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày, để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Tuy nhiên, nên uống sữa bầu vào thời điểm nào là tốt cho mẹ và bé? Bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp khi nào nên uống sữa bầu và uống như thế nào là đúng cách? Cùng tìm hiểu ngay nhé!