Nhảy đến nội dung
bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu

Axit folic cho bà bầu: Bổ sung thế nào cho an toàn, hiệu quả?

Axit folic là một dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai. Vậy làm thế nào để bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả? Xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

1. Axit folic là gì và vì sao lại quan trọng với mẹ bầu?

Axit folic hay còn được gọi là vitamin B9, có vai trò tạo ra tế bào mới và sản xuất DNA, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của con người. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung axit folic trước và trong quá trình mang thai để mẹ có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cụ thể, axit folic mang đến các lợi ích sau:

1.1. Lợi ích với mẹ bầu

  • Phòng ngừa tình trạng thiếu máu: Axit folic giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ.
  • Giảm nguy cơ sảy thai, sinh non: Vi chất axit folic duy trì sự phát triển của phôi thai, giúp mẹ trải qua một thai kỳ an toàn.
  • Ngăn ngừa một số bệnh lý: Bổ sung axit folic cho bà bầu cũng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như chứng mất trí nhớ, nghe kém, giảm dấu hiệu lão hóa, xương yếu, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh,...

1.2. Lợi ích với thai nhi

  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Axit folic giúp bé giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống, hở hàm ếch, không có xương sọ và não bộ,…và các bệnh lý liên quan đến tim mạch sau này.
axit folic cho bà bầu

2. Mẹ bầu nên bổ sung bao nhiêu axit folic là đủ?

Nhu cầu axit folic trung bình ở nữ giới trước khi mang thai là 400mcg/ ngày và nhu cầu này tăng lên trong thai kỳ mang thai. Cụ thể, hàm lượng axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu là 400mcg/ ngày; khi tháng thứ 4 đến tháng thứ 9, lượng axit folic cần thiết cho bà bầu là 600mcg/ ngày và khi cho con bú thì hàm lượng axit folic cần là 500mcg/ ngày.

>> Xem thêm: Những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu

Trường hợp mẹ đã từng sinh con bị dị tật ống thần kinh thì cần bổ sung lượng axit folic lớn hơn theo chỉ định của bác sĩ. Để biết chính xác lượng axit folic phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, tốt nhất là mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

3. Bà bầu uống thừa axit folic có sao không?

Câu trả lời là “Có”. Dư thừa axit folic có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn hệ thần kinh ở mẹ và thai nhi, mẹ bị rối loạn tiêu hóa hay thai nhi nhẹ cân, chậm phát triển trí não… Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên bổ sung theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định.

4. Cách bổ sung axit folic cho bà bầu

Dưới đây là một số cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn: 

4.1. Qua thực phẩm giàu axit folic

Bổ sung axit folic bằng thực phẩm tự nhiên là cách an toàn được nhiều mẹ bầu áp dụng. Vậy axit folic cho mẹ bầu có trong thực phẩm nào? Đó là:

  • Sữa: Mẹ nên bổ sung sữa bầu, bởi bên cạnh axit folic, sản phẩm này còn bổ sung những dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ như sắt, canxi, protein,...

Bật mí cho mẹ là trong sữa bầu Friso® Gold Mum có chứa 480 mg axit folic/ 100g sản phẩm, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé và mẹ. Sữa còn hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ nhờ chứa canxi, DHA,,...

Đồng thời, sản phẩm hỗ trợ mẹ dễ tiêu hóa, giảm căn thẳng và có thêm năng lượng nhờ thành phần magie và vitamin nhóm B trong sữa. Bên cạnh đó, khi uống sữa mẹ vẫn kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ nhờ chỉ số đường huyết thấp (GI=25). Đặc biệt, Friso® Gold Mum có hương vị thanh nhạt, thơm ngon, mẹ bầu uống ngon miệng mà không sợ nghén.

acid folic cho bà bầu

>> Mẹ tham khảo thông tin chi tiết và đặt mua Friso® Gold Mum chính hãng TẠI ĐÂY.

  • Lòng đỏ trứng: Ngoài cung cấp nhiều axit folic cho bà bầu và thai nhi, lòng đỏ trứng gà còn bổ sung protein, chất béo các khoáng chất như kali, kẽm, sắt,... cần thiết trong thai kỳ.
  • Bông cải xanh: Là một thực phẩm giàu axit folic, bông cải xanh được nhiều mẹ bầu thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày để bổ sung thêm dưỡng chất này. Ngoài ra, loại rau này còn giàu chất xơ giúp mẹ cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón thai kỳ.
  • Măng tây: Trung bình 5 cây măng tây chứa khoảng 1000 mg axit folic . Ngoài ra, măng tây cũng rất giàu chất xơ giúp thai phụ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
  • Rau bina: Ngoài cung cấp ⅓ lượng axit folic cần thiết mỗi ngày, rau bina còn giàu các loại vitamin và khoáng chất khác như kẽm, magie, sắt,... rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 
  • Các loại hạt: Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, óc chó, macca, đậu phộng chứa nhiều folate. Đồng thời, các loại hạt này còn cung cấp omega 3 tốt cho quá trình phát triển trí não của bé.
  • Ngũ cốc: Ngũ cốc là một trong những loại thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Mẹ có thể sử dụng ngũ cốc với sữa chua vào buổi sáng để bổ sung axit folic cho cơ thể.
  • Trái cây: Ngoài mùi vị thơm ngon thì những loại hoa quả như cam, bơ, chuối còn là nguồn thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu. Ngoài ra, chúng còn bổ sung vitamin C giúp làm tăng tốc độ và mức độ hấp thu của cơ thể.
bà bầu uống thừa axit folic có sao không

4.2. Qua viên uống chứa axit folic

Ngoài thực phẩm tự nhiên, mẹ bầu cũng có thể bổ sung axit folic thông qua viên vitamin tổng hợp có chứa dưỡng chất này. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, mẹ bầu nên tham khảo bác sĩ về sản phẩm và liều lượng phù hợp. 

Ngoài ra, trong quá trình bổ sung axit folic mẹ bầu cần lưu ý:

  • Không nên uống chung với nước chè, cà phê, rượu,... để tránh cản trở quá trình hấp thu.
  • Không nên dùng cùng lúc với thuốc kháng sinh nhóm
  • Tetracyclin và thuốc kháng acid.
  • Khi sử dụng viên uống mẹ bầu nên dùng vào giữa hai bữa ăn, không nên uống vào buổi tối vì sẽ gây mất ngủ.

Nhìn chung, việc bổ sung axit folic cho bà bầu là cần thiết để mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển tốt. Tuy nhiên, khi bổ sung axit folic, đặc biệt là viên uống mẹ cần phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì để vào con

3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì để mẹ và bé khỏe mạnh?

3 tháng đầu (hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ nhất) là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh rất cần thiết để mang đến cho bé yêu nền tảng dinh dưỡng đầy đủ. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, không nên ăn gì?