Nhảy đến nội dung
dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Dấu hiệu sớm và cách khắc phục

Nếu chẳng may trẻ bị chậm phát triển trí tuệ thì việc nhận biết dấu hiệu sớm sẽ phần nào tăng tỷ lệ khắc phục kịp thời, giúp con yêu cải thiện trí não. Hãy cùng Friso tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này ở trẻ để có thêm kiến thức nuôi con hữu ích hơn qua bài viết sau đây nhé!

1. Trẻ phát triển trí tuệ chậm là gì?

Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng não bộ của trẻ bị giới hạn một số chức năng trong đối thoại, hành xử, học tập, vận động,… Từ đó khiến chỉ số thông minh của con ở dưới mức trung bình (thấp hơn 70 đến 75), dẫn đến thiếu sót khả năng kiểm soát hành vi tiêu cực của bản thân. Đây cũng là lý do làm cho trẻ kém phát triển trí não thường dễ bị kích động dù là trong tình huống bình thường nhất.

2. Nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

Các biểu hiện cho thấy trẻ chậm phát triển trí não mà mẹ có thể tham khảo:

  • Phản ứng kém nhạy bén khi nghe tiếng gọi, âm thanh lớn,... 
  • Khả năng học hỏi, tiếp thu kiến thức, ghi nhớ chậm hơn bạn bè.
  • Nói năng không rõ ràng.
  • Kém tập trung, khó hiểu, thiếu khả năng suy nghĩ logic.
  • Luôn cần sự giúp đỡ trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, vệ sinh, mặc quần áo,...
trẻ chậm phát triển trí tuệ

 

Tình trạng chậm phát triển trí não được chia thành 4 cấp độ: 

  • Mức nhẹ: Chỉ số IQ của trẻ trong khoảng 50-75. Con cần nhiều thời gian hơn bạn bè để học kỹ năng giao tiếp. Đặc biệt, trẻ thường gặp trở ngại trong việc đọc và viết. 
  • Mức trung bình: Chỉ số thông minh của con dao động từ 35-55. Trẻ khá chậm trong các hoạt động sinh hoạt, học tập nên cần được trông nom, giám sát kỹ hơn.
  • Mức nặng: Chỉ số IQ của trẻ chỉ từ 20-40. Dù có thể học giao tiếp, tự chăm sóc bản thân nhưng con vẫn cần sống trong các nhà tập thể để được giám sát.
  • Mức rất nặng: Trường hợp này hệ thần kinh của trẻ bị tổn thương, với chỉ số thông minh dưới 20-25. Con cần cha mẹ giúp đỡ, hướng dẫn học kỹ năng giao tiếp cơ bản và tự chăm sóc bản thân.

3. Nguyên nhân trẻ bị chậm phát triển trí tuệ do đâu?

Tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ chủ yếu xảy ra trong thời kỳ mang thai, khoảng thời gian lúc sinh hoặc trong môi trường sống của trẻ khi lớn lên, do các nguyên nhân sau:

3.1. Yếu tố di truyền

Trẻ có bố mẹ gặp vấn đề về thần kinh thường dễ mắc chứng chậm phát triển về trí tuệ. Ngoài ra, bố mẹ mắc bệnh Phenylceton gây ra rối loạn chuyển hóa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. 

3.2. Do gặp chấn thương hoặc bệnh tật

Ở những năm đầu đời, sức đề kháng của trẻ còn yếu ớt, không có khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh. Nếu không được tiêm chủng phòng ngừa các bệnh như thủy đậu, sởi,... thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh là rất cao, tiềm ẩn nguy cơ gặp biến chứng ảnh hưởng đến não bộ. Chưa kể, nếu phần não của trẻ bị viêm, nhiễm trùng hoặc chịu tác động mạnh do tai nạn, té từ trên cao xuống thì nhiều khả năng con phát triển trí não kém.

3.3. Tác động từ môi trường

Trí tuệ của trẻ bị ảnh hưởng do môi trường sống bị ô nhiễm, chứa nhiều chất độc hại. Ngoài ra, chịu đựng bạo lực, thiếu thốn tình yêu thương khiến sức khỏe tinh thần giảm sút cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ.

3.4. Ảnh hưởng khi mang thai 

Mẹ bầu thường xuyên hít khói thuốc lá, sử dụng bia rượu, ăn uống không đủ chất… thì nhiều khả năng làm trẻ suy giảm trí tuệ. 

nguyên nhân trẻ bị chậm phát triển trí tuệ

 

4. Trẻ chậm phát triển trí tuệ phải làm sao? 

Nhiều cha mẹ ôm nỗi niềm trẻ phát triển trí não kém có chữa được không? Thực tế, tình trạng này khó điều trị khỏi hoàn toàn. Dù vậy, nếu được nhận biết sớm và can thiệp kịp thời thì có thể giúp trẻ cải thiện trí não. Cụ thể, mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

4.1. Đưa trẻ đi thăm khám với chuyên gia tâm lý

Áp dụng liệu pháp tâm lý có thể giúp phát hiện những biểu hiện tâm lý bất thường, khắc phục tình trạng trẻ lo âu, sợ hãi không rõ nguyên nhân. Do đó, khi thấy con có dấu hiệu kém trí tuệ, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để kiểm tra, đánh giá mức độ chậm phát triển và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp. 

4.2. Bổ sung các thực phẩm tốt cho trí não

Mẹ nên ưu tiên bổ sung vào chế độ ăn uống của con các thực phẩm giàu chất béo Omega-3 (như cá hồi cá thu,...), thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (như rau củ, các loại đậu, trứng,...) hỗ trợ trẻ phát triển trí não. 

 

4.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp

Trẻ chậm phát triển trí tuệ nên được nhận giáo dục tại các trường đặc biệt ngay từ khi được 3 tháng tuổi. Tại đây, con sẽ được học các kỹ năng cơ bản như ăn uống, học chữ, số, giao tiếp cùng các hoạt động xã hội, ngoại khóa. Ngoài ra, chương trình học sẽ được áp dụng tùy theo mức độ chậm phát triển của trẻ. Chẳng hạn như trường hợp trẻ ở mức vừa phải đến nặng thì cần sống tại trung tâm cộng đồng để được giám sát và chăm nom tốt hơn. Với trẻ chậm phát triển mức độ nhẹ, kết hợp với sự giáo dục từ nhà trường, phụ huynh cũng cần tạo môi trường gần gũi, nhiều yêu thương kết hợp các biện pháp phù hợp để giúp con cải thiện tình trạng này.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi để trẻ phát triển khỏe mạnh

4.4. Biện pháp hỗ trợ trẻ kém phát triển trí tuệ tại nhà

Cha mẹ có thể áp dụng cách chăm sóc trẻ chậm phát triển tại nhà như sau:

  • Luôn theo sát tiến độ học tập của con ở trường và cuộc sống của trẻ hằng ngày.
  • Cho trẻ giao tiếp xã hội nhiều, gặp gỡ người lớn và học cách chào, chơi cùng các bé khác.
  • Cùng chơi với con, đọc truyện, kể chuyện hàng ngày cho trẻ nghe.
  • Hướng dẫn trẻ những hoạt động từ đơn giản đến phức tạp. Để tránh việc trẻ khó tiếp thu ngay một lúc, cha mẹ có thể chia nhỏ ra và sau đó lặp đi lặp lại nhiều lần cho trẻ nhớ.
  • Cho trẻ tham gia vào các hoạt động khác như hát, nhảy, hoặc vẽ tranh nhằm giúp trẻ cải thiện các kỹ năng xã hội.
  • Đừng quên khen ngợi con khi trẻ làm được việc tốt gì đó để con tự tin hơn.
  • Khuyến khích con thử những điều mới trong cuộc sống mới giúp trẻ dạn dĩ thể hiện bản thân.
  • Theo dõi, chú ý đến các hành vi tiêu cực của trẻ để tìm cách khắc phục hoặc tìm tư vấn từ các chuyên gia.

5. Phòng ngừa tình trạng chậm phát triển ở trẻ 

Để phòng tránh tình trạng trẻ chậm phát triển, mẹ cần lưu ý những điều quan trọng sau:

  • Chăm sóc tiền sản khoa học để giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ nên chú ý ăn uống đa dạng thực thực phẩm, nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng. Đặc biệt, đừng quên duy trì thói quen uống 2 ly sữa bầu Frisomum Gold mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho bé yêu. Nổi bật như DHA giúp con phát triển não và mắt tối ưu, Axit Folic hỗ trợ trẻ phát triển hệ thần kinh não bộ, giảm tỷ lệ dị tật ống thần kinh gây chậm phát triển trí tuệ, vi chất Iốt điều chỉnh quá trình phát triển hệ thần kinh trung ương của con.
trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không

 

  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thủy đậu, bệnh sởi,... cũng như các bệnh ảnh hưởng đến chức năng não bộ, trí tuệ.
  • Thực hiện kiểm tra sàng lọc về phát triển cho trẻ giúp khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, nhằm điều chỉnh, bổ sung hệ dưỡng chất đầy đủ giúp con phát triển toàn diện.
  • Giữ môi trường sống trong lành, cho trẻ tránh xa những nguy cơ độc hại.
  • Mẹ cần thực hiện khám thai định kỳ để kiểm tra, theo dõi, đảm bảo con yêu phát triển khỏe mạnh.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp mẹ có thêm thông tin tổng quát hơn về tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý việc phát hiện sớm nguyên nhân làm cho trẻ bị chậm phát triển tâm thần để có hướng xử trí can thiệp đúng lúc giúp phục hồi trạng thái tâm thần về bình thường.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
bà bầu ăn gì để con thông minh

Mẹ bầu ăn gì để con thông minh từ trong bụng mẹ?

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã bắt đầu có sự phát triển về nhận thức. Vì vậy mà hầu hết các mẹ bầu đều mong muốn dành những điều tốt nhất để con có chỉ số IQ cao ngay từ khi mới chào đời. Để phát triển trí thông minh cho thai nhi, ngoài yếu tố di truyền, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để con thông minh? Đừng bỏ lỡ bài viết này mẹ nhé!