Nhảy đến nội dung
chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi đúng cách để con khỏe mạnh, phát triển tốt

Khi được 3 tháng tuổi, không chỉ cơ thể bé trở nên linh động, hoạt bát hơn mà còn xuất hiện nhiều phản ứng đa dạng mỗi ngày. Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi đúng cách và khoa học để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

1. Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Để chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đúng cách thì việc đầu tiên mẹ cần làm chính là phải nắm rõ sự phát triển của trẻ ở độ tuổi này:

   • Về chiều cao, cân nặng: Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ 3 tháng tuổi có cân nặng dao động khoảng 5,2kg - 6,6kg với bé gái và 5,7kg - 7,2kg với bé trai. Chiều cao nằm trong mức từ 55,6cm - 64cm.

   • Về khả năng vận động: Cơ thể trẻ 3 tháng tuổi đã cứng cáp hơn trước nên đã có khả năng nâng đầu lên cao một góc 45 độ khi nằm sấp. Đồng thời, trẻ còn có thể linh hoạt điều khiển bàn tay để với lấy đồ vật, cầm nắm đồ chơi, vỗ tay…

   • Về ngôn ngữ: Trong giai đoạn này, bé đã có thể giao lưu bằng cách bập bẹ, nói chuyện ê a để đáp lại những gì bé nghe được, thậm chí bật cười thành tiếng khi trò chuyện hoặc chơi đùa cùng bố mẹ.

   • Về phản ứng của các giác quan: Sự thay đổi về các giác quan như thính giác, thị giác dần rõ rệt hơn khi bé biết quay đầu hướng về phía phát ra âm thanh, nhận biết được vật thể gần - xa, ghi nhớ và nhận diện các khuôn mặt khác nhau.

cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi

 

2. Mách mẹ 8 bí quyết chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi 

Để bảo vệ sức khỏe và giúp trẻ phát triển tốt, mẹ đừng bỏ qua những chia sẻ về cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi dưới đây:

2.1. Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé

Giai đoạn này trẻ cần được mẹ cho bú khoảng 5 lần mỗi ngày và với mỗi kg cân nặng là khoảng 150ml sữa (trung bình 900ml sữa/ngày, khoảng 170 - 200ml/lần).

Trong trường hợp mẹ không có hoặc thiếu sữa cho bé bú, mẹ có thể lựa chọn thay thế bằng sữa công thức, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu và nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Lưu ý, mẹ nên chọn sữa có hương vị thanh nhạt dễ uống, đạm sữa mềm, nhỏ để bé dễ dàng hấp thu và tiêu hóa. Tránh cho bé uống sữa tươi, nước trái cây hoặc ăn dặm quá sớm có thể làm tổn thương đến hệ tiêu hóa non nớt và nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  >> Xem thêm: Những dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ nên biết

2.2. Giữ cho trẻ ngủ ngon và sâu giấc

Thông thường, trẻ 3 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 15 tiếng mỗi ngày, trong đó trẻ bắt đầu ngủ dài hơn vào ban đêm với một giấc có thể lên đến 10 - 12 tiếng đồng hồ. Vì thế, để giúp bé ngủ ngon và sâu giấc, bên cạnh việc chú ý đến những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng đi ngủ (như dụi mắt liên tục, không còn muốn chơi, đòi bú ngay cả khi chưa đói), mẹ hãy thử vài cách sau:

   • Giữ không gian ngủ của bé yên tĩnh, có lượng ánh sáng phân bổ phù hợp.

   • Không nên đánh thức bé dậy để cho bú hay thay tã nếu bé đang ngủ ngon.

   • Khi bé thức giấc, mẹ tránh mở đèn quá sáng hay tạo ra âm thanh ồn ào để bé dễ ngủ lại.

   • Thường xuyên kiểm tra lưng, bụng của trẻ để điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp.

chăm sóc bé 3 tháng tuổi

 

2.3. Chú ý đến vấn đề răng miệng

Sốt, chảy nước dãi, thường xuyên gặm nhấm đồ vật, quấy khóc, chán ăn là những triệu chứng điển hình khi trẻ 3 tháng tuổi bước vào giai đoạn mọc răng sữa. Lúc này, bố mẹ cần giúp con giữ vệ sinh răng miệng và chăm sóc toàn thân, nếu trẻ có biểu hiện sốt cao cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.

2.4. Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi cần đảm bảo an toàn

Áp dụng các biện pháp an toàn mọi lúc mọi nơi là cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi quan trọng mẹ không nên bỏ qua. Bởi thời điểm này, các cử động và hoạt động của trẻ đã tăng lên nên rất dễ bị ngã. Vì vậy, bạn tuyệt đối không để bé trên giường một mình mà nên cho bé vào trong cũi hoặc đặt trên mặt phẳng. Đồng thời, thuốc, các vật nhọn, kích thước nhỏ, nước nóng,... cũng nên đặt ngoài tầm với của trẻ.

2.5. Quan sát màu sắc phân của trẻ

Trong khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi, thông qua màu sắc của phân mẹ có thể phát hiện được con đang khỏe mạnh hoặc có mắc các bệnh về đường tiêu hóa hay không. Cụ thể:

   • Màu vàng: Là màu phân bình thường ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, có màu vàng sệt, ướt, mùi hơi chua và có hạt trắng.

   • Màu vàng nâu hoặc nhạt: Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường đi tiêu ra phân nhão, màu nâu, vàng nâu hoặc xanh lá cây, đặc, nặng mùi, có lẫn hạt trắng.

   • Màu đen: Có thể là dấu hiệu chảy máu từ dạ dày hoặc ruột non.

   • Màu đỏ tươi: Dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị táo bón do có vết rách ở hậu môn.

  >> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt trắng có sao không?

Khi phát hiện trẻ đi phân có màu sắc bất thường, trước tiên bố mẹ hãy xem bé đã ăn những gì, từ đó quan sát và thay đổi nguồn thực phẩm (nếu có). Nếu thấy tình trạng này thường xuyên lặp lại, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

cách chăm trẻ 3 tháng tuổi

 

2.6. Thường xuyên giao tiếp với trẻ

Những hoạt động tương tác như trò chuyện, chơi đùa không chỉ tăng cường sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái, mà còn góp phần kích thích sự phát triển các giác quan của trẻ. Hãy chơi trò ú òa, thực hiện các cử chỉ hay biểu cảm thú vị để bé cười, cho bé nghe nhạc… Hoặc chỉ đơn giản là trong khi nói chuyện, bố mẹ chú ý điều tiết âm thanh lên xuống nhịp nhàng hoặc ngân nga những bài hát, đoạn thơ có tiết tấu vui vẻ khiến bé thích thú.

2.7. Tập cho trẻ nằm sấp

Đây là cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi giúp tăng cường sức mạnh cho phần thân trên. Bằng cách đặt trẻ nằm sấp trên một tấm thảm, mặt sàn phẳng và đưa ra các món đồ chơi yêu thích vừa khuyến khích trẻ vươn người với lấy, vừa tăng thời gian nằm lâu hơn. Song, để tránh trẻ bị trớ sữa hoặc trào ngược axit, mẹ nên chờ khoảng 1 giờ sau khi ăn rồi mới hãy cho trẻ nằm sấp.

2.8. Tạo không gian tươi vui mỗi khi tắm cho trẻ

Việc tạo không gian tươi vui khi tắm cho trẻ không chỉ làm con bớt sợ nước, mà còn giúp cả hai mẹ con có được những giây phút thư giãn tuyệt vời. Mẹ có thể hát, bật nhạc vui nhộn trong lúc tắm, hoặc dùng những miếng decal dán tường phòng tắm để bé cảm nhận màu sắc xung quanh. Ngoài ra, khi tắm trẻ thường ngọ nguậy nhiều và hay đạp nước trong khi tắm, mẹ không nên la mắng mà hãy chơi cùng bé để con luôn cảm thấy hào hứng, vui vẻ mỗi khi đến giờ tắm nhé.

3. Cần chú ý gì khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi?

   • Duy trì cho trẻ bú sữa mẹ đến khi trẻ 6 tháng tuổi, nhằm đảm bảo bé nhận được chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

   • Tạo cho trẻ có thói quen ăn ngủ, tắm và chơi đúng giờ.

   • Thường xuyên massage cho trẻ, đây là cách giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

   • Trong quá trình chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi, mẹ lưu ý không nên để ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt bé.

   • Thăm khám sức khỏe định kỳ và cho trẻ chủng ngừa đúng lịch.

cách chăm sóc bé 3 tháng tuổi

 

Hy vọng với những thông tin trên đây, bố mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi. Đây là thời điểm bé có nhiều sự thay đổi lớn về nhận thức và nhu cầu vận động. Vì thế, bên cạnh chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng, bố mẹ hãy là người bạn đồng hành cùng con để giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh, an toàn và luôn vui vẻ mỗi ngày nhé!\

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh mỗi ngày là bao nhiêu?

Nắm rõ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, cũng như đặc điểm giấc ngủ theo độ tuổi, phụ huynh dễ dàng theo dõi, quan sát và an tâm về sức khỏe của bé. Giai đoạn đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với khả năng phát triển trí tuệ, thể chất và tinh thần. Như vậy, trẻ sơ sinh ngày ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? Làm thế nào để trẻ ngủ ngon suốt đêm, không giật mình quấy khóc? Bố mẹ hãy cùng với Friso tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!