Nhảy đến nội dung
phân trẻ sơ sinh bị táo bón

Phân trẻ sơ sinh bị táo bón thế nào, mẹ biết cách phân biệt chưa?

Có nhiều cách nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh như quan sát biểu cảm của con khi đại tiện, đánh giá tần suất đi ngoài hoặc phổ biến hơn là “đoán bệnh” qua phân. Cụ thể, hình ảnh phân trẻ sơ sinh bị táo bón như thế nào? Mời cha mẹ tiếp tục tham khảo bài viết dưới đây để có lời giải đáp!

1. Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là “đẹp”, khỏe mạnh?

Trên thực tế, phân của trẻ thay đổi liên tục trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng sau khi sinh. Điều này khiến các mẹ bối rối, không biết phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường hoặc khi nào là bất thường để có biện pháp can thiệp phù hợp. Sau đây, Friso cung cấp thông tin về tình trạng phân của trẻ ở mỗi giai đoạn. Phụ huynh có thể tham khảo để đánh giá được trẻ đi phân có “đẹp”, khỏe mạnh không:

   • Vài ngày đầu sau sinh: Phân được thải ra đầu tiên ở trẻ mới sinh gọi là phân su, có màu đen, dạng sệt và dính. Sau đó, chuyển sang màu xanh, nâu hoặc vàng, ít có mùi hôi. 

   • Đối với trẻ bú sữa mẹ: Khi trẻ bú mẹ khoảng 3 ngày thì hình thái của phân bắt đầu thay đổi. Cụ thể, phân có màu sắc sáng hơn, như là màu vàng mù tạt hoặc màu xanh nâu. Phân lỏng, thỉnh thoảng xuất hiện hạt nhỏ lợn cợn và mùi hơi chua. 

   • Đối với trẻ bú sữa công thức: Phân của trẻ bú sữa công thức rất khác so với trẻ bú mẹ. Cụ thể, kích thước phân to hơn, phân có màu vàng, xanh nâu hoặc vàng nâu, đôi khi có hạt trắng lẫn bên trong và nặng mùi. 

   • Đối với trẻ ăn dặm: Tùy vào thức ăn được bổ sung, mẹ có thể nhìn thấy màu phân của trẻ sơ sinh thay đổi tương ứng (như nâu, vàng, xanh lá, đỏ, đen). Thêm vào đó, trẻ ăn dặm hay đi phân cứng, đặc, có mùi hôi và lợn cợn nhiều mảng thức ăn bên trong. 

hình ảnh phân trẻ sơ sinh bị táo bón

 

Như vậy, phân của trẻ sơ sinh hoàn toàn không cố định ở một kết cấu, hình thái hay màu sắc. Thay vào đó, phân có thể thay đổi thường xuyên tùy vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nếu phát hiện trẻ đi phân khác hơn bình thường, mẹ đừng vội lo lắng vì nếu là dấu hiệu trên đây thì vẫn cho thấy trẻ đang khỏe mạnh, không có vấn đề gì. 

Tuy nhiên, nếu như trẻ bị táo bón thì chắc chắn việc thay đổi của phân là một dấu hiệu bất thường. Cha mẹ nên nắm rõ tình trạng phân của trẻ lúc này thế nào, để có biện pháp can thiệp, giúp con khỏi bệnh càng sớm càng tốt.

2. Trẻ sơ sinh bị táo bón phân như thế nào?

Giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, cộng với chế độ dinh dưỡng nếu không hợp lý có thể khiến con gặp phải táo bón. Khi ấy, điều quan trọng trước tiên, cha mẹ nên nắm rõ dấu hiệu táo bón ở trẻ, nhất là tình trạng phân như thế nào để đánh giá mức độ nặng - nhẹ. Nhờ vậy, quá trình chăm sóc và khắc phục sau này được dễ dàng hơn. 

Theo đó khi bị táo bón, phân của trẻ thường có đặc điểm như sau:

2.1. Về hình dạng

Dựa vào thang phân loại táo bón của bệnh viện Bristol tại Anh, có ba mức độ về hình dạng của phân khi trẻ đi ngoài khó khăn, bao gồm:

   • Mức độ 1: Phân ở dạng cục nhỏ, rất cứng, rắn và khó đào thải ra ngoài. 

   • Mức độ 2: Phân thành khối bao gồm nhiều cục nhỏ dính vào nhau, bề mặt phân khô, rắn và sần sùi. 

   • Mức độ 3: Phân ở dạng khuôn, có nhiều vết nứt trên bề mặt do quá khô, thiếu nước. 

2.2. Về kích thước

Khi quan sát hình ảnh phân trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ có thể nhìn thấy kích thước của phân không đồng đều. Đôi lúc thì nhỏ, lổn nhổn và khô như phân thỏ. Nhưng, đôi lúc phân có thể lớn hoặc rất cứng, khiến trẻ đi ngoài khó khăn, đau và rát ở hậu môn. 

trẻ sơ sinh bị táo bón phân như thế nào

 

2.3. Về màu sắc

Đa phần trẻ táo bón là do cơ thể thiếu chất xơ nên khi đại tiện, phân có màu nâu, xanh đen hoặc đen sẫm. Nhiều trường hợp, trẻ có thể đi nặng lẫn máu đỏ - cũng là hậu quả của vết rách ở hậu môn hoặc bệnh trĩ khi trẻ rặn quá sức. 

2.4. Về mùi 

Phân của trẻ sơ sinh bị táo bón có mùi hôi khó chịu. Điều này là do phân bị ứ lại quá lâu trong trực tràng, không được đẩy ra ngoài nên dẫn đến lên men, sinh ra khí thối, nặng mùi. 

3. Cách khắc phục tình trạng phân vón cục, có mùi hôi do táo bón

Khi phát hiện trẻ bị táo bón thông qua đặc điểm phân thay đổi, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay để có hướng dẫn can thiệp phù hợp, giúp trẻ đi ngoài bình thường và khuôn phân tốt trở lại. Đa phần, biện pháp chăm sóc trẻ bị táo bón an toàn tại nhà được khuyến nghị bao gồm:

3.1. Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ là thức ăn giàu dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh mà còn dễ hấp thu và tiêu hóa. 

Theo đó, khi vào cơ thể của trẻ, dưỡng chất trong sữa mẹ kích thích nhu động ruột hoạt động, giữ nước trong phân, giúp phân trẻ sơ sinh bị táo bón trở nên mềm hơn, sệt, lỏng và nhuận tràng một cách tự nhiên. Đây cũng là lý do tại sao chuyên gia khuyến khích, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đồng thời đảm bảo cữ bú đều đặn để trẻ được tăng trưởng tốt, tiêu hóa khỏe và ít gặp phải táo bón. 

Đối với trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng bị táo bón, lúc này mẹ nên thay đổi ngay chế độ ăn của bản thân. Cụ thể, hãy bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, có tính mát như rau có màu xanh lá (mồng tơi, rau dền, rau đay, rau bina, ngọn khoai lang, diếp cá), các loại đậu, mận, đu đủ chín, sữa chua; đồng thời uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ cay, nóng để nâng cao chất lượng nguồn sữa, giúp trẻ khi bú được hấp thu đủ chất và đi ngoài dễ dàng. 

3.2. Đổi sữa công thức dễ tiêu hóa

Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón chủ yếu là do thành phần đạm trong sữa đã trải qua nhiều lần xử lý nhiệt, dẫn đến đạm bị biến tính và vì thế làm cho trẻ khó tiêu, táo bón. Để khắc phục vấn đề này, khuyến khích cha mẹ nên đổi sữa khác cho con. Trong đó, cần ưu tiên sản phẩm có đạm mềm, nhỏ, tự nhiên, đồng thời bổ sung thêm chất xơ để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, làm phân mềm, xốp và khắc phục táo bón ở trẻ.

3.3. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Một điều đặc biệt ở phân trẻ sơ sinh bị táo bón là màu sắc không tươi sáng như bình thường. Ngược lại, do chế độ ăn thiếu chất xơ nên phân thải ra có màu nâu, xanh đen hoặc đen sẫm, đôi khi lẫn máu khiến mẹ thêm lo lắng về tình trạng của con. Mặc dù vậy, nếu mẹ chủ động thay đổi chế độ ăn cho trẻ từ hôm nay thì có thể khắc phục được điều này!

Cụ thể, đối với trẻ đang thực hiện chế độ ăn bổ sung, phụ huynh nên cho con làm quen với táo, lê, kiwi, chuối, rau củ, các loại đậu, yến mạch, cà rốt, bí đỏ, sữa chua. Nhóm thực phẩm này rất giàu chất xơ, vừa hỗ trợ nhuận tràng tốt, vừa thay đổi hình thái của phân, giúp phân không còn sẫm màu, mềm, xốp và dễ dàng đẩy ra ngoài hơn. 

>> Mẹ có thể tham khảo thêm các loại thực phẩm tốt cho trẻ táo bón, đồng thời “bỏ túi” thực phẩm cần hạn chế để tránh bệnh nặng hơn tại đây:

   • Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Gợi ý 17 thực phẩm trị táo bón cho trẻ

3.4. Tắm nước ấm cho trẻ

Tắm nước ấm giúp tăng cường hoạt động của nhu động ruột, kích thích cơ vòng hậu môn, làm cho phân rắn trở nên mềm hơn. Nhờ vậy, trẻ cũng được đại tiện dễ dàng, trơn tru. Mẹ có thể cho con tắm nước ấm hoặc pha nước vào chậu, sau đó để trẻ ngâm khoảng 5 - 10 phút. Cách này hỗ trợ khắc phục táo bón an toàn, dễ thực hiện tại nhà phụ huynh có thể tham khảo. 

3.5. Xoa bụng cho trẻ

Đặt tay lên khu vực dạ dày, rốn và đại tràng của trẻ. Sau đó, dùng đầu ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 vòng. Thực hiện liên tục nhiều lần giúp trẻ cảm thấy nhẹ bụng, dễ chịu, đồng thời kích thích nhu động ruột co thắt, cho phân mềm và dễ đào thải hơn. 

trẻ sơ sinh bị táo bón phân như thế nào 5

 

Qua thông tin trên đây, hy vọng cha mẹ đã nắm rõ trẻ sơ sinh bị táo bón phân như thế nào. Nhìn chung, phân trẻ sơ sinh bị táo bón có thể vón cục, kích thước to, mùi hôi và sẫm màu hơn so với bình thường. Từ đặc điểm này, phụ huynh cũng phải can thiệp sớm hoặc đưa con đi khám với bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe của trẻ. 

Ngoài ra, mẹ có thể xem thêm bài viết trẻ sơ sinh bị táo bón hoặc nhiều bài viết liên quan khác TẠI ĐÂY để cập nhật kiến thức nuôi con hữu ích, giúp trẻ được khôn lớn khỏe mạnh!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét do đâu, xử lý thế nào?

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét là vấn đề khiến nhiều cha mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và cả thể chất của con. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cách xử lý khi trẻ gặp tình trạng này, mẹ cùng tìm hiểu để có thêm kiến thức chăm sóc bé yêu tốt hơn nhé!