Nguyên nhân và cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Bé 2 tháng tuổi bị táo bón mặc dù không phải là tình trạng hiếm gặp nh.... read more
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng chậm đi tiêu hoặc đi ngoài phân cứng. Dấu hiệu nhận biết là trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn hoặc lười ăn, kèm theo tình trạng chướng bụng. Mỗi lần đi tiêu, trẻ hay cong lưng, thắt chặt mông và nhăn nhó. Phân được thải ra rất to, có màu đen hoặc xám, đôi khi lẫn sợi tơ máu do hậu môn của bé bị tổn thương.
Sau đây là một số cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian được nhiều mẹ bỉm truyền tai nhau:
Đây là cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh theo dân gian được áp dụng phổ biến nhất. Theo đó, nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn, hỗ trợ cải thiện táo bón. Mỗi ngày, mẹ hãy ngâm hậu môn của bé trong nước ấm khoảng 1 - 2 lần, mỗi lần từ 5 - 10 phút có thể giúp trẻ đi ngoài tốt hơn.
Khi bị táo bón, massage bụng cho trẻ đều đặn giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Cách mát xa cho trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ có thể thử là:
Chụm ba ngón tay và đặt lên rốn của bé.
Xoay vòng tại chỗ theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, mở rộng vòng xoay cho đến khi cả ba ngón nằm gần hông phải của bé.
Chú ý lực mát xa bụng vừa phải. Điều này giúp thành phần trong ruột non dễ dàng di chuyển theo chiều dài của ruột. Nhờ đó, bé dễ đi tiêu và giảm tình trạng đầy bụng.
Ngoài bổ sung chất xơ dồi dào, rau mồng tơi còn có nhiều chất nhờn, hỗ trợ nhuận tràng rất tốt. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên (ăn dặm), bố mẹ có thể xay nhuyễn để nấu với cháo hoặc luộc nhừ cho con ăn.
Xem thêm: Cho trẻ ăn rau trị táo bón hiệu quả
Nho khô chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho nhu động ruột và hỗ trợ cải thiện tiêu hóa. Bố mẹ có thể cho con uống nước ép nho vào buổi sáng - đây là mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh từ 8 tháng tuổi trở lên được nhiều người áp dụng.
Chuẩn bị 4 - 5 quả nho khô.
Ngâm nho vào nước lọc và để qua đêm.
Sáng hôm sau, khi nho đã nở thì ép lấy nước cốt, sau đó cho bé uống.
Mật ong có tính nóng, giúp co thắt vòng cơ hậu môn và thải phân ra ngoài dễ dàng.
Pha mật ong với nước ấm theo tỷ lệ 2:1.
Nhúng tăm bông vào hỗn hợp, sau đó ngoáy vào ống hậu môn của trẻ khoảng 1cm.
Sau 10 - 15 phút, trẻ có thể đi ngoài thuận lợi.
Xem thêm: Có nên dùng mật ong trị táo bón cho trẻ sơ sinh không?
Tiếp tục là một cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh theo dân gian được nhiều mẹ mách nhau là sử dụng lá diếp cá. Theo đó, lá diếp cá có tính mát, chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, tăng đề kháng và cải thiện tình trạng nóng trong - một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón.
Chuẩn bị 15 lá diếp cá tươi, rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
Xay nhuyễn diếp cá với nửa cốc nước. Sau đó, nấu sôi hỗn hợp.
Để nguội và cho bé uống một ngày 2 lần, có thể giúp cải thiện triệu chứng táo bón.
Lưu ý: Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bú mẹ, mẹ nên uống nước diếp cá để giúp sữa mát hơn.
Chuối là một trong những loại trái cây tốt cho trẻ bị táo bón. Nguyên nhân là bởi chuối có chứa khoảng 3,1 gam chất xơ. Trong khi đó, chất xơ có tác dụng hỗ trợ phân di chuyển dễ hơn trong đường tiêu hóa, từ đó cải thiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Đu đủ không chỉ là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng cho trẻ ăn dặm mà còn có tác dụng cải thiện táo bón rất tốt. Theo đó, đu đủ giàu chất xơ, vừa chứa enzyme tiêu hóa papain, từ đó hỗ trợ nhu động ruột của đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn để giảm nhẹ chứng táo bón.
Trong bí đỏ (bí ngô) chứa nhiều chất xơ hòa tan Pectin có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, góp phần chống viêm và ngăn táo bón. Vì thế nấu cháo bí đỏ là cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian được nhiều mẹ áp dụng.
Trong bạc hà chứa thành phần tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ đi ngoài và giảm tình trạng chướng bụng.
Chuẩn bị 2 - 3 lá bạc hà tươi.
Rửa sạch với nước muối loãng và cho vào ấm giữ nhiệt.
Thêm vào 100 ml nước sôi, đậy nắp và hãm trong 15 phút.
Cho bé uống sau bữa ăn, nhất là khi trà còn ấm để kích thích đi ngoài nhanh chóng.
Khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng làm mềm và tăng trọng lượng của phân, từ đó thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón. Bố mẹ có thể nấu cháo khoai lang cho bé ăn từ 4 - 5 bữa mỗi tuần. Tuy nhiên, cần lưu ý cách này phù hợp với trẻ sơ sinh đã ăn dặm.
Nếu mẹ đang tìm hiểu đâu là mẹo dân gian trị táo bón trẻ sơ sinh thì hãy quan tâm đến hạt hẹ. Thành phần của hạt hẹ chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ trẻ đi ngoài dễ dàng.
Hạt hẹ rang vàng, sau đó tán thành bột mịn.
Hòa tan 5g bột với nước ấm và cho bé uống 3 lần/ngày
Áp dụng cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian này liên tục trong 10 ngày để thấy được kết quả.
Quả mơ rất giàu chất xơ, góp phần khắc phục và ngăn ngừa táo bón. Phụ huynh hãy xay nhuyễn quả mơ, pha loãng với nước và cho bé uống. Mặc dù nước mơ có vị hơi chua nhưng tốt nhất là mẹ không nên cho đường, bởi đây là gia vị nên tránh khi trẻ sơ sinh bị táo bón.
Sử dụng bồ kết để trị táo bón cho trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi là mẹo hay được nhiều mẹ áp dụng. Cách thực hiện đơn giản như sau:
Nướng 3 quả bồ kết, sau đó cho vào 500ml nước đun sôi, để nguội.
Cho nước bồ kết vào xi lanh và bơm vào hậu môn của trẻ.
Lúc này, nước bồ kết kích thích cơ hậu môn giãn nở và có độ trơn. Nhờ vậy, trẻ dễ dàng đi ngoài mà không đau đớn.
Vừng đen được sử dụng để cải thiện táo bón ở trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên. Lúc này, trẻ đã bắt đầu ăn dặm nên mẹ có thể rang thơm vừng đen, sau đó xay nhuyễn và trộn vào bột/cháo cho con ăn. Nguồn dinh dưỡng trong vừng, đặc biệt là chất xơ giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ bé đi ngoài thuận lợi.
Lưu ý khi trị táo bón cho trẻ theo mẹo dân gian Hiện nay, mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh chủ yếu được truyền miệng hoặc được sưu tầm và chia sẻ trên internet, sau đó nhiều phụ huynh đã tham khảo và áp dụng tại nhà. Điều này có nghĩa tính hiệu quả và an toàn của phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng khoa học. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không nên lạm dụng việc thụt rửa vì điều này có thể làm tổn thương hậu môn của bé. Tốt nhất, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian nào. Khi nào nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ? Khi trẻ gặp phải táo bón, có kèm một số dấu hiệu bất thường như nôn mửa, yếu người, lười ăn hoặc bú, có máu trong phân, bụng chướng to lên hoặc quấy khóc liên tục, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay với bác sĩ, tránh chủ quan vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con. |
Ngoài áp dụng mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ sơ sinh trên đây, bố mẹ có thể tham khảo thêm 5 cách sau để giúp trẻ đi ngoài dễ hơn:
Cho bé uống nhiều nước: Hãy tăng cữ bú mẹ nhiều hơn đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Lý do là sữa mẹ có 80% là nước, giúp bổ sung đủ nước trẻ cần và thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn. Đối với trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi, bố mẹ chỉ nên cho con uống vài thìa trong thời gian đầu. Sau đó, tăng lên khoảng 125 - 250 ml/ngày.
Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ khi bé bú mẹ bị táo bón: Mẹ hãy tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau mồng tơi, rau dền, rau chân vịt, các loại đậu, mận, sữa chua, đu đủ chín để sữa mẹ vừa “mát”, vừa giàu dinh dưỡng giúp trẻ tiêu hóa tốt và phát triển khỏe mạnh.
Chọn sữa có đạm mềm dễ tiêu cho bé: Trường hợp trẻ uống sữa công thức chứa đạm sữa kích thước lớn, hay bị biến tính do quá trình xử lý gia nhiệt nhiều lần, trẻ có thể dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón… Do đó, các mẹ nên ưu tiên tìm chọn các dòng sữa có chứa đạm mềm tự nhiên để phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé và cải thiện tình trạng táo bón.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn dặm của trẻ: Ngoài đảm bảo sữa là nguồn dinh dưỡng chính trong các bữa ăn dặm của trẻ, bố mẹ cũng phải bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, cà rốt, đu đủ, chuối, bí đỏ, quả mận khô, súp lơ xanh, ngũ cốc nguyên hạt giúp phân mềm, xốp, dễ dàng thải ra ngoài.
Cho trẻ tập thể dục mỗi ngày: Bố mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa trên giường, sau đó hai tay nắm nhẹ cổ chân của con và di chuyển lên xuống như khi đạp xe đạp. Áp dụng động tác này 2 lần ngày giúp cải thiện táo bón ở trẻ.
Bài viết trên đây đã chia sẻ 15 mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà. Đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng nhưng hiệu quả chưa được kiểm chứng khoa học. Do đó, cách tốt nhất khi trẻ bị táo bón, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, để được hướng dẫn điều trị và chăm sóc đúng cách.