Nhảy đến nội dung
massage cho trẻ sơ sinh

Cách massage cho trẻ sơ sinh tại nhà và lưu ý cần biết

Massage toàn thân là một trong những bí quyết nuôi con khỏe mạnh về tinh thần và thể chất được nhiều mẹ thông thái chia sẻ. Vậy mẹ đã biết cách massage cho trẻ sơ sinh đúng cách chưa? Nếu chưa thì hãy để Friso hướng dẫn chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

1. Lợi ích của việc massage cho trẻ sơ sinh đúng cách

Massage là hành động nhẹ nhàng vuốt ve cơ thể của trẻ, mang đến những lợi ích về sức khỏe như:

  • Điều hòa hơi thở giúp con thở đều nhịp hơn, đồng thời thúc đẩy tế bào thần kinh phát triển.
  • Giảm cortisol - hormone gây căng thẳng cho trẻ, giúp bé ngủ ngon và sâu hơn.
  • Giúp hệ xương của con phát triển tốt hơn.
  • Hỗ trợ lưu thông máu dễ dàng, tăng lượng máu trong hệ thống tuần hoàn của con.
  • Có lợi cho hệ miễn dịch và tiêu hóa của trẻ, giảm tỷ lệ cảm lạnh và tiêu chảy
  • Tăng tiếp xúc da chạm da với mẹ, cho con cảm giác rõ tình yêu thương của mẹ.
  • Giúp tăng nhận thức của con về cơ thể của mình (về vị trí và kích thước từng bộ phận).

Có nên massage cho trẻ sơ sinh khi con bị ốm, mệt mỏi không?

Mẹ không nên massage cho bé sơ sinh khi con có dấu hiệu mệt mỏi, đau ốm. Vì lúc này cơ thể của con rất nhạy cảm, nên việc xoa bóp có thể khiến bệnh của con nặng hơn, hoặc tăng khả năng trẻ bị cảm lạnh.

 

2. Thời điểm massage cho trẻ tốt nhất là khi nào?

Nhiều mẹ không khỏi thắc mắc massage cho trẻ sơ sinh trước hay sau khi tắm? Thời điểm massage cho trẻ tốt nhất là sau khi con tắm bởi đây là thời điểm cơ thể của con được thư giãn sau thời gian tắm rửa thoải mái nên dễ dàng tiếp nhận hiệu quả của việc massage mang lại.

3. Hướng dẫn cách massage toàn thân cho trẻ sơ sinh ăn ngoan, ngủ ngon

Mẹ có thể làm theo các cách massage cho trẻ sơ sinh sau đây để giúp con ngủ sâu, ăn ngoan hơn nhé:

3.1. Massage chân của trẻ

Massage chân thường xuyên và đúng cách cho con giúp phát triển hai chi dưới hoàn thiện. Cụ thể, mẹ thực hiện như sau: 

  • Đầu tiên, mẹ làm ấm bàn tay bằng 1 ít dầu massage. 
  • Sau đó vuốt nhẹ, nắn bóp bàn chân, cẳng chân và đùi của con theo hướng từ dưới lên trên kết hợp giúp con gập duỗi khớp gối và khớp háng.

3.2. Massage tay

Động tác xoa bóp tay cho trẻ sơ sinh giúp tăng lưu thông tuần hoàn chi trước, nâng cao khả năng hoạt động cơ của con. Vì thế, mẹ lưu lại cách xoa bóp cho con như sau nhé:

  • Xoa vuốt và nắn bóp toàn bộ cánh tay, cẳng tay và các ngón tay của con theo chiều từ trên vai trở xuống. 
  • Tiếp đến, mẹ thực hiện động tác gập rồi giang cánh tay, bàn tay cho con. 

3.3. Massage ngực và vai cho bé

Massage phần ngực và vai của con giúp hệ xương tại đây phát triển tốt kết hợp hỗ trợ tuần hoàn tim mạch. Mẹ có thể thực hiện 2 bài tập massage như:

  • Động tác mở cuốn sách: Mẹ dùng hai bàn tay vuốt ngực của con từ giữa sang hai bên.
  • Động tác chữ thập: Xoa nhẹ ngực của trẻ từ bả vai bên trái chéo xuống mạn sườn bên phải sau đó ngược lại. Thực hiện luân phiên 2 bên từ từ đều đặn.

3.4 Cách massage cho trẻ sơ sinh ở vùng bụng

Massage vùng bụp giúp tăng nhu động ruột và tiết dịch, hỗ trợ con đi ngoài dễ dàng hơn. Mẹ thực hiện xoa bóp vùng bụng cho con như hướng dẫn sau:

  • Đặt bàn tay lên phần bụng dưới bên tay phải của con, sau đó tiến hành xoa viền bụng con theo hình vòng tròn.

3.5 Massage cho trẻ ở đầu và mặt

Các động tác massage vùng đầu và mặt giúp cơ mặt của con được thư giãn, cho trẻ cảm giác an toàn, thoải mái. Cụ thể như sau:

  • Mẹ dùng các ngón tay vuốt ngang phần trán và cung lông mày của con từ giữa sang hai bên. 
  • Vuốt nhẹ 2 vành tay của con theo cung vành tai.
  • Làm động tác xoa nhẹ cả đầu của con.
massage cho trẻ sơ sinh

 

3.6. Massage phần lưng

Bài tập massage lưng hỗ trợ quá trình phát triển cơ bắp, xương sống cho con, cũng như giúp tăng tuần hoàn ở vị trí này. Đặc biệt, mẹ đừng quên các động tác xoa bóp như:

  • Để trẻ nằm sấp, sau đó dùng 2 tay vuốt dọc 2 bên cột sống của con theo chiều từ cổ xuống dưới.
  • Mẹ dùng các đầu ngón tay ấn và day nhẹ theo chiều vòng tròn ở vị trí dọc 2 bên cột sống của con theo chiều từ trên xuống dưới.

4. Massage cho bé sơ sinh mẹ cần lưu ý gì? 

Sau đây là một số lưu ý khi massage cho bé sơ sinh mà mẹ cần ghi nhớ:

4.1. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ massage 

Trước khi massage cho trẻ, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như dầu massage cho bé, khăn lau quần áo cho trẻ,...

4.2. Tạo không gian massage thoải mái

Để con tận hưởng quá trình massage thoải mái, mẹ nên chọn không gian có nhiệt độ ấm áp, đặt trẻ trên bề mặt phẳng thích hợp, trải tấm lót êm ái, mềm mại. Ngoài ra, có thể kết hợp trò chuyện với bé hoặc bật nhạc du dương cũng giúp con thấy dễ chịu hơn.

4.3. Thao tác massage nhẹ nhàng để trẻ làm quen

Khi bắt đầu massage cho trẻ sơ sinh, mẹ nên thực hiện các động tác vuốt ve nhẹ nhàng để trẻ dễ làm quen. Nếu trẻ khóc ít thì có thể dỗ đến khi con nít rồi tiếp tục xoa bóp. Trường hợp con khóc nhiều thì mẹ nên dừng việc massage. Vì không nên cố xoa bóp khi con không muốn hoặc lúc trẻ bị đói hoặc còn no.

4.4. Tránh làm tổn thương làn da của bé 

Làn da của bé yêu rất nhạy cảm nên mẹ cần lưu ý thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng, dứt khoát bằng phần đệm của ngón tay. Đặc biệt, mẹ nên tháo bỏ trang sức và làm ấm bàn tay trước khi xóa bóp cho trẻ sơ sinh. 

5. Các câu hỏi thường gặp

Sau đây là lời giải đáp cho những câu hỏi mẹ thường gặp khi massage cho bé sơ sinh:

5.1. Nên massage cho trẻ trong bao lâu?

Với từng độ tuổi nhất định, mẹ nên lưu ý thời gian massage cho bé sơ sinh phù hợp:

  • Với trẻ sơ sinh: 2 - 5 phút/ngày.
  • Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên: 8 - 10 phút/ngày.
  • Trẻ 10 tháng tuổi trở lên: 10 - 15 phút/ngày.
một số lưu ý khi massage cho bé sơ sinh

 

5.2. Có nên dùng dầu massage cho trẻ sơ sinh không? 

Để đảm bảo độ an toàn cho làn da của trẻ sơ sinh, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng dầu massage cho con. Đặc biệt, mẹ không sử dụng dầu massage dành cho người lớn hoặc có mùi thơm quá mạnh.

Bên cạnh việc massage cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cũng đừng quên chú trọng đến yếu tố dinh dưỡng để hỗ trợ bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trong đó, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khá non nớt và nhạy cảm, dễ mắc phải các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ không phù hợp.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
em bé 10 tuần tuổi

Sự phát triển của trẻ 10 tuần tuổi và cách chăm sóc tốt nhất

Trải qua một khoảng thời gian “tay ôm gối ấp”, hẳn là nhiều mẹ rất thắc mắc em bé 10 tuần tuổi nay đã biết làm gì? Bởi đây là giai đoạn trẻ phát triển rất nhanh về chiều cao, cân nặng lẫn não bộ, ngay cả khi đang ngủ. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ về sự phát triển của trẻ 10 tuần tuổi và bí quyết chăm sóc để đảm bảo con luôn khỏe mạnh.