Nhảy đến nội dung
trẻ thở mạnh khi ngủ có sao không

Trẻ nhỏ thở mạnh có sao không? Xử lý như thế nào?

Lần đầu làm cha mẹ, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của em bé cũng khiến phụ huynh lo lắng. Trong đó, mỗi khi trẻ nhỏ thở mạnh, thở nhanh làm không ít cha mẹ phân vân không biết con có gặp vấn đề sức khỏe nào không. Thấu hiểu điều này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến phụ huynh một số thông tin hữu ích!

1. Nhịp thở của trẻ khác gì so với người lớn?

Cha mẹ dễ dàng nhận thấy em bé thường thở mạnh hơn so với người lớn, cụ thể con có thể thở nhanh, tạm dừng lâu giữa các nhịp thở hoặc tạo ra nhiều tiếng động bất thường khi thở. 

Nguyên nhân là do cấu tạo sinh lý của trẻ chưa hoàn chỉnh như người lớn: chẳng hạn như so với người lớn, lỗ mũi, đường thở của bé hẹp hơn; thành ngực mềm hơn, dẫn đến quá trình trao đổi khí khó khăn hơn.

2. Trẻ thở như thế nào là bình thường?

Nhịp thở của em bé dao động trong khoảng 30 - 50 nhịp/phút (tương đương 100 - 160 nhịp tim/phút). Đến khi được 3 tuổi, nhịp thở bình thường của trẻ sẽ dần ổn định, rơi vào khoảng 20 - 30 nhịp/phút (tương đương 80 - 130 nhịp tim/phút). Bên cạnh đó, giữa các nhịp thở, bé có thể dừng lại tầm 5 giây hoặc lâu hơn, cha mẹ không nên quá lo lắng.

trẻ sơ sinh thở mạnh

Phụ huynh có thể tự kiểm tra nhịp thở và tiếng thở của con để an tâm hơn bằng cách:

  • Lắng nghe: Cha mẹ đặt tai của mình ở cạnh mũi hoặc miệng của em bé và lắng nghe âm thanh con thở. 
  • Nhìn: Đặt mắt của cha mẹ ngang bằng phần ngực của trẻ, sau đó từ từ quan sát chuyển động lên - xuống theo từng nhịp hít - thở của con. 
  • Cảm giác: Cha mẹ đưa má của mình áp nhẹ vào cạnh miệng và mũi của bé, rồi từ từ cảm nhận từng hơi thở của con.

3. Vậy trẻ thở mạnh có sao không? Dấu hiệu cho thấy trẻ thở mạnh bất thường

Như đã đề cập ở trên, bé thở mạnh hơn so với người lớn là một hiện tượng bình thường vì cấu tạo sinh lý của con chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu nhận thấy trẻ đột ngột thở mạnh bất thường thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe (chẳng hạn như co thắt ống dẫn khí, phù nề nắp thanh quản, khó thở, viêm phổi…), nhất là khi đi kèm những biểu hiện sau:

  • Nhịp thở ≥ 50 - 60 lần/phút hoặc ≥ 40 lần/phút (đối với trẻ > 3 tuổi).
  • Bé thở nặng nề, khò khè.
  • Ngực phập phồng khi bé thở.
  • Ho.
  • Sốt.
  • Chán ăn.
  • Quấy khóc.

4. Nguyên nhân khiến trẻ thở nhanh

Bên cạnh yếu tố liên quan đến cấu tạo sinh lý của em bé, hiện tượng trẻ thở mạnh còn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

4.1 Cảm cúm

Thở mạnh có thể là một trong những dấu hiệu thường gặp cho thấy trẻ đang bị cảm cúm. Theo đó, sức đề kháng của trẻ khá non yếu nên cơ thể chưa đủ sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ môi trường (như virus, vi khuẩn, bụi bẩn…). Vì vậy, bé rất dễ ốm vặt và mắc bệnh liên quan đến hô hấp.

Làm thế nào để tăng đề kháng, giúp con khỏe mạnh từ bên trong?

Cha mẹ có biết, đường ruột là nơi có hơn 70% cơ quan miễn dịch hoạt động. Chính vì vậy, chăm sóc đường ruột của trẻ khỏe mạnh là giải pháp hỗ trợ con có sức đề kháng tốt, hạn chế nguy cơ bị ốm vặt. 

Thấu hiểu điều này, Friso Gold Pro mới bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng đường ruột tự nhiên cho trẻ. Hệ dưỡng chất BioPro+ gồm bộ ba dưỡng chất HMO, Probiotics và GOS giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp xây dựng nền tảng đề kháng khỏe mạnh cho bé từ bên trong.

>> Mẹ có thể tìm mua sữa Friso Gold Pro chính hãng ngay TẠI ĐÂY.

nhịp thở bình thường của trẻ

>> Xem thêm: Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì?

4.2 Dị ứng

Cơ thể non yếu và nhạy cảm của trẻ có khả năng bị dị ứng với những yếu tố dễ gây mẫn cảm (như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú nuôi…) hoặc sự thay đổi đột ngột của môi trường sống (như thời tiết, nhiệt độ phòng…). Các nguyên nhân này khiến hệ hô hấp của bé bị kích ứng mạnh, dẫn đến tình trạng thở mạnh trong lúc ngủ.

4.3 Trẻ bị nóng

Khi nhiệt độ không khí quá cao, trẻ phải hít thở không khí nóng liên tục có thể ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của con. Từ đó, làm cho trẻ sẽ hít thở mạnh hơn bình thường, kèm sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau rát họng… 

4.4 Suy hô hấp

Suy hô hấp cũng là nguyên nhân làm trẻ thở mạnh, thở nhanh. Nếu nhận thấy tình trạng thở mạnh đi kèm các dấu hiệu như đổ nhiều mồ hôi, bỏ bú, quấy khóc, màu da tím tái… cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám.

4.5 Tư thế ngủ không phù hợp

Khi em bé nằm nghiêng một bên hoặc nằm sấp xuyên suốt giấc ngủ, đường thở có khả năng bị cản trở, dẫn đến thở mạnh và khó thở. Không những vậy, con còn dễ bị nghẹt thở nếu khu vực ngủ của con có nhiều đồ chơi, chăn gối; hoặc quần áo mang đi ngủ quá chật.

5. Làm gì khi trẻ có dấu hiệu thở mạnh?

Để giúp trẻ hít - thở thoải mái và có giấc ngủ ngon hơn, cha mẹ có thể thử áp dụng những phương pháp đơn giản sau:

5.1 Điều chỉnh lại tư thế ngủ cho con để bé dễ thở hơn

Theo khuyến nghị của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, tư thế ngủ an toàn nhất cho em bé là nằm ngửa trên mặt phẳng. Bởi lẽ, ngủ ở tư thế nằm ngửa giúp các cơ quan hô hấp, tiêu hóa không bị chèn ép lên nhau nhằm giảm bớt hiện tượng trẻ thở mạnh, nghẹt thở hoặc trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, cha mẹ nên xen kẽ cho bé nằm ngửa, nằm nghiêng sang phải và nghiêng sang trái để tránh hiện tượng đầu bẹp vì giữ tư thế nằm ngửa quá lâu.

trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường

5.2 Vệ sinh mũi cho bé

Các chất nhờn, bụi trong mũi của bé có thể ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp bình thường. Do vậy, cha mẹ hãy chủ động vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý. Cách thực hiện rất đơn giản là mẹ nhỏ khoảng 2 giọt nước muối vào mỗi bên mũi, mỗi ngày 2 - 3 lần.

6. Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Nếu nhận thấy bé thở mạnh, đi cùng một vài biểu hiện sau đây thì cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức: 

  • Trẻ thở gấp, dồn dập.
  • Bé bị sốt. 
  • Trẻ quấy khóc, chán ăn.
  • Khoảng ngừng giữa các hơi thở kéo dài hơn 5 giây/lần. 
  • Da chuyển sang tím tái. 
  • Bé phát ra tiếng khò khè.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc trẻ thở mạnh khi ngủ có sao không của cha mẹ. Nếu nhận thấy trẻ thở mạnh đi kèm các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để điều trị kịp thời, tránh làm con khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
sữa mát cho trẻ 6 12 tháng

Sữa mát là gì? Cách chọn sữa mát cho bé không lo táo bón

Với mong muốn cải thiện sức khỏe tiêu hóa giúp con hạn chế táo bón, nhiều mẹ đã lựa chọn sữa mát cho con uống. Tuy nhiên, mẹ đã hiểu rõ sữa mát là gì và nên chọn sản phẩm nào để trẻ vừa tiêu hóa khỏe vừa hấp thu tốt dưỡng chất chưa? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến mẹ những thông tin cần thiết để chọn sữa mát cho bé. Cùng theo dõi nhé!