Nhảy đến nội dung
trẻ hay đau bụng về đêm

Trẻ đau bụng về đêm là bệnh gì? Xử lý như thế nào?

Tình trạng trẻ đau bụng về đêm có thể do các nguyên nhân bệnh lý. Để tìm hiểu bé hay đau bụng về đêm là dấu hiệu của bệnh gì và cách xử lý như thế nào, mời mẹ cùng xem ngay bài viết sau đây nhé!

1. Nguyên nhân trẻ em bị đau bụng về đêm

Sau đây là một số nguyên nhân có thể làm trẻ bị đau bụng về đêm:

1.1 Khó tiêu, đầy hơi

Khi bị khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng trẻ thường bị đau bụng khi về đêm. Có thể kèm theo dấu hiệu ợ nóng, ợ chua, sau bữa ăn khá lâu nhưng con vẫn cảm thấy no,...

Nguyên nhân của tình trạng này có thể do con ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc dầu mỡ, ăn quá nhanh hoặc quá no, tác dụng phụ của thuốc,... hoặc do bé dùng sữa công thức đã trải qua gia nhiệt nhiều lần. Quá trình này khiến đạm sữa bị biến tính, vón cục, từ đó làm con bị khó tiêu và đầy hơi.

Để giúp bé êm bụng, tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh và có giấc ngủ ngon, Friso Gold đã sử dụng nguồn sữa chất lượng chứa đạm dễ tiêu. Đồng thời, trẻ cũng đi phân mềm, đều đặn và hạn chế các vấn đề về tiêu hóa nhờ Friso Gold ứng dụng Quy Trình Xử Lý Chỉ 1 Lần Nhiệt, giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm tự nhiên.

trẻ đau bụng về đêm

>> Mẹ mua ngay sữa Friso Gold chính hãng TẠI ĐÂY nhé.

1.2 Trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ đau bụng quanh rốn về đêm có thể do trào ngược dạ dày thực quản - hiện tượng các chất ở dạ dày bị đẩy lên thực quản. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, trẻ thường bị nôn trớ sau khi ăn hoặc uống sữa khoảng 15 phút, kèm theo các triệu chứng như biếng ăn, chậm tăng cân,... 

Tình trạng này có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý (hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ thắt thực quản chưa phát triển, tư thế bú không đúng,...) hoặc nguyên nhân bệnh lý (thoát vị cơ hoành, sa dạ dày mức độ nặng). 

1.3 Viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, viêm loét. Từ đó khiến trẻ bị đau bụng, chán ăn, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, đi phân đen hoặc ra máu,...

Nguyên nhân trẻ bị viêm loét dạ dày có thể do nhiễm khuẩn Hp, chế độ ăn uống không khoa học, di truyền từ bố mẹ,...

1.4 Hội chứng ruột kích thích

Khi bị hội chứng ruột kích thích, trẻ hay đau bụng về đêm kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi,... Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa được xác thực. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất hiện nếu con bị căng thẳng hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc cay.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

1.5 Táo bón

Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài khó khăn, ít hơn mọi khi với khuôn phân cứng. Nguyên nhân của chứng táo bón ở trẻ xuất phát từ thói quen nhịn đi cầu, chế độ ăn uống không đủ chất xơ, uống ít nước hoặc các bệnh lý như phình đại tràng bẩm sinh, dài đại tràng,...

trẻ đau bụng quanh rốn về đêm

>> Xem thêm: Trẻ bị táo bón nên ăn gì?

1.6 Sỏi mật

Sỏi mật là hiện tượng các chất như muối, cholesterol, chất béo,... tích tụ thành sỏi và hình thành trong mật. Từ đó gây ra các triệu chứng trẻ thường gặp như đau bụng sau bữa ăn, quấy khóc thường xuyên, nôn trớ,... 

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng sỏi mật ở trẻ em. Tuy nhiên, có thể xác định một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh gan, béo phì, bệnh Crohn,... Ngoài ra, trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là giun đũa có thể tạo điều kiện thuận lợi để hình thành sỏi trong túi mật.

1.7 Ngộ độc thực phẩm

Trẻ có thể bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải thực phẩm ôi thiu hoặc thức ăn nhiễm khuẩn, virus gây bệnh. Khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ thường có các triệu chứng như đau bụng về đêm, buồn nôn, tiêu chảy, nôn trớ, ho, khó thở, co giật, đờm nhớt… Các dấu hiệu bệnh diễn ra trong vài giờ sau khi ăn phải thực phẩm ô nhiễm và có thể kéo dài đến vài ngày.

1.8 Sỏi thận

Sỏi thận là tình trạng các tinh thể vô cơ trong nước tiểu kết tinh thành những phân tử rắn. Nguyên nhân gây bệnh có thể do thói quen ăn uống không khoa học, nhiễm khuẩn tiết niệu mạn tính,... 

Dù tỷ lệ trẻ em mắc bệnh sỏi thận khá thấp và chưa rõ nguyên nhân nhưng phụ huynh nên theo dõi sức khỏe của con và đưa trẻ thăm khám ngay khi có các triệu chứng như đau bụng, đau thắt lưng bất thường,... 

2. Trẻ đau bụng về đêm có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp, cơn đau bụng ở trẻ em có thể là tình trạng bình thường và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cơn đau bụng về đêm có thể cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng nếu trẻ:

  • Bị đau ở vị trí phía bên phải dưới rốn.
  • Cơn đau kéo dài hơn 24 giờ.
  • Mức độ đau của con tăng dần theo thời gian.
trẻ sơ sinh bị đau bụng về đêm

3. Làm gì khi bé hay đau bụng vào ban đêm?

Có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng về đêm. Để xoa dịu cơn đau và giúp con dễ ngủ hơn, bố mẹ có thể chườm ấm bụng cho bé. 

Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau bụng kèm theo những triệu chứng bất thường khác như nôn, đi ngoài ra máu, tiểu buốt/rắt,...thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Bố mẹ lưu ý tuyệt đối không tự ý cho con uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng trẻ đau bụng về đêm và phương hướng xử lý phù hợp. Bên cạnh có chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám khi con có dấu hiệu đau bụng bất thường nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết

Trẻ bị mụn sữa nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách trị

Mụn sữa ở trẻ có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào để cải thiện tình trạng là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ dấu hiệu và cách trị mụn sữa cho trẻ hiệu quả, an toàn. Cùng tìm hiểu nhé!