Nhận biết các dấu hiệu chướng bụng ở trẻ nhỏ
Nhận biết sớm các dấu hiệu chướng bụng ở trẻ nhỏ rất quan trọng để bố .... thêm
Nhiễm khuẩn đường ruột hay còn gọi là viêm đường ruột là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở trẻ em. Căn bệnh do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ và gây tình trạng đau quặn bụng, tiêu chảy cấp tính, đi tiêu dạng phân nước liên tục trong vài ngày, thậm chí có nhầy máu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 ở trẻ em. Mỗi năm ước tính có khoảng 525.000 trẻ em trên toàn thế giới tử vong do các bệnh về tiêu chảy. Cơ thể trẻ em có hệ miễn dịch yếu nên nguy cơ bị viêm đường ruột ở trẻ em rất cao. Đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Các dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em thường là:
Khi nhận thấy các biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần tìm cách khắc phục kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Viêm đường ruột ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra như:
Viêm ruột ở trẻ sơ sinh là tác nhân khiến trẻ bị tiêu chảy, biếng ăn, sút cân và để lại nhiều hậu quả khá nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể làm cho hệ tiêu hóa của trẻ ngày càng kém đi, ăn uống không tốt, khả năng hấp thụ dinh dưỡng sụt giảm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về thể chất và cân nặng của trẻ.
Viêm đường ruột ở trẻ em kéo dài còn khiến trẻ mất nước nghiêm trọng và có thể dẫn đến các biến chứng phức tạp về đường ruột. Ngoài ra, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn đường ruột là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới.
Khi nhận thấy các triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần theo dõi tình trạng của con. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà bố mẹ sẽ áp dụng phương pháp chăm sóc phù hợp.
Trong trường hợp này, mẹ có thể tự chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột nhẹ tại nhà. Cơ thể trẻ sẽ dễ mất nước, vì vậy mẹ nên cho bé bú và uống nhiều nước.
Với trẻ ăn dặm, mẹ có thể bổ sung cho bé các loại trái cây giàu kali và chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giúp con hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Nếu mẹ chăm sóc đúng cách thì sau vài ngày sức khỏe của bé sẽ ổn định.
Khi bé có những dấu hiệu trở năng như tiêu chảy kèm theo sốt, trong phân có chất nhầy và máu, nôn mửa, không bú được, đổ mồ hôi, lạnh tay và lừ đừ... thì phải ngay lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Lưu ý, bố mẹ không được chủ quan, tự ý mua thuốc và điều trị cho trẻ tại nhà vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Để tránh nguy cơ bé bị nhiễm khuẩn đường ruột, bố mẹ có thể bỏ túi những cách phòng ngừa dưới đây:
Với những bé không được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, nên sử dụng các loại sữa công thức có đạm mềm nhỏ, để giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, cũng nên ưu tiên các sản phẩm sữa có bổ sung chất xơ GOS hoặc PureGOS.
Hy vọng với những chia sẻ trên, các mẹ sẽ có thêm kiến thức về tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột. Từ đó, giúp mẹ kịp thời phát hiện như những nguyên nhân, triệu chứng để điều trị kịp thời cũng như biết cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho con yêu.