Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao

Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao và các lưu ý mẹ cần biết

Nhiều mẹ trằn trọc lo lắng không biết trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao? Vì triệu chứng này kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng ho ở trẻ sơ sinh và những lưu ý cần biết, mẹ cùng tham khảo bài viết ngay sau đây nhé!

1. Tìm hiểu về tình trạng ho ở trẻ sơ sinh

Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm tống các chất bài tiết của cơ thể (đờm, nước mũi) hoặc dị vật ra khỏi đường hô hấp. Có hai loại ho ở trẻ sơ sinh là:

   • Ho khan: Cơn ho không có đờm, cổ họng đau rát, khan tiếng, thở khò khè.

   • Ho có đờm: Trẻ ho ra đờm nhầy có màu xanh hoặc trắng.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho băn khoăn bé sơ sinh bị ho phải làm sao, trước tiên mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng này: 

2.1. Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là hiện tượng đường hô hấp tại các vị trí như thanh quản, khí quản, phế quản, mũi, họng, phổi bị tổn thương bởi các vi khuẩn, virus có trong môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thông thường của tình trạng này là trẻ bị ho kèm theo các dấu hiệu như chảy mũi, tiêu chảy, thở khò khè, biếng ăn, mệt mỏi,...

2.2. Cảm lạnh

Trong 2 năm đầu đời, trẻ sơ sinh thường bị cảm lạnh do hệ miễn dịch của con còn yếu, không đủ sức “phòng thủ” trước các virus gây bệnh. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, con có thể ho có đờm nhớt, sốt nhẹ khi về đêm, hắt hơi, quấy khóc, ngủ không ngon giấc,...

cách trị ho cho bé sơ sinh

 

2.3. Chứng ho gà

Bệnh ho gà do vi trùng Bordetella pertussis tấn công vào lớp niêm mạc đường thở, gây viêm và làm hẹp đường thở của trẻ. Từ đó khiến trẻ ho từng cơn kéo dài kèm theo biểu hiện đỏ mặt, môi tím, tĩnh mạch cổ nổi lên, có âm thanh vo vo trong cổ họng. 

2.4. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày do tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược lên theo đường thực quản. Bên cạnh các dấu hiệu như ói, biếng ăn, chậm tăng cân, chứng bệnh này còn gây ra biến chứng ở đường hô hấp khiến trẻ bị ho khò khè, có khi thở tím tái. 

2.5. Hen suyễn

Trẻ sơ sinh bị hen suyễn thường có triệu chứng ho liên tục và kéo dài, thở khò khè, hơi thở mạnh và gấp khi bị cảm lạnh, sổ mũi, kèm với đó là các dấu hiệu ngứa, chảy nước mắt. 

2.6. Môi trường sống không đảm bảo

Môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn, thuốc lá, lông động vật,... cũng có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ, khiến con bị ho. 

2.7. Dị vật hoặc dị dạng đường thở

Các dị vật như hạt nhãn, mẫu thức ăn, cúc áo,... mắc kẹt trong đường hô hấp có thể là nguyên nhân khiến con bị ho. Với trường hợp này, mẹ có thể nhận biết qua tình trạng con ho dai dẳng hoặc thở khò khè trong vài ngày nhưng không có dấu hiệu cảm lạnh hay sốt. Đồng thời, trẻ có biểu hiện khó phát ra âm thanh cùng gương mặt nhợt nhạt. 

Ngoài ra, hiện tượng dị dạng đường thở bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng con bị ho, thở khò khè, thở rít.

Trẻ sơ sinh lâu lâu bị ho vài tiếng có sao không?

Nếu trẻ ho vài tiếng, không sốt, không chảy nước mũi thì mẹ chỉ cần giữ ấm và cho trẻ uống siro ho. Trường hợp con đã uống siro ho 2 ngày mà những cơn ho không thuyên giảm thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

 

3. Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao?

Sau đây là các cách trị ho cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo:

3.1. Duy trì cho trẻ bú mẹ/bú sữa công thức

Theo khuyến nghị, trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ chứa nguồn kháng thể quý giá rất có lợi cho hệ miễn dịch còn yếu ớt của con. Trường hợp mẹ ít sữa hoặc không có sữa cho con, có thể cho trẻ uống sữa công thức. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên các loại sữa chứa các dưỡng chất hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của trẻ, giảm thiểu sự xâm nhập của tác nhân gây hại. 

>>> Xem thêm: Làm sao để có nhiều sữa? Mách mẹ 12 cách gọi sữa về hiệu quả

3.2. Dùng dầu tràm

Một cách trị ho cho bé sơ sinh mẹ có thể áp dụng là dùng dầu tràm. Đây là loại dầu có công dụng khử khuẩn và làm thông thoáng đường hô hấp của trẻ. Mẹ có thể nhỏ một vài giọt dầu tràm lên tay rồi thoa lên cơ thể của con, hoặc hòa với nước ấm để tắm cho trẻ. Ngoài ra, cũng nên thực hiện massage chân cho con bằng dầu tràm (chủ yếu tập trung vào phần ngón chân) giúp giữ ấm cho trẻ. 

3.3. Rửa mũi của trẻ với nước muối sinh lý

Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao? Với trường hợp trẻ bị ho kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi, mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý giúp giảm bớt lượng chất nhầy có trong mũi. Đồng thời dễ dàng tống đờm ra ngoài và làm sạch đường hô hấp.

3.4. Kê cao đầu của trẻ khi nằm

Việc kê cao đầu của trẻ khi nằm giúp con dễ hô hấp và giảm bớt những cơn ho. Mẹ có thể sử dụng thêm khăn mềm kê lên gối cho con nhé.

3.5. Giữ không khí trong phòng ẩm và trong lành

Không khí có độ ẩm phù hợp và không có bụi bẩn, khói thuốc và các tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật,...) giúp trẻ giảm bớt các cơn ho, hít thở thoải mái hơn. Ngoài ra, để cải thiện độ ẩm trong phòng, mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm đặt trong phòng ngủ của con vào ban đêm.

4. Trẻ sơ sinh bị ho - khi nào cần gặp bác sĩ?

Bên cạnh tìm hiểu trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao, mẹ cũng nên lưu ý khi trẻ có dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ:

   • Ho khan, có dấu hiệu bị cảm lạnh 5 - 7 ngày nhưng không sốt.

   • Ho và sốt từ 38 độ trở lên kèm theo ho có đờm và các triệu chứng cảm lạnh.

   • Da tím tái hoặc xanh.

   • Thở khò khè hoặc thở gấp, thở mạnh.

   • Cơn ho dữ dội, kéo dài thành từng cơn.

5. Các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho mẹ cần biết

Mẹ cũng cần lưu ý một số điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho như:

   • Chỉ nên dùng thuốc trị ho khi có chỉ định của bác sĩ.

   • Không nên tự ý ngưng thuốc trị ho khi thấy trẻ đã giảm ho vì có thể khiến bệnh không được trị tận gốc, dẫn đến tình trạng nhờn thuốc hoặc bệnh chuyển biến nặng hơn.

   • Nên cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch, không nên kiêng khem quá mức dễ làm con bị thiếu chất.

   • Tránh để trẻ bị lạnh, luôn giữ ấm cơ thể cho con.

bé sơ sinh bị ho phải làm sao

 

Với những thông trên, hy vọng mẹ đã có giải đáp phù hợp cho băn khoăn trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao. Đồng thời, để bảo vệ đường hô hấp của con, mẹ cần cho con chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp. Đặc biệt đừng quên kết hợp cho con uống sữa Friso Gold Pro - “chìa khóa vàng” giúp tăng cường đề kháng, củng cố hàng rào bảo vệ cho con yêu!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí

Mách mẹ kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí mà vẫn đầy đủ

Kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí là lên danh sách chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái/bé trai chi tiết, đặt giới hạn chi tiêu, chọn quần áo đa dạng size,...