Nhảy đến nội dung
cách trị đờm cho trẻ sơ sinh
  • 6 phút đọc

Cách giảm và phòng tránh trẻ bị đờm khi chuyển mùa

Đờm tích tụ nhiều ở cổ họng và khoang mũi khiến trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè và ngủ không được sâu giấc. Dù đây là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhưng vẫn khiến không ít ba mẹ lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ có nhiều đờm và cách phòng ngừa như thế nào? Đừng bỏ qua bài viết này nhé ba mẹ ơi.

1. Vì sao trẻ dễ bị đờm trong họng?

Sức đề kháng chưa phát triển hoàn thiện là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Mặc dù đờm là nhân tố giúp bảo vệ đường hô hấp của trẻ chống lại vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, tình trạng đờm tiết ra nhiều do các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp (vi khuẩn, virus, khói bụi, thời tiết chuyển lạnh,...) đều có thể làm trẻ bị nghẹt mũi, khó thở, ho, khó chịu, quấy khóc và bú kém. Do đó, ba mẹ cần quan tâm theo dõi và giúp trẻ làm sạch mũi, họng với một số biện pháp thích hợp.

2. Cách phòng ngừa trẻ bị đờm khi giao mùa mà mẹ nên biết 

Để trẻ khỏe mạnh, tránh mắc các bệnh đường hô hấp hay trẻ bị đờm khi thời tiết chuyển mùa, mẹ có thể tham khảo và áp dụng một vài cách đơn giản dưới đây: 

2.1. Chú trọng tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Tăng sức đề kháng cho trẻ vào thời điểm giao mùa rất quan trọng để giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Để nâng cao ‘hàng rào’ bảo vệ cơ thể của trẻ, mẹ nên: 

  • Xây dựng bữa ăn cân đối và đầy đủ các nhóm dưỡng chất như chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh, trái cây (cam, táo, cà chua, dâu tây, kiwi,...) hoặc cũng có thể cho trẻ uống nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng. 
  • Thường xuyên cho trẻ vận động, tham gia các hoạt động ngoài trời.  
  • Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ, thông qua sữa chua hay dùng sữa công thức có chứa Probiotics. Bởi hơn 70% cơ quan tạo miễn dịch nằm ở đường ruột của trẻ, do vậy đường ruột khỏe mạnh với hệ vi sinh cân bằng sẽ giúp trẻ tăng đề kháng tự nhiên và ít bị ốm vặt hơn. 

Friso Gold Pro mới là gợi ý mà ba mẹ không nên bỏ qua. Sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên cho trẻ nhờ hệ dưỡng chất BioPro+ (gồm HMO, Probiotics và GOS) gia tăng số lượng lợi khuẩn, giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột cân bằng. 

Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu nhanh, giảm các vấn đề tiêu hóa nhờ quy trình Xử Lý Nhiệt chỉ 1 lần, giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm nhỏ, tự nhiên.

>> Ba mẹ có thể tìm mua sữa Friso Gold Pro chính hãng TẠI ĐÂY!

trẻ sơ sinh có đờm ở cổ phải làm sao


>> Xem thêm: Bí quyết tăng cường sức đề kháng cho trẻ hay ốm vặt 

2.2 Giữ môi trường sống sạch sẽ

Một số tác nhân gây kích ứng có thể làm cho trẻ xuất hiện đờm như khói bụi, khói thuốc lá, lông động vật,...Do vậy, mẹ nên giữ môi trong xung quanh trẻ sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp xúc với những tác nhân này, thông qua việc dọn dẹp nhà cửa thường xuyên; giặt sạch quần áo, chăn nệm của trẻ; không hút thuốc lá trong nhà,...

Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi. Vì những sợi lông từ vật nuôi như chó, mèo,... cũng có thể làm cho trẻ bị kích ứng đường hô hấp, bị ho và xuất hiện đờm,...

2.3. Một số cách phòng ngừa khác 

  • Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, chẳng hạn như tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, súc miệng bằng nước muối sinh lý,... 
  • Chú ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là phần cổ, tay và chân của con vào ban đêm. 
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày. 
  • Tiêm phòng cho trẻ đúng lịch, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc biệt là tiêm ngừa cúm mùa. 

3. Cách trị đờm cho trẻ sạch cổ họng, thông mũi đơn giản

Trường hợp trẻ bị cảm cúm, ho thông thường và có đờm, phụ huynh nên tham vấn bác sĩ trước khi cho con dùng thuốc. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tham khảo những cách làm tiêu đờm cho trẻ tại nhà sau đây.

3.1 Hút mũi

Hút mũi là một cách tiêu đờm cho trẻ đơn giản mà hiệu quả. Phụ huynh nên dùng máy hút mũi hoặc bóng hút cao su để làm sạch hết đờm trong khoang mũi cho con. Cách thực hiện như sau:

  • Làm sạch dụng cụ hút mũi để hạn chế nhiễm khuẩn.
  • Nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào mũi của trẻ để làm loãng đờm. Chú ý nhỏ nước muối sinh lý từ từ để không làm con bị sặc.
  • Nâng đầu trẻ lên cao một chút, đưa đầu hút nhẹ nhàng vào mũi trẻ. Nếu dùng bóng hút cao su, bóp bóng cao su rồi thả ra từ từ để hút hết dịch mũi. Còn nếu dùng máy hút mũi, bật nút nguồn và chỉnh lực hút. Thực hiện hút mũi 2 - 3 lần/ngày tùy vào lượng đờm của trẻ.
  • Lau sạch mũi cho trẻ và vệ sinh dụng cụ hút mũi.
cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

 

3.2 Dùng nước muối sinh lý

Ngoài công dụng làm loãng đờm khi hút mũi, ba mẹ có thể dùng nước muối sinh lý làm tiêu đờm cho con khi bị nghẹt mũi bằng cách nhỏ 2 - 3 giọt vào mỗi bên mũi và bế trẻ thẳng đứng để dịch mũi dễ dàng bị đẩy ra ngoài.

3.3 Vỗ rung long đờm ở cổ họng trẻ

Trẻ có đờm ở cổ phải làm sao? Vỗ rung long đờm cũng là một cách trị đờm cho trẻ mà ba mẹ không nên bỏ qua. 

Cách vỗ rung long đờm như sau:

  • Để trẻ nằm nghiêng, ba mẹ khum tay lại và vỗ nhẹ vào lưng con. Lưu ý, chỉ nên vỗ vào vùng lưng, không nên vỗ vào cột sống hay bụng của trẻ. 
  • Thực hiện vỗ vào hai bên lưng của trẻ.
  • Khi đờm bị tống ra ngoài, ba mẹ hãy dùng ngón tay quấn gạc để lấy hết đờm ra ngoài và lau sạch miệng cho con. 

3.4 Bổ sung đầy đủ chất lỏng cho trẻ

Khi trẻ bị ho có đờm thì nên được bổ sung lượng chất lỏng (nước hoặc sữa) cần thiết để làm loãng đờm và dễ đẩy ra ngoài. 

3.5 Sử dụng máy tạo độ ẩm 

Thời tiết khô hanh là nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị đờm trong cổ họng. Vì thế, ba mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm trong phòng để duy trì độ ẩm phù hợp cho trẻ. 

3.6 Mẹo dân gian chữa tiêu đờm ở trẻ 

Cách trị đờm cho trẻ theo các mẹo dân gian gồm:

  • Trị đờm bằng tinh dầu tràm: Cho tinh dầu tràm trà vào máy khuếch tán không khí hoặc cho một ít vào nước tắm để con cảm thấy dễ thở và giảm bớt ho.
  • Kết hợp lá hẹ và đường phèn: Rửa sạch lá hẹ và cắt khúc. Cho lá hẹ và đường phèn vào bát và mang đi hấp cách thủy 15 phút. Sau đó thu phần nước lá hẹ với đường phèn, cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng quả lê tươi và củ cải: Lê và củ cải gọt vỏ, ép lấy nước rồi đun sôi hỗn hợp nước cốt này. Tiếp đến cho thêm mật ong/đường phèn với gừng vào đun sôi rồi tắt bếp. Sau đó hòa tan 1 thìa nước lê, củ cải với nước ấm và cho trẻ uống.

* Lưu ý: Mẹo dân gian chỉ là biện pháp tham khảo, chưa được kiểm chứng hiệu quả. Ba mẹ không nên tự ý thực hiện khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ.

4. Một số lưu ý mẹ cần biết khi trị đờm cho trẻ tại nhà

Khi chăm sóc cho trẻ bị đờm, ba mẹ cần chú ý một vài điều sau:

  • Để trẻ nghỉ ngơi ở không gian thoáng đãng.
  • Kê cao gối khi ngủ để trẻ ngủ ngon và dễ thở hơn.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn và chọn thức ăn mềm, dễ nuốt để đảm bảo con vẫn ăn đủ chất.
cách làm tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

 

5. Các câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng trẻ bị ho có đờm:

5.1 Trẻ bị ho có đờm là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ bị ho có đờm có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:

  • Viêm mũi họng: Trẻ bị nghẹt mũi, có đờm, đau rát họng, quấy khóc, sốt nhẹ.
  • Viêm, hen phế quản: Trẻ ho nhiều, ho dai dẳng, có đờm, khó thở, thở khò khè.
  • Trào ngược dạ dày: Trẻ ho sau khi bú hoặc khi nằm xuống, có đờm, buồn nôn, nôn. 

Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện như trên, ba mẹ nên đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt nhé.

5.2 Tình trạng ho có đờm ở trẻ có tự khỏi không?

Trong một số trường hợp, đờm ở khoang mũi hay cổ họng của trẻ có thể tự tan và đào thải ra ngoài khi con ho, hắt hơi nên không phải lúc nào ba mẹ cũng phải sử dụng các phương pháp làm tiêu đờm. 

5.3 Khi nào trẻ ho có đờm cần đến bác sĩ thăm khám?

Ba mẹ có thể áp dụng những cách làm tan đờm cho trẻ ở trên khi con có nhiều đờm và bị nghẹt mũi, khó thở. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên kèm theo các biểu hiện như sốt cao (trên 38 độ C), nôn mửa, màu dịch đờm bất thường (xanh lá cây, nâu, nâu đỏ), môi tím tái, bú kém, li bì, ho kéo dài trên 2 tuần thì phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.

Nhìn chung, ho có đờm ở trẻ là một tình trạng khá phổ biến, nhất là vào thời điểm chuyển mùa. Do đó, bố mẹ nên tìm cách phòng ngừa cho trẻ, để giúp con phát triển khỏe mạnh.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị?

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến, tuy nhiên có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Theo đó, vàng da sinh lý sẽ tự khỏi, trong khi vàng da bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao và cần can thiệp y tế. Vậy, dấu hiệu của từng loại bệnh vàng da thế nào và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.