Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt

Nguyên nhân trẻ bị ho sổ mũi và cách khắc phục hiệu quả

Ho sổ mũi khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, ngủ không ngon giấc và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con nếu không điều trị sớm. Vậy trẻ bị ho sổ mũi do đâu? Làm thế nào để khắc phục và ngăn ngừa? Mẹ hãy cùng Friso tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Nguyên nhân trẻ bị ho sổ mũi

Bé bị ho sổ mũi có thể đến từ nhiều nguyên nhân như:

1.1. Dị ứng

Các tác nhân như khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, hóa chất... từ môi trường xung quanh có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và dị ứng, khiến trẻ ho, sổ mũi, hắt hơi liên tục, nổi mề đay. 

1.2. Cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh lý viêm đường hô hấp trên do virus gây ra, có các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi, đau rát cổ, sốt,... Khi bị cảm lạnh, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn,...

1.3. Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra, có tính lây lan nhanh và đi cùng với các triệu chứng như sốt đột ngột, ớn lạnh, ho, sổ mũi, đau họng, nhức đầu,... Khi bị cảm cúm, trẻ chán ăn, mệt mỏi nhiều và chỉ muốn nằm trên giường. 

trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi nhưng không sốt

1.4. Thời tiết lạnh

Thời tiết trở lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể gây kích thích niêm mạc mũi tiết chất nhầy nhiều và sổ mũi. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm đề kháng trẻ suy giảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ho, đau họng,...

1.5. Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý hô hấp do viêm nhiễm đường dẫn khí trong phổi, dẫn đến tình trạng ho nhiều, thở nhanh, sổ mũi, tức ngực, khó thở. Đặc biệt, khi trẻ gặp phải các tác nhân dị ứng như khói bụi, lông động vật,... thì bệnh sẽ tái phát. 

2. Trẻ bị ho sổ mũi nhưng không sốt có sao không?

Nếu trẻ chỉ bị ho sổ mũi và không sốt thì mẹ không cần quá lo lắng. Trường hợp trẻ ho sổ mũi kéo dài hoặc kèm theo các biểu hiện như sốt cao trên 38 độ, co giật, nôn trớ, quấy khóc liên tục,... thì mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời. Vì đây là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần sớm điều trị. 

3. Cách ngăn ngừa tình trạng ho và sổ mũi ở trẻ

Mẹ có thể ngăn ngừa trẻ bị ho và sổ mũi bằng một số cách sau:

Bổ sung sữa chứa lợi khuẩn, tăng đề kháng tự nhiên cho trẻ: Vì có hơn 70% cơ quan miễn dịch nằm ở đường ruột nên hệ vi sinh đường ruột là nền tảng đề kháng tự nhiên giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh. Do vậy, cho trẻ sử dụng sữa chứa lợi khuẩn giúp bổ sung lợi khuẩn, nuôi dưỡng hệ vi sinh cân bằng và tăng đề kháng đường ruột tự nhiên. Qua đó trẻ khỏe mạnh và hạn chế mắc bệnh vặt.  

Friso Gold Pro - Tăng đề kháng đường ruột tự nhiên, trẻ khỏe mạnh và tự do khám phá

Friso Gold Pro công thức mới, hỗ trợ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên với hệ dưỡng chất BioPro+ gồm Probiotics, HMOGOS giúp thêm lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh, trẻ khỏe mạnh ngay từ bên trong.

Hơn nữa, Friso Gold Pro còn hỗ trợ trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh, hạn chế các vấn đề tiêu hóa như táo bón, chướng bụng,... bởi quy trình xử lý nhiệt 1 lần, bảo toàn hơn 90% đạm mềm nhỏ tự nhiên. Kết hợp cùng vị thanh nhạt hợp khẩu vị giúp trẻ uống ngon miệng hơn nhờ thành phần không thêm đường sucrose. 

Friso Gold Pro nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện từ Hà Lan, đảm bảo chất lượng, mẹ yên tâm mua sản phẩm chính hãng cho con yêu nhé!

trẻ bị ho sổ mũi
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, vật dụng của trẻ để hạn chế tích tụ vi khuẩn và lây nhiễm cho con khi tiếp xúc. 
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc: Trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc là một trong những yếu tố giúp tăng cường đề kháng giúp con phát triển khỏe mạnh, hạn chế ốm vặt. 
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Trẻ được cung cấp đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin và khoáng chất sẽ giúp con tăng sức đề kháng và khỏe mạnh hơn. 
  • Cho trẻ rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh: Để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, mẹ nên tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,... bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. 

4. Mách mẹ cách trị ho sổ mũi tại nhà cho trẻ

Để làm giảm ho và sổ mũi ở trẻ, mẹ có thể áp dụng 7 cách sau:

4.1. Nhỏ mũi nước muối sinh lý

Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ giúp làm loãng chất nhầy và dễ làm sạch hơn, qua đó giảm tình trạng sổ mũi và ho cho trẻ vào ban đêm. 

4.2. Súc miệng và họng với nước muối

Nếu trẻ đã súc miệng được, mẹ có thể cho con súc miệng với nước muối sinh lý hàng ngày. Cách này giúp giảm ho và đau họng hiệu quả. 

4.3. Uống ngậm mật ong

Mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn nên mẹ có thể cho trẻ uống ngậm mật ong trước khi ngủ để chữa ho, giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. 

bé bị ho sổ mũi

4.4. Hút ẩm trong phòng ngủ

Phòng ngủ độ ẩm tăng cao có thể khiến vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển mạnh và gây dị ứng cho trẻ. Do vậy, mẹ nên dùng máy hút ẩm để phòng ngủ khô thoáng, an toàn cho trẻ hơn. 

4.5. Giữ ấm cho trẻ

Khi thời tiết trở lạnh, mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là ở vùng đầu, cổ, tay chân của con. Đồng thời, mẹ cũng không nên cho trẻ ra ngoài nhiều khi trời lạnh để tránh con bị nhiễm lạnh. 

4.6. Kê cao đầu và thân trên của trẻ khi ngủ

Khi trẻ bị sổ mũi, mẹ nên kê cao đầu và thân trên của con khi đi ngủ, hạn chế nước mũi chảy xuống cổ họng và gây ho, ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

4.7. Cho trẻ ăn đủ chất, ưu tiên thức ăn mềm lỏng

Mẹ lưu ý xây dựng chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh cho trẻ, nhằm hỗ trợ con nhanh hồi phục sức khỏe. Vì khi bị ho sổ mũi trẻ dễ bị mệt và chán ăn, mẹ nên ưu tiên thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa để con dễ ăn hơn. Nếu trẻ ăn ít, mẹ có thể bổ sung thêm sữa để đảm bảo trẻ nhận đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu.

5. Có nên cho trẻ bị ho sổ mũi dùng thuốc kháng sinh không?

Việc dùng thuốc kháng sinh còn tùy thuộc vào nguyên nhân bé bị ho sổ mũi. Mẹ không nên tự ý cho con sử dụng mà cần có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu dùng kháng sinh không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. 

Nhìn chung, ho và sổ mũi là tình trạng phổ biến, thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Tuy vậy, khi trẻ bị ho sổ mũi mẹ không nên chủ quan, mà cần đưa trẻ đi khám và điều trị đúng cách, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
casein protein

Casein là gì? Đạm casein có trong thực phẩm nào?

Đạm Casein (casein protein) là một trong những thành phần chính trong sữa và rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vậy đạm Casein là gì? Hãy cùng Friso tìm hiểu chi tiết về loại đạm này trong bài viết dưới đây mẹ nhé.