Nhảy đến nội dung
trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh nguyên nhân do đâu và chăm sóc thế nào?

Trẻ bị cảm lạnh là tình trạng thường gặp vào thời điểm giao mùa, khiến con khó chịu, mệt mỏi, thậm chí là nhiều nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để có cách điều trị và chăm sóc phù hợp, phụ huynh nên nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu bé bị cảm lạnh càng sớm càng tốt.

1. Trẻ bị cảm lạnh do đâu?

Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ bị cảm lạnh, phổ biến trong đó là:

1.1. Nhiễm virus gây cảm lạnh

Đa phần nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh là do nhiễm các loại virus Rhinovirus, Enterovirus và Coronavirus… từ người bị cảm (người đó ho, hắt hơi làm bắn virus cảm lạnh vào không khí và khiến bé hít phải). Mặt khác, với trẻ thường có thói quen đưa tay lên mắt, mũi, miệng,... nếu vô tình chạm phải đồ vật, đồ chơi có virus sẽ tạo điều kiện cho chúng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

trẻ bị cảm lạnh

1.2. Trẻ có sức đề kháng yếu

So với người lớn, trẻ em có nguy cơ bị cảm lạnh nhiều hơn do sức đề kháng chưa hoàn thiện. Vì thế, trẻ dễ bị virus, vi khuẩn tấn công và gây ra những kích ứng ở niêm mạc mũi, cổ họng. Ngoài ra, trẻ trong độ tuổi đến trường thường tiếp xúc gần với bạn bè, nên dễ bị cảm lạnh nhiều lần trong năm nếu có sức đề kháng kém.

1.3. Thay đổi thời tiết

Giao mùa là lúc thời tiết thay đổi ngột, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô, khiến các loại virus gây bệnh phát triển mạnh. Đồng thời cơ thể trẻ lúc này chưa thích ứng kịp, nên dễ bị vi khuẩn, virus lây nhiễm gây cảm lạnh, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cảm lạnh và cảm cúm có giống nhau không?

Không ít ba mẹ nhầm lẫn cảm lạnh và cảm cúm là một, bởi bệnh có triệu chứng khá giống nhau. Nhưng thực chất, đây là 2 bệnh khác nhau hoàn toàn ở nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ. 

Cảm lạnh khởi phát do nhiều virus khác nhau, phần lớn là Rhinovirus. Còn cảm cúm chủ yếu do hai chủng virus cúm A, B gây ra. Trong đó, ngoài những triệu chứng thường gặp như sốt, sổ mũi, hắt hơi… trẻ bị cảm lạnh có thể biếng ăn do thay đổi khẩu vị, nghẹt mũi gây khó khăn khi ăn uống. Trẻ bị cảm cúm thường sợ mùi thức ăn, hay buồn nôn, nôn.

2. Biểu hiện của trẻ bị nhiễm lạnh

Thông thường, sau thời gian ủ bệnh 1 - 3 ngày, triệu chứng cảm lạnh ở trẻ bắt đầu biểu hiện ra bên ngoài như sau:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Hắt hơi nhiều lần trong ngày.
  • Nước mũi ban đầu trong, loãng, sau đó đặc dần và chuyển sang màu vàng hoặc vàng xanh.
  • Trẻ bị ho, đau họng, rát cổ.
  • Một số trẻ có triệu chứng sốt kèm theo tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa…
biểu hiện của trẻ bị nhiễm lạnh

3. Làm thế nào để phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ?

Cảm lạnh gây nên một số triệu chứng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi… Vì thế, ba mẹ nên chủ động giúp trẻ phòng ngừa tình trạng này bằng cách:

  • Sử dụng thực phẩm tăng đề kháng: Để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng an toàn và hiệu quả, ba mẹ nên bổ sung thêm cho con các thực phẩm tự nhiên như sữa, sữa chua, phô mai,... Trong đó sữa là một trong những nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho trẻ. Hiện nay một vài dòng sữa công thức còn bổ sung Probiotic (lợi khuẩn), nhằm hỗ trợ kiềm hãm hại khuẩn, duy trì hệ vi sinh đường ruột cân bằng (*).

(*) Hơn 70% cơ quan tạo miễn dịch nằm ở đường ruột, nên trẻ “khỏe bụng” cũng là nền tảng giúp tăng cường đề kháng tự nhiên, ngăn ngừa các bệnh vặt như cảm lạnh.

Friso Gold Pro: Dinh dưỡng tự nhiên giúp trẻ có đề kháng tốt

Thấu hiểu nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh có con nhỏ sức đề kháng kém, dễ ốm vặt, Friso đã nghiên cứu và giới thiệu sữa Friso Gold Pro với công thức mới, hỗ trợ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên.

Sản phẩm có hệ dưỡng chất BioPro+ gồm Probiotics, HMOchất xơ GOS có tác dụng nuôi dưỡng và gia tăng lợi khuẩn đường ruột. Từ đó giúp trẻ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên và khỏe mạnh từ bên trong.

Chưa dừng lại ở đó, Friso Gold Pro còn êm dịu với hệ tiêu hóa của trẻ nhờ ứng dụng công nghệ Xử Lý Nhiệt 1 Lần hiện đại, giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên. Đồng thời, sữa có hương vị thanh nhạt, hạp với khẩu vị của trẻ nhờ không chứa đường sucrose.

bé bị cảm lạnh

Friso Gold Pro là sản phẩm được nhập khẩu 100% từ Hà Lan, đảm bảo chất lượng đạt chuẩn. Đặc biệt, mẹ có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từ đồng cỏ đến ly sữa bằng công nghệ TrackEasy.

Mua ngay sản phẩm Friso Gold Pro: TẠI ĐÂY.

  • Thường xuyên vệ sinh tay cho bé trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hắt xì hơi.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc gần với người bệnh cảm lạnh.
  • Vệ sinh nơi ở, đồ chơi của trẻ thường xuyên.
  • Nhắc nhở trẻ không chạm tay vào mắt, miệng, cắn mút ngón tay.

4. Cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh 

Để trẻ bị nhiễm lạnh sớm khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe, phụ huynh cần chú ý cách chăm sóc tại nhà như sau: 

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Mẹ nên bổ sung thêm nước cho trẻ như nước lọc, nước ép hoa quả tươi… nhằm giúp con không bị mất nước và nhanh hạ sốt (nếu bé bị sốt).
  • Nhỏ mũi với nước muối sinh lý: Nếu trẻ bị nghẹt mũi, mẹ hãy nhỏ hoặc xịt nước muối vào mũi rồi hút hoặc hướng dẫn trẻ xì ra.
  • Làm sạch nước mũi cho trẻ: Ngoài dùng giấy nhẹ nhàng lau sạch nước mũi cho trẻ, mẹ có thể thoa thêm ít kem dưỡng da bên ngoài lỗ mũi con để giảm bớt kích thích.
  • Giảm ho với siro ho thảo dược: Mẹ có thể trị cảm lạnh cho bé thở khò khè, hen suyễn bằng siro ho thảo dược. Nhưng lưu ý, nên sử dụng đúng liều lượng in trên bao bì.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng: Ba mẹ lưu ý cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng để giúp con tiêu hóa dễ dàng. Song song, đảm bảo cho trẻ uống đủ sữa nhằm giúp con nhận đủ nguồn dưỡng chất cần thiết để hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
  • Tạo độ ẩm trong phòng ngủ: Mẹ có thể sử dụng thêm máy tạo hơi nước trong phòng, nhằm tăng độ ẩm giúp bé thở dễ hơn.
  • Giữ ấm cho trẻ: Để tránh trẻ bị nhiễm lạnh, mẹ cần chú ý giữ ấm 4 bộ phận trên cơ thể trẻ là tay, lưng, bụng và bàn chân. Khi trẻ đi ngủ cần đắp thêm chăn hoặc dùng túi ngủ.
  • Dùng thuốc giảm sốt (theo chỉ định của bác sĩ): Nếu thấy trẻ bị cảm lạnh kèm theo sốt, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm sốt cho con với liều lượng phù hợp.

5. Trẻ bị nhiễm lạnh có nguy hiểm không?

Thông thường, trẻ bị cảm lạnh nếu được chăm sóc tốt có thể khỏi bệnh trong vòng 10 - 14 ngày. Trường hợp cảm lạnh kéo dài, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm phế quản, khởi phát cơn hen suyễn,...

6. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu tình trạng cảm lạnh không thuyên giảm hoặc có các biểu hiện như ngủ li bì, không ăn uống được, sốt cao, thở nhanh,... để được thăm khám và điều trị kịp thời.

7. Các sai lầm cần tránh khi chữa cảm lạnh cho trẻ

Trong quá trình tìm cách trị cảm lạnh cho bé, phụ huynh cần tránh những điều dưới để không làm tình trạng bệnh nặng hơn: 

  • Kiêng khem quá mức: Nhiều người nghĩ rằng, trẻ bị ho không nên ăn tôm, cua, thịt gà… vì sẽ bị kích thích gây ho nhiều hơn. Trên thực tế, chỉ những trường hợp trẻ bị dị ứng mới cần kiêng ăn, nếu không ba mẹ vẫn nên cho con ăn bình thường để hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Không cho uống sữa vì sợ con bị nôn: Trẻ bị cảm lạnh vẫn nên tiếp tục cho uống sữa, nhưng cần chia nhỏ các cữ để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Trong đó, mẹ có thể an tâm cho con uống sữa Friso Gold Pro để giúp trẻ dễ tiêu hóa, giảm tình trạng nôn trớ, đầy hơi, chướng bụng…  bởi sản phẩm nhờ ứng dụng quy trình xử lý nhiệt chỉ 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ, dễ tiêu.
dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh
  • Lạm dụng thuốc: Phụ huynh cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ, không nên lạm dụng có thể làm tình trạng bệnh của con nặng hơn.
  • Dùng máy lạnh, máy quạt như bình thường: Việc này không làm trẻ dễ chịu mà ngược lại còn có thể làm bệnh kéo dài và dễ trở nặng hơn. Do đó, ba mẹ tránh cho trẻ ở trong phòng máy lạnh quá 3 giờ và không nên bật nhiệt độ dưới 27 độ C.

Qua những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp phụ huynh biết được nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh và có cách chăm sóc đúng giúp con sớm hồi phục sức khỏe. Vì sức đề kháng của trẻ còn chưa hoàn thiện, nên ba mẹ cần chú ý giữ ấm, vệ sinh thân thể của con kỹ lưỡng, tránh cho con đến nơi đông người… để phòng ngừa trẻ bị nhiễm lạnh.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
casein protein

Casein là gì? Đạm casein có trong thực phẩm nào?

Đạm Casein (casein protein) là một trong những thành phần chính trong sữa và rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vậy đạm Casein là gì? Hãy cùng Friso tìm hiểu chi tiết về loại đạm này trong bài viết dưới đây mẹ nhé.