Nhảy đến nội dung
dấu hiệu mất nước ở trẻ

Dấu hiệu mất nước ở trẻ và cách xử trí dành cho mẹ

Tình trạng mất nước ở trẻ khiến cho mẹ vô cùng lo lắng bởi nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con. Vậy các dấu hiệu mất nước ở trẻ là gì và cha mẹ nên xử trí thế nào khi con gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân gây mất nước ở trẻ

Hiện tượng mất nước ở trẻ có thể đến từ 4 nguyên nhân phổ biến dưới đây:

  • Trẻ bú sữa không đầy đủ: Trường hợp mẹ mất sữa hoặc trẻ ngậm đầu vú sai cách, có thể khiến trẻ không tiếp nhận lượng sữa cần thiết. Điều này không chỉ làm cho trẻ đói, thiếu hụt dưỡng chất mà còn gây ra mất nước. Song song đó, còn có trường hợp trẻ uống sữa công thức không phù hợp, ví dụ như sữa có đạm khó tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng hoặc sữa không hạp khẩu vị, khiến bé không uống đủ sữa, từ đó dễ bị mất nước.
  • Tiêu chảy: Trẻ bị tiêu chảy là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ mất nước và chất điện giải. Điều này không những khiến trẻ mệt mỏi, cơ thể suy yếu mà còn dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm như suy thận gấp, suy hô hấp, trụy tim…
  • Sốt: Khi bé sốt cao, theo cơ chế tự nhiên, trẻ sẽ đổ nhiều mồ hôi để hạ nhiệt cơ thể, điều này dẫn đến nguy cơ trẻ bị mất nước. Không chỉ vậy, lúc này trẻ cũng thở nhiều hơn (trong hơi thở cũng chứa một lượng lớn hơi nước) nên sẽ làm tình trạng mất nước càng thêm nghiêm trọng. 
  • Vận động nhiều, nhất là khi trời nắng nóng: Khi trẻ hoạt động ngoài trời nhiều, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng sẽ ra nhiều mồ hôi. Lúc này nếu không được bù nước đúng cách, cơ thể trẻ sẽ bị mất nước.

2. Các dấu hiệu mất nước ở trẻ bố mẹ cần chú ý

Bố mẹ cần lưu ý các dấu hiệu mất nước ở trẻ sau đây:

2.1. Mức độ nhẹ đến trung bình

Trẻ bị mất nước ở mức nhẹ và trung bình sẽ có các dấu hiệu như: miệng và lưỡi khô, số lần đi tiểu giảm, cơ thể mệt mỏi và ít năng lượng hơn so với bình thường. Khi nhìn vào mắt, nhận thấy đôi mắt trẻ trũng sâu, không tiết ra nhiều nước mắt. Bên cạnh đó, mẹ cũng cảm nhận thấy nhịp tim và nhịp thở của trẻ tăng cao hơn bình thường. 

Một số dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh cần lưu ý: trẻ khóc nhưng không có nước mắt, da nhăn, số bỉm ít hơn so với bình thường.

dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh

 

2.2. Mức độ nghiêm trọng

Tình trạng mất nước nghiêm trọng thường xảy ra khi trẻ bị tiêu chảy nặng, sốt cao, nôn ói. Lúc này, các dấu hiệu mất nước ở trẻ có thể là: gặp khó khăn khi uống nước, miệng lưỡi khô, số lần đi tiểu giảm đáng kể, làn da khô và lốm đốm. Đồng thời, nhịp tim của trẻ sẽ tăng nhanh, mạch đập yếu khiến trẻ thở nặng nhọc hơn bình thường.

3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu bị mất nước?

Khi nhận thấy các dấu hiệu mất nước ở trẻ, cha mẹ nên tìm cách bù nước - bù điện giải kịp thời cho con để giảm bớt sự mệt mỏi và khó chịu. Cụ thể như: 

3.1. Bù dịch cho trẻ

Bổ sung nước (dịch) đã mất bằng dung dịch oresol là phương pháp phổ biến được nhiều bố mẹ áp dụng khi trẻ gặp tình trạng mất nước. Dùng oresol có thể giúp bù nước và bù điện giải đã mất do trẻ nôn ói hoặc tiêu chảy, giúp trẻ tỉnh táo và dần bình thường trở lại. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý tuân thủ đúng liều lượng sử dụng và hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc dược sĩ. Ngoài ra, không nên cho trẻ uống thuốc quá 24 giờ sau khi pha.

3.2. Bổ sung đủ nước cho trẻ

Với trẻ bú mẹ, mẹ nên tăng tần suất cho trẻ bú hoặc tiếp tục cho trẻ uống sữa công thức (trong trường hợp không đủ sữa nuôi con) để bù lại lượng nước đã mất. 

Với trẻ từ 6-12 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung cho con ½ -1 ly nước/ngày (250ml/ly). Trẻ lớn hơn, từ 1-8 tuổi thì lượng nước uống trong ngày sẽ được tính theo độ tuổi; chẳng hạn như trẻ 1 tuổi thì uống một ly nước/ngày (250ml/ly), 2 tuổi thì uống hai ly nước/ngày (250ml/ly), trẻ 8 tuổi thì uống 8 ly nước/ngày (250ml/ly)...

cách bù nước cho trẻ

 

Lưu ý, cha mẹ nên cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ. Song song cũng nên cho trẻ ăn uống điều độ, tránh kiêng khem quá mức. Tuy nhiên nên cho trẻ ăn các món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp… và nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng trẻ không chịu ăn, nôn ói khi ăn.

3.3. Điều chỉnh nhiệt độ phòng mà trẻ nghỉ ngơi

Ngồi hoặc nghỉ ngơi trong phòng điều hòa quá lâu (thường trên 4 tiếng), ở nhiệt độ quá lạnh không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp mà còn dễ khiến cơ thể bị mất nước. Vì vậy, khi cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở phòng điều hòa, cha mẹ cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Theo đó, phụ huynh nên duy trì nhiệt độ phòng ở khoảng 28 độ C hoặc thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 8 - 10 độ C.

4. Phòng ngừa trẻ bị mất nước như thế nào, mẹ biết chưa?

Cơ thể mất nước gây ra nhiều khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên chủ động giúp con phòng ngừa tình trạng này bằng những cách sau: 

  • Cho trẻ uống đủ nước: Với trẻ bú mẹ, nên cho con bú đủ cữ - đủ sữa. Với trẻ lớn hơn, song song uống sữa mẹ cần bổ sung thêm đủ nước cho con theo liều lượng khuyến nghị.
  • Mặc quần áo mỏng, thoáng mát: Nên mặc cho trẻ những loại quần áo mỏng, màu sắc tươi sáng khi thời tiết nóng ẩm. Điều này sẽ giúp cơ thể trẻ hạn chế tình trạng đổ mồ hôi, mất nước.
  • Hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng: Để tránh xảy ra các dấu hiệu mất nước ở trẻ, cha mẹ nên hạn chế đưa con ra ngoài vui chơi, vận động khi trời quá nóng. Thay vào đó nên tạo không gian cho trẻ vui chơi tại nhà, ở nơi thoáng mát. Nếu buộc phải ra ngoài, nên chọn nơi có bóng râm mát mẻ cho trẻ vui chơi. 
cách bù nước cho trẻ sơ sinh

 

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Thực đơn ăn uống của trẻ nên đa dạng thực phẩm, đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất) để giúp tăng cường sức khỏe toàn thân. Ngoài ra, cần tránh xa các nhóm thực phẩm khó tiêu, gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ như thức ăn nhiều dầu mỡ (chiên, xào…), thức ăn nhanh hay đóng hộp…

Mẹ thấy đấy, một trong những nguyên nhân làm cho trẻ bị mất nước là do tiêu chảy. Vì vậy bên cạnh có chế độ ăn uống khoa học, cần cho trẻ ăn chín, uống sôi để tránh tình trạng nhiễm trùng đường ruột, gây tiêu chảy dẫn đến mất nước. Bên cạnh đó, đừng quên chọn sữa công thức giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, hạn chế tiêu chảy và các vấn đề về đường ruột ở trẻ.

Với Friso Gold và Friso Gold Pro, mẹ an tâm khi trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và uống sữa ngon miệng, uống nhiều hơn, nhờ hương vị sữa thanh nhạt quen thuộc. Cùng Friso nâng niu sức khỏe hệ tiêu hóa của con, mẹ nhé! 

5. Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Nếu đã thực hiện bù dịch - bù nước nhưng trẻ không có dấu hiệu hồi phục sức khỏe, đi kèm các biểu hiện nguy hiểm sau mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức: 

  • Tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn. 
  • Trẻ nôn ra máu hoặc chất màu xanh lá. 
  • Trẻ đi ngoài ra máu
  • Tình trạng tiêu chảy, nôn ói liên tục hoặc kéo dài nhiều ngày.
  • Trẻ không chịu bú, uống nước, uống các dung dịch bù điện giải. 

Hy vọng qua bài viết trên, cha mẹ đã nắm rõ các dấu hiệu mất nước ở trẻ để có cách xử lý kịp thời. Qua đó giúp trẻ mau hồi phục sức khỏe, vui chơi và sinh hoạt bình thường. 

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ em nóng trong uống gì cho mát

Trẻ em nóng trong người ăn uống gì cho mát?

Tương tự người lớn, bé cũng có thể bị nóng trong người. Tình trạng này khiến bé bị bứt rứt, khó chịu và hay cáu gắt. Vậy trẻ em nóng trong người ăn uống gì cho mát?