Nhảy đến nội dung
trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ: Nguyên nhân và cách xử lý

Mẹ biết không, đường ruột của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn khá non nớt nên rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy và nôn trớ. Hãy cùng Friso tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ và cách khắc phục mẹ nhé!

1. Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ do đâu?

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy kèm theo tình trạng nôn trớ có thể xuất phát từ:

1.1. Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus 

Các loại vi khuẩn như E.Coli và virus như Rotavirus xâm nhập vào cơ thể bé, tấn công đường ruột và gây xáo trộn các hoạt động ở đây, dẫn đến tình trạng tiêu chảy và nôn trớ ở trẻ.

1.2. Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc kháng sinh dùng cho trẻ có thể phá hủy cả lợi khuẩn và hại khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dễ khiến cho trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ.

1.3. Dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm 

Trẻ bị dị ứng với một số loại thức ăn hoặc ngộ độc thực phẩm do đồ ăn không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến cho bé bị tiêu chảy, nôn trớ và mệt mỏi.

nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

 

2. Trẻ bị tiêu chảy và nôn có nguy hiểm không? 

Để biết được tình trạng này có nguy hiểm hay không, mẹ cần quan sát và theo dõi sức khỏe của con. Nếu trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ nhẹ, vẫn ăn uống và ngủ nghỉ, vui chơi như bình thường thì không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp bé bị tiêu chảy và nôn trớ nặng hơn, nhiều lần trong ngày và kéo dài sẽ gây mất nước cũng như chất điện giải. Điều này kéo theo nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của trẻ; chẳng hạn như co giật, hệ tiêu hóa yếu dần, khó hấp thu dưỡng chất, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển ở trẻ nhỏ.

3. Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy cùng với nôn trớ

Khi trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ, mẹ có thể áp dụng những cách sau để khắc phục tình trạng này.

3.1. Tăng cường bổ sung nước và điện giải cho trẻ

Khi tiêu chảy và nôn trớ, trẻ có nguy cơ mất nước cao. Do đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý bù nước cho trẻ. 

Mẹ có thể cho bé uống nước chín, nước trái cây từng ngụm nhỏ, cách vài phút uống một lần đến khi bé đi tiểu trở lại. Ngoài ra, sử dụng dung dịch oresol để bù nước cũng rất hiệu quả, mẹ pha 50 - 100ml oresol (trẻ dưới 2 tuổi) và 100 - 200ml oresol (trẻ 2 - 10 tuổi) sau mỗi lần đi ngoài.

Trong trường hợp trẻ không chịu uống nước hoặc nôn ngay sau khi uống kèm theo dấu hiệu mất nước nặng (khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong 6 tiếng đồng hồ), tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị.

vì sao trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

 

3.2. Cho trẻ ăn đúng cách

Đối với trẻ bú mẹ, mẹ vẫn tiếp tục duy trì cho con bú sữa và chú ý tăng số cữ bú lên để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh, sớm hồi phục sức khỏe.

Còn đối với trẻ ăn dặm hoặc lớn hơn, mẹ không nên cho trẻ ăn ngay sau khi nôn mà nên vệ sinh sạch sẽ các chất nôn, lau người con với nước ấm và thay quần áo trước. Sau đó cho con ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp. Mẹ cho bé ăn từ từ, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ để dễ ăn hơn và không nên ép trẻ ăn lượng lớn thức ăn.

3.3. Bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh

Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn vào đường ruột của trẻ, tạo sự cân bằng hệ vi sinh, ức chế sự phát triển của hại khuẩn. Nhờ vậy mà có thể hỗ trợ giảm tình trạng tiêu chảy và nôn trớ, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng men vi sinh mà cần có sự chỉ định của bác sĩ. Vì việc bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh sai cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

3.4. Cho trẻ nghỉ ngơi 

Khi bị tiêu chảy và nôn trớ, cơ thể bé sẽ rất mệt mỏi, khó chịu. Do vậy mẹ nên cho bé nghỉ ngơi, dỗ con ngủ sớm, tạo không gian yên tĩnh để con vào giấc dễ hơn. Điều này giúp bé sớm hồi phục sức khỏe.

4. Khi nào nên đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức?

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường sau, cần đưa trẻ đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức: 

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt và tiêu chảy.
  • Trẻ quá yếu để đứng lên
  • Bé có dấu hiệu choáng.
  • Có triệu chứng mất nước.
  • Phát ban.
  • Không đi tiểu trong 6 giờ với trẻ nhỏ và 12 giờ với trẻ lớn.
  • Tình trạng nôn trớ và tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
  • Nôn ra chất lỏng màu xanh hoặc vàng lẫn máu
  • Đi phân ra máu.
  • Đi phân tiêu chảy trong 8 giờ và bị thiếu nước.

Trên đây là những thông tin hữu ích về hiện tượng trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ. Nếu bé yêu gặp phải tình trạng này, mẹ nên bình tĩnh và xử lý đúng cách, đưa con đi khám bác sĩ khi cần để giúp con nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không

Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi của trẻ bị kiết lỵ. Nếu chọn thực phẩm không phù hợp, tình trạng của bé sẽ trở nên trầm trọng. Vậy trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.