Nhảy đến nội dung
trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không

Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi của trẻ bị kiết lỵ. Nếu chọn thực phẩm không phù hợp, tình trạng của bé sẽ trở nên trầm trọng. Vậy trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng bé bị nhiễm trùng đường ruột do các loại vi khuẩn như Shigella, Salmonella, Campylobacter, E.Coli,... có trong thực phẩm hoặc nước uống không đảm bảo vệ sinh gây ra. Trẻ bị kiết lị sẽ bị đau quặn bụng từng cơn, mệt mỏi, đi ngoài lỏng liên tục, đôi khi trong phân chỉ có nước lẫn máu và dịch nhầy.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị kiết lỵ như thói quen cho mọi vật vào miệng, nhiễm virus từ vật nuôi trong nhà, không vệ sinh tay kỹ càng… Tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng trên là do trong năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa và đề kháng của bé chưa hoàn thiện, còn rất non yếu nên dễ bị các tác nhân từ bên ngoài tấn công. Hệ quả là bé yêu thường xuyên gặp vấn đề về đường tiêu hóa như kiết lỵ, táo bón, nôn trớ…

 

2. Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không?

Rất nhiều phụ huynh có chung một thắc mắc rằng trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không. Theo đó, trẻ bị kiết lỵ vẫn có thể uống sữa. Dù lúc này, trẻ bị đầy bụng, nôn trớ, khó ăn nhưng trẻ vẫn cần được dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng trong ngày để phát triển và tăng sức đề kháng

Uống sữa sẽ giúp cơ thể của trẻ được bổ sung dinh dưỡng và ngăn ngừa thiếu chất. Đồng thời, việc tiếp tục uống sữa cũng giúp bổ sung chất lỏng, từ đó ngăn chặn tình trạng mất nước do kiết lỵ gây ra. 

Tuy nhiên để tránh để cho tình trạng kiết lỵ ở trẻ thêm trầm trọng, phụ huynh nên vệ sinh tay trước khi pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và đặc biệt là chọn loại sữa phù hợp. 

trẻ kiết lỵ nên uống sữa gì

 

3. Tiêu chí chọn sữa cho trẻ bị kiết lỵ 

Sữa phù hợp cho trẻ bị kiết lỵ cần phải đảm bảo các tiêu chí dưới đây:

3.1. Sữa dễ hấp thu 

Việc đi ngoài liên tục có thể khiến cơ thể trẻ mất nhiều chất dinh dưỡng, vậy nên trẻ cần được bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu để giúp trẻ nhanh chóng bình phục. Tuy nhiên, lúc này, hệ tiêu hóa trẻ đang bị rối loạn. Vì thế phụ huynh nên chọn các loại sữa có phân tử đạm mềm, nhỏ để giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh.

3.2. Êm dịu đường tiêu hóa, giảm quấy khóc

Nếu trẻ bị kiết lỵ phải dung nạp thực phẩm gây áp lực lên đường ruột, trẻ sẽ có dấu hiệu khó tiêu, nôn ói, nặng bụng, đi ngoài liên tục dẫn đến mệt mỏi và mất nước. Do đó, cha mẹ nên ưu tiên chọn sữa mát, êm dịu đường tiêu hóa, giúp bé bớt quấy khóc, ngủ ngon và nhanh bình phục. 

3.3. Tăng cường lợi khuẩn và bảo vệ đường ruột khỏe mạnh

Khi trẻ bị kiết lỵ, đường tiêu hóa của trẻ sẽ bị nhiễm trùng và tổn thương. Vì vậy, việc bổ sung các loại sữa có các dưỡng chất giúp tăng cường lợi khuẩn như Nucleotide, Probiotics, HMO… là vô cùng cần thiết giúp trẻ giảm bớt tình trạng tiêu chảy.  

4. Một số lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị kiết lỵ 

Khi chăm sóc cho trẻ bị kiết lỵ, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

   • Phải luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng khi chạm vào người trẻ, đặc biệt là sau khi giúp trẻ đi vệ sinh.

   • Khi bị kiết lỵ, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ vô cùng non yếu. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý xây dựng dinh dưỡng lành mạnh, thanh đạm, dễ tiêu. Thức ăn cho trẻ bị kiết lỵ phải được chế biến ở dạng mềm, nhiều nước. Có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bé, từ đó trẻ sẽ hấp thu thực phẩm tốt hơn.

   • Tập thói quen cho trẻ rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa như kiết lỵ, tay chân miệng, tiêu chảy, nhiễm giun sán,... 

   • Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Nếu cao hơn 37.5 độ, phụ huynh cần hạ sốt cho trẻ để tránh việc sốt cao hơn dẫn đến co giật. 

   • Không tự ý sử dụng bài thuốc dân gian để cầm tiêu chảy cho trẻ. Trong lúc đi tiêu, cơ thể bé đang tự tống đẩy vi khuẩn ra khỏi đường ruột. Nếu phụ huynh tự ý cầm tiêu cho trẻ, nghĩa là đang chặn đường vi khuẩn khiến bệnh của bé tạm ngưng trong thời gian ngắn và tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn.

   • Nếu sang ngày thứ hai, bé vẫn không ngừng đi tiêu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám. 

 

Qua những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các mẹ đã có được lời giải đáp cho câu hỏi “Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không?”. Mong rằng với những thông tin trên, các bậc phụ huynh đã có thể đủ kiến thức để phòng ngừa cũng như chăm sóc chu đáo cho bé yêu thêm khỏe mạnh nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
khi nào nên cho bé ăn dặm

Khi nào cho trẻ ăn dặm thì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ?

Rất nhiều từ khóa như “bột ăn dặm cho trẻ 3,4 hay 5 tháng tuổi nào tốt” được tìm kiếm bởi có nhiều phụ huynh cho rằng bé nên ăn dặm sớm để nhanh phát triển. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng chỉ nên cho bé ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Sau đây là một số điều mà bố mẹ cần chú ý về vấn về ăn uống của bé trước 6 tháng tuổi.