Nhảy đến nội dung
trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu kéo dài có thể khiến bé chậm lớn, suy dinh dưỡng nặng… Vậy đâu là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa? Nguyên nhân và cách xử trí tình trạng này như thế nào? Mời bố mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì? 

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng co thắt bất thường của cơ vòng trong hệ tiêu hóa. Từ đó, gây ra các cơn đau bụng cho trẻ  và những vấn đề về tiêu hóa thức ăn, đại tiện. 

Rối loạn tiêu hóa ở thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến là ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất quan trọng để có thể khắc phục kịp thời, ngăn ngừa những ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con.

2. Nhận biết các dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa 

Dưới đây là các biểu hiện hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn mà mẹ nên chú ý:

2.1. Trẻ thường xuyên nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày của bé bị đẩy ngược trở lên qua miệng. Tình trạng này thường xảy ra khi bé ăn quá no, rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Có đến 2/3 trẻ nhỏ bị nôn trớ trong những năm tháng đầu đời vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Tình trạng này sẽ dần hết khi cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện.

2.2. Đi ngoài phân sống

Sự mất cân bằng đường ruột sẽ khiến lượng hại khuẩn tăng cao, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn - hấp thu dinh dưỡng - đào thải cặn bã bị rối loạn. Từ đó, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng như: đi ngoài phân sống, phân có chất nhầy, đầy bụng.


>> Xem thêm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy và cách khắc phục


2.3. Đi ngoài phân nát

Phân của trẻ bị rối loạn tiêu hóa không đặc như bình thường mà bị lỏng, nát. Đây là một dấu hiệu thường gặp ở hầu hết trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, xảy ra do hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề nên thức ăn sẽ không được tiêu hóa tốt.

2.4. Táo bón

Táo bón là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ xảy ra chủ yếu do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, nên khi ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đạm nóng khó tiêu, thức ăn cứng… sẽ khiến trẻ đi ngoài khó khăn do phân khô cứng. Việc này sẽ làm trẻ biếng ăn, bỏ bữa do sợ đi đại tiện không được, lâu ngày cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, dẫn đến trẻ bị còi xương, chậm phát triển.

rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh

 

2.5. Tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ được xác định khi trẻ đi ngoài phân lỏng như nước trên 3 lần/ngày. Đây cũng là biểu hiện hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn thường gặp, dễ gây mất nước, mất chất điện giải hoặc thậm chí là gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

2.6. Bú kém

Khi trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ có biểu hiện bú sữa ít hơn so với bình thường, có thể bú ít hơn một nửa thể tích sữa.

2.7. Đau bụng

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có biểu hiện gì phổ biến nhất? Đó là đau bụng. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài nhiều giờ. Lúc này, trẻ khóc nhiều, mặt đỏ hoặc tái, bụng chướng, chân thường co lên bụng và bàn tay nắm chặt.

2.8. Ợ hơi, đầy bụng

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ còn xuất hiện một số triệu chứng như đầy bụng, trướng hơi với biểu hiện là bụng căng to và bé ợ hơi liên tục.

3. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ sơ sinh tiêu hóa kém, thường xuyên tiêu chảy, táo bón… khiến không ít bố mẹ lo lắng không biết vì sao? Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến, mời phụ huynh cùng theo dõi: 

3.1. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu

Đa phần, trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là do sức đề kháng và hệ tiêu hóa còn kém. Vì thế, dễ bị rối loạn nếu dung nạp những loại thức ăn lạ, khó tiêu, không đảm bảo vệ sinh…

Với trẻ bú mẹ, tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ 1 tháng tuổi cũng có thể xảy ra nếu chế độ ăn uống của mẹ không lành mạnh, có thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ hay gia vị cay nóng… Ở trẻ 3 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân cũng xuất phát chủ yếu đến từ chế độ ăn uống của mẹ (trẻ bú mẹ) hoặc do sữa công thức khó tiêu, gây kích thích lên hệ tiêu hóa non nớt của con. Vì vậy, nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, chị em cần đặc biệt quan tâm đến khẩu phần ăn mỗi ngày; cũng như lưu ý chọn sữa bột phù hợp trong trường hợp cho trẻ uống thêm sữa ngoài. 

3.2. Cho trẻ ăn dặm quá sớm 

Một số mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm (dưới 6 tháng tuổi), khi cơ thể của trẻ chưa đủ men tiêu hóa khiến cho thức ăn bị ứ đọng trong đường ruột, lên men và gây ra các biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Đây chính là đáp án giải thích cho câu hỏi vì sao trẻ 4 tháng bị rối loạn tiêu hóa hay trẻ 5 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hoá, dù trước đó khi uống sữa con rất ít khi gặp phải các vấn đề về đường ruột.

trẻ bị rối loạn tiêu hóa

 

3.3. Khẩu phần ăn uống của trẻ không hợp lý

Dù mẹ cho trẻ ăn dặm theo đúng thời gian khuyến nghị (đủ 6 tháng tuổi) nhưng chế độ ăn uống của con không hợp lý thì cũng làm hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn. Chẳng hạn như, trẻ 6 tháng bị rối loạn tiêu hóa có thể là do món ăn dặm chưa được nghiền; trong khi con cần ăn bột hoặc cháo nhuyễn, loãng vì mới tập làm quen với nguồn thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Ngoài ra, trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm còn do chế độ ăn giàu đạm, có nhiều dầu mỡ…

Trẻ 7 tháng bị rối loạn tiêu hóa có thể xuất phát từ lý do trẻ ăn quá nhiều bữa trong ngày hoặc do món ăn nấu đặc. Trẻ 1 tuổi bị rối loạn tiêu hóa có thể là do mẹ cho trẻ ăn cơm; trong khi ở độ tuổi này con chỉ mới bắt đầu tập ăn những thức ăn mềm như bún, phở, nui, cơm nát tán nhuyễn... Hay trẻ 2 tuổi bị rối loạn tiêu hóa là do con lười ăn rau (thiếu chất xơ) vì ở lứa tuổi này trẻ đã biết cách chọn lựa thức ăn theo khẩu vị của riêng mình. Đây cũng là lý do vì sao có những ‘cuộc chiến’ trong giờ ăn giữa cha mẹ và bé yêu. 

3.4. Thức ăn không đảm bảo 

Ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu, đồ ăn chưa nấu chín hoặc do chế biến thực phẩm bằng nguồn nước nhiễm khuẩn sẽ làm cho trẻ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn… Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị sốt, đi ngoài lẫn máu

3.5. Môi trường sống ô nhiễm 

Hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn còn đến từ yếu tố môi trường sống có chất lượng vệ sinh kém, nhiều khói bụi, tiếp xúc với vật nuôi, đồ chơi bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt là khi trẻ từ 1 tuổi trở lên, con hiếu động và thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Do đó, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài nếu môi trường sống không sạch sẽ. 

Đây cũng là nguyên nhân nổi bật dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tuổi hay trẻ 4 tuổi. Bởi lúc này, bố mẹ bắt đầu cho trẻ đi học, tiếp xúc với môi trường mới.

trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

 

Trẻ bị đau bụng rối loạn tiêu hoá còn xảy ra do một số nguyên nhân khác:  Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, loạn khuẩn đường ruột, mắc các bệnh lý rối loạn tiêu hóa như viêm đường ruột, viêm dạ dày, viêm đại tràng…

4. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

Tùy từng thể trạng mà mức độ rối loạn tiêu hóa ở mỗi trẻ khác nhau, nhưng thường kéo dài từ 1 - 2 tuần. Nhưng, nếu trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của bé sau này. Bởi khi hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ xuất hiện, lượng dưỡng chất cơ thể trẻ cần có thể bị hao hụt đáng kể. Hậu quả là khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, thậm chí là chậm phát triển cả về thể chất và trí não.

Do đó, bố mẹ cần nắm rõ cách nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa và theo dõi sát sao sức khỏe của con. Không nên để tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Nếu các biểu hiện rối loạn tiêu hóa không thuyên giảm, nên đưa trẻ đi thăm khám với bác chuyên khoa càng sớm càng tốt.

5. Mách mẹ cách trị trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh khỏi

5.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho con

  • Trẻ sơ sinh: Nhiều mẹ không biết trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao để giúp con nhanh hồi phục. Theo đó, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, tiếp tục cho bé bú sữa mẹ để bù nước, bù điện giải. Song, cần thay đổi thực đơn ăn uống của mẹ khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và cân bằng 4 nhóm chất gồm chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Trường hợp, bé uống sữa công thức, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra loại sữa thay thế phù hợp với thể trạng của con.
  • Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên: Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần biết là bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày của bé những loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, giàu chất xơ. Các loại rau củ quả, sữa chua, chuối, ngũ cốc nguyên hạt… có tác dụng cân bằng, củng cố hệ tiêu hóa và hỗ trợ đẩy các chất thải ra ngoài.
trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

 

5.2. Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ

Chia nhỏ bữa ăn là một trong những mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bé vì giúp con dễ hấp thu nguồn dinh dưỡng từ thức ăn nạp vào hơn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên cho bé ăn thêm các bữa phụ với sữa hoặc hoa quả … để tăng cường dinh dưỡng cho con. 

5.3. Chọn sữa công thức tốt cho tiêu hóa

Trong trường hợp trẻ không bú mẹ hoàn toàn, kinh nghiệm của mẹ có con bị rối loạn tiêu hóa kéo dài là nên chọn sữa bột mát lành, đạm sữa nhỏ mềm, êm dịu với hệ tiêu hóa của trẻ. Bởi sữa là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ trong những năm tháng đầu đời. 

Nổi bật trên thị trường hiện nay là sữa Friso GoldFriso Gold Pro, không chỉ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu dinh dưỡng trẻ cần theo từng giai đoạn phát triển, mà còn góp phần cải thiện tiêu hóa khỏe, đề kháng tốt ở trẻ.

5.4. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao? Bố mẹ nên chú ý đến vấn đề vệ sinh thực phẩm trong chế độ ăn uống của trẻ. Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, không chứa hóa chất bảo vệ thực vật và đảm bảo rửa sạch nguyên liệu lẫn dụng cụ nấu ăn. Tránh để trẻ ăn đồ sống, tái, thức ăn để lâu ngày… và nên cho trẻ ăn ngay sau khi vừa chế biến để giữ nguyên chất dinh dưỡng.

5.5. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ cũng cần lưu ý làm sạch các vật dụng xung quanh con, vệ sinh đồ chơi của bé 2 tuần/lần. Ngoài ra, để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể làm hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, bố mẹ cần tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi hoặc tiếp xúc với vật nuôi.

5.6. Thường xuyên cho trẻ vận động

Các hoạt động ngoài trời như đá banh, đạp xe, đánh cầu lông… không chỉ hỗ trợ kích thích phát triển chiều cao mà còn tăng cường sự trao đổi chất, giúp trẻ tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, không nên cho trẻ vận động mạnh ngay sau khi ăn có thể làm xáo trộn thức ăn, ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

5.7. Dùng mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Ngoài những cách trên, có một số mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ như: 

  • Sử dụng cà rốt nấu cháo: Trong cà rốt có chứa chất xơ hòa tan pectin giúp giảm nhu động ruột và kích thích lợi khuẩn phát triển nên có thể giảm tiêu chảy hiệu quả. Cách chế biến khá đơn giản, mẹ cần chuẩn bị 1 củ cà rốt, một nắm gạo tẻ và 5 quả ô mai. Cà rốt và ô mai sơ chế sạch, thái nhỏ, rang gạo thật vàng. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, nấu cùng 200ml nước cho đến khi thật nhừ thì lấy cho bé ăn.
  • Nước gừng: Gừng được biết đến với tác dụng trị buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng… nên bố mẹ có thể cho bé uống nước gừng như một mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa. Theo đó, gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng. Cho 3-4g gừng tươi pha vào tách trà rồi uống. Lưu ý, không cho bé uống quá nhiều gừng vì có thể gây rát cổ họng, ợ chua.
  • Dùng hồng xiêm xanh: Loại quả này thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian trị kiết lỵ, tiêu chảy. Cách làm: Mang hồng xiêm xanh đã thái lát sao vàng hoặc phơi khô. Sử dụng 10 lát hồng sắc với nước, ngày uống 2 lần để trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ.
  • Giấm táo: Sử dụng giấm táo để tăng axit trong dạ dày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa đang gặp phải. Mẹ chỉ cần pha 1-2 thìa giấm táo vào một cốc nước lọc ấm cho bé uống là được.
  • Nước chanh tươi: Tương tự, quả chanh cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng ở trẻ cũng là một trong những mẹo dân gian mẹ dùng để chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Mỗi ngày pha khoảng 1 thìa nước cốt chanh với nước ấm, liên tục vài ngày sẽ làm dịu tình trạng rối loạn. Lưu ý, không cho bé uống quá nhiều chanh và uống lúc đói, vì lượng axit lớn trong chanh có thể gây hại cho dạ dày.​​​

Mặc dù các mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguyên liệu dễ tìm, thực hiện đơn giản song bố mẹ cần tìm hiểu những lưu ý khi cho con uống. Đồng thời, khi áp dụng bất kỳ cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây hại đến hệ tiêu hóa và dạ dày của trẻ.

cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

 

6. Cách phòng ngừa rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ

Dưới đây là một vài cách giảm nguy cơ trẻ bị rối loạn hệ tiêu hóa mà bố mẹ có thể tham khảo: 

  • Thức ăn cho trẻ phải được nấu chín, mềm, dễ tiêu hóa và lưu ý không nêm quá nhiều gia vị khi chế biến.
  • Luyện cho trẻ thói quen nhai kỹ để giúp thức ăn nhanh chóng được tiêu hóa hơn.
  • Pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, không dùng sữa để quá một giờ đồng hồ. Bình và núm cần được rửa, tiệt trùng trước và sau khi sử dụng.
  • Tăng cường cho trẻ ăn các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như: sữa chua, rau mồng tơi, khoai, chuối tiêu, cam… nhưng không nên ăn nhiều loại trái cây khi đang bị đầy hơi.
  • Có thể xoa bóp quanh vùng rốn để làm giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng cho trẻ.
  • Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
  • Không cho trẻ vận động mạnh ngay sau khi ăn, điều này khiến lượng thức ăn bị xáo trộn khiến trẻ đau bụng, khó tiêu.
  • Ngoài cân đối 4 nhóm thức ăn, mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
  • Trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể mất nước và mất cân bằng điện giải thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng dung dịch oresol.

Hệ tiêu hóa bị rối loạn có ảnh hưởng lớn tới khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy giảm miễn dịch… Vì vậy bố mẹ cần đặc biệt quan tâm, theo dõi để nhận biết sớm các dấu hiệu, từ đó có cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ phù hợp, giúp con yêu luôn phát triển khỏe mạnh mỗi ngày.

Lưu ý, nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục, tiêu chảy nhiều lần trong ngày có nguy cơ mất nước hay kèm theo sốt cao… thì nên đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
mẹ ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Bật mí mẹ ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh vẫn có thể bị rối loạn tiêu hóa ngay khi bú sữa mẹ hoàn toàn. Do đó, mẹ nên bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Vậy mẹ ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh?