Nhảy đến nội dung
tại sao trẻ sơ sinh khóc nhiều

Trẻ sơ sinh khóc nhiều do đâu và cách khắc phục cho mẹ

Trẻ sơ sinh khóc nhiều, không liên tục, thậm chí ưỡn người, toàn thân trở nên đỏ ửng, tay nắm chặt… khiến nhiều cha mẹ xót xa. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và nên khắc phục như thế nào? Hãy cùng khám phá trong bài viết sau nhé!

1. Tại sao trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều?

Dưới đây là một vài nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc nhiều mà cha mẹ có thể tham khảo:

1.1. Do tiêu hóa có vấn đề

Ở những năm đầu đời, do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn khá non nớt và nhạy cảm, vì thế rất dễ mắc phải các vấn đề liên quan đường tiêu hóa như trẻ bị đầy hơi chướng bụng, khó tiêu hay mắc phải tình trạng táo bón - một trong những tác nhân chính khiến trẻ ngủ không ngon giấc và hay khóc về đêm. Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý, tiêu thụ các món ăn chứa quá nhiều đạm, đường, dầu mỡ, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu, đồ tươi sống (với trẻ bú mẹ); hoặc do sữa công thức có đạm sữa khó tiêu hóa (với trẻ uống sữa công thức).

1.2. Trẻ đói hoặc ăn quá no

Trong những năm đầu đời, trẻ có nhu cầu bú nhiều và liên tục. Vì thế, trẻ sơ sinh khóc nhiều trong đêm có thể là do bị đói. Ngược lại, khi bú quá no sẽ dẫn đến bị đầy hơi, khó chịu, trẻ cũng sẽ “lên tiếng” thông báo đến cha mẹ.


Xem thêm: Điểm danh 8 dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ


1.3. Đau bụng

Nếu mẹ theo dõi và nhận thấy tâm trạng và sức khỏe của con ổn định vào buổi sáng, chỉ thường khóc dai dẳng vào ban đêm, thì có thể đây là dấu hiệu trẻ bị đau bụng. Tình trạng này có thể là do hệ tiêu hóa non nớt của trẻ không hấp thu tốt các dưỡng chất có trong sữa, gây ra đau bụng và các vấn đề tiêu hóa, đường ruột.

1.4. Bé cần ợ hơi

Nếu trẻ sơ sinh khóc nhiều sau ăn thì có thể là do trẻ mở miệng lớn khi bú mẹ hoặc bú bình, dẫn tới nuốt nhiều khí làm tồn đọng lại trong cơ thể, dẫn đến khó chịu và quấy khóc.

1.5. Trẻ cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh

Trẻ sơ sinh muốn được ủ ấm nhưng không thích quá nóng; đồng thời cũng cảm thấy khó chịu khi bị lạnh. Vì vậy, khi cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể khiến trẻ sơ sinh tự nhiên khóc nhiều.

1.6. Trẻ muốn được âu yếm

Trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện về các giác quan nhưng bé có thể nhận biết mùi hương đặc trưng của từng người. Đặc biệt là ghi nhớ gương mặt, giọng nói và nhịp tim của mẹ. Vì thế, bé quấy khóc nhiều đôi khi vì muốn cảm nhận mẹ đang hiện diện ngay bên cạnh để thấy an toàn hơn.

1.7. Trẻ bị đau

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đau, chẳng hạn như đau tai, dị ứng tã lót, loét miệng, mẩn da... Ngoài ra, “hội chứng ga-rô ngón” cũng có thể là lý do làm trẻ khóc vì đau. Đây là tình trạng khó phát hiện khi các sợi tóc vô tình quấn chặt quanh ngón chân hay tay của trẻ làm nghẽn tuần hoàn máu.

1.8. Trẻ khóc dạ đề

Khóc dạ đề cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều giờ, khóc thét từng cơn. Trẻ khóc dạ đề thường vào buổi chiều tối và ban đêm trong giai đoạn 2 - 3 tuần đến 3 tháng tuổi. 

1.9. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng trẻ sơ sinh khóc quá nhiều có thể vì nhiều lý do khác nhau như trẻ ngủ chưa đủ giấc, mọc răng, tã bị dơ… khiến bé khóc nhiều không chịu ngủ, mệt mỏi. 

lý do tại sao khiến bé khóc

 

2. Trẻ sơ sinh khóc nhiều có ảnh hưởng gì không?

Bé quấy khóc nhiều được cho là hiện tượng sinh lý bình thường khi trẻ chưa kịp làm quen với môi trường xung quanh. Tuy nhiên nếu trẻ khóc kèm theo các dấu hiệu bất thường như sau thì cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay:

  • Sốt, nôn ói, tiêu chảy, sình bụng, đi ngoài ra máu.
  • Biểu hiện cơ thể tái xanh, tím người. 
  • Trẻ có sự thay đổi về giờ giấc, thói quen ăn uống, hành vi hằng ngày.
  • Trẻ khóc sau khi bị ngã, chấn thương.

Làm sao để biết trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người là do khó chịu hay bị bệnh?

Không ít mẹ cho rằng trẻ sơ sinh khóc dữ dội không phải là bệnh lý mà chỉ là một biểu hiện bình thường ở trẻ sơ sinh, hay còn gọi là khóc dạ đề, sau một thời gian là khỏi.

Thực tế, nếu trẻ khóc dạ đề bình thường, thời gian khóc có thể kéo dài nhưng trẻ vẫn có thể ăn, ngủ được bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn khóc của trẻ kéo dài kèm theo biểu hiện lạ khác thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý.

3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh khóc nhiều?

Để cải thiện tình trạng khóc nhiều ở trẻ sơ sinh và giúp trẻ phát triển ổn định, cha mẹ có thể làm những việc sau:

3.1. Cố gắng giữ bình tĩnh

Điều quan trọng nhất khi dỗ trẻ khóc là cha mẹ phải kiểm soát được trạng thái cảm xúc của mình theo chiều hướng tích cực. Vì trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với cách đối xử của người xung quanh. Ngoài ra, chỉ khi bình tĩnh, mẹ mới nhận ra thông điệp trẻ muốn truyền tải. Vì thế, mẹ nên cố gắng giữ tâm trạng tốt nhất để nhẹ nhàng thể hiện tình yêu thương giúp trẻ thấy thoải mái hơn.

3.2. Trấn an trẻ bằng cách ôm ấp, âu yếm

Ôm trẻ vào lòng hoặc để trẻ ngồi sát vào cơ thể của mẹ. Như thế, trẻ sẽ cảm nhận được nhịp tim và hơi ấm quen thuộc của mẹ để thấy an toàn, dễ chịu hơn. Ngoài ra, nếu mẹ hát ru và đu đưa trẻ nhẹ nhàng cũng giúp trẻ quên đi cảm giác khó chịu, thoải mái và bớt khóc hơn.

3.3. Massage, xoa bụng cho trẻ

Mẹ có thể xoa nhẹ nhàng bụng của trẻ giúp giảm các vấn đề tiêu hóa, giúp trẻ thoải mái cơ thể và nín khóc. 

3.4. Chú ý chế độ dinh dưỡng

Sức khỏe hệ tiêu hóa có tác động đến sự phát triển toàn cơ thể và cả tâm trạng của bé yêu. Một chút khó chịu trong chiếc bụng non nớt và nhạy cảm cũng có thể làm bé khóc cả ngày. Chính vì thế, để đảm bảo hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho con bú, không nên sử dụng các loại thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê và hạn chế ăn thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…) sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Trường hợp mẹ ít sữa hoặc không có sữa cung cấp đủ cho trẻ trong 6 tháng đầu đời, nên ưu tiên chọn loại sữa công thức có kết cấu đạm mềm, nhỏ, để trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Đồng thời, sữa chứa nhiều chất xơ sẽ góp phần tăng cường sức khỏe tiêu hóa, hạn chế mắc các bệnh liên quan đường tiêu hóa hiệu quả. 

3.5. Tạo môi trường ấm áp, điều chỉnh ánh sáng ở mức thấp, ngăn tiếng ồn

Không gian ấm áp, yên tĩnh cho bé cảm giác thoải mái, ít khóc và dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, mẹ có thể ru con ngủ bằng tiếng ồn trắng (là âm thanh đặc biệt dễ chịu giúp khắc phục tạp âm) để át đi các tiếng ồn xung quanh.

3.6. Đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ

Mẹ cho trẻ bú no nếu trẻ đói, thay tã nếu tã ướt, vỗ ợ hơi nếu trẻ cần được ợ hơi, thay quần áo thoải mái hơn nếu quần áo của trẻ gây khó chịu hoặc giữ ấm nếu trẻ bị lạnh. 

trẻ sơ sinh vừa khóc vừa ưỡn người

4. Một số câu hỏi thường gặp khi trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều

Dưới đây là các câu hỏi kèm lời giải đáp liên quan đến vấn đề quấy khóc của trẻ sơ sinh, mẹ tham khảo nhé.

4.1. Bé khóc nhiều trước khi ngủ do đâu?

Trẻ quấy khóc trước khi ngủ có thể do các nguyên nhân như đói bụng, khó chịu, chưa muốn đi ngủ, tã ướt, phòng ngủ quá sáng hoặc có tiếng ồn lớn,... Để khắc phục, mẹ nên tập cho trẻ phản xạ đi ngủ, chẳng hạn như thông báo trước cho trẻ về giờ đi ngủ, lau người với nước ấm, bú no, đọc truyện,... Khi trẻ đã quen với các hoạt động trước khi đi ngủ con sẽ bớt quấy khóc hơn. 

4.2. Trẻ sơ sinh khóc nhiều bị lồi rốn nên làm thế nào?

Trẻ khóc nhiều bị lồi rốn thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên nếu rốn lồi ngày càng nhiều thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị nhé. 

4.3. Khi trẻ khóc, có nên để con tự nín khóc không?

Mẹ không nên để mặc trẻ khóc, vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của con. Trẻ khóc nhiều giờ có thể gây ức chế não bộ, tăng hormone stress, dẫn đến tình trạng lo lắng, tâm lý không ổn định, dễ tổn thương khi con lớn lên. Do vậy, khi trẻ khóc, mẹ nên vỗ về và ôm ấp, không nên để con khóc nhiều giờ liên tục. 

4.4. Trẻ sơ sinh khóc nhiều có bị viêm họng không?

Viêm họng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều. Lúc này cổ họng của trẻ bị sưng, khó chịu và đau khi nuốt. Đặc biệt là khi bú sữa trẻ sẽ khóc nhiều hơn.

Hy vọng bài viết trên sẽ bổ ích và giúp các mẹ tìm được biện pháp xử lý khi trẻ sơ sinh khóc nhiều. Bên cạnh đó, mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng cảm xúc và sức khỏe của con để kịp thời nhận biết những dấu hiệu bất thường khi trẻ khóc nhiều và dai dẳng.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thực phẩm dễ tiêu hóa cho bé

10+ thực phẩm dễ tiêu hóa cho bé không thể bỏ qua

Khác với người lớn, hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ còn khá non nớt và dễ mắc phải các vấn đề về tiêu hóa. Vì thế, lựa chọn cho con thực phẩm dễ tiêu hóa, không gây chướng bụng, khó tiêu là ưu tiên hàng đầu mà các mẹ cần lưu ý. Hãy cùng Friso điểm qua 10+ loại thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa cho trẻ qua bài viết dưới đây nhé.