Nhảy đến nội dung
cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh: Tư thế đúng và lưu ý

Nắm rõ cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn không chỉ giúp con phòng tránh được các vấn đề về hệ tiêu hóa, mà còn giúp trẻ ngủ ngon hơn. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết bố mẹ đã vỗ ợ hơi cho con đúng cách chưa nhé!

1. Tại sao trẻ sơ sinh cần ợ hơi?

Trong quá trình bú, trẻ có thể nuốt phải nhiều không khí vào dạ dày gây ra tình trạng đầy hơi, khó chịu, thậm chí là đau bụng cho con. Vì vậy, việc vỗ ợ hơi sẽ giúp giải phóng lượng bọt khí thừa này lên thực quản và thoát ra ngoài giúp con thoải mái hơn.

2. Hướng dẫn 3 cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú

Để giúp con ợ hơi nhanh chóng, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

2.1. Tư thế 1: Mẹ ngồi thẳng lưng và ôm con vào ngực

Cách vỗ ợ hơi cho bé cơ bản nhất là tư thế ôm con vào ngực. Mẹ chỉ cần ôm con theo phương thẳng đứng, để cằm con đặt thoải mái lên vai mẹ. Mẹ dùng một tay nâng đỡ phần đầu và cổ con. Đồng thời, mẹ chụm tay còn lại nhẹ nhàng xoa và vỗ nhẹ vào lưng theo thứ tự từ dưới lên. Trong lúc thực hiện mẹ nên đi bộ quanh phòng để có hiệu quả tốt hơn.

cách vỗ ợ hơi cho bé

 

2.2. Tư thế 2: Bế trẻ ngồi dậy và giữ con ngồi trên đùi

Với cách này, mẹ hãy đặt con ngồi lên đùi giữ cho cơ thể trẻ hơi ngả về phía trước. Sau đó, mẹ dùng một tay đỡ phần cằm trẻ (lưu ý không tác động lực mạnh vào phần cổ của con). Tay còn lại mẹ nhẹ nhàng xoa và vỗ nhẹ lên lưng bé theo chiều từ dưới lên trên để giúp con ợ hơi nhanh hơn.

2.3. Tư thế 3: Mẹ cho trẻ nằm trên đùi

Để thực hiện cách vỗ ợ hơi này cho trẻ sơ sinh, mẹ cần đặt con nằm sấp trên đùi mình. Tiếp đến, mẹ dùng một bàn tay để nâng đỡ phần cằm và ngực trẻ. Đồng thời, tay còn lại mẹ vừa xoa vừa vỗ nhẹ nhàng lên lưng con. Với cách này mẹ cần lưu ý là đỡ con nhẹ nhàng, tránh tạo áp lực lên vùng cổ trẻ nhé!

3. Những câu hỏi thường gặp khi vỗ ợ hơi cho bé

Ngoài thắc mắc về tư thế vỗ ợ hơi đúng thì các vấn đề dưới đây cũng được nhiều mẹ bỉm quan tâm.

3.1. Đâu là thời điểm bố mẹ nên cho trẻ ợ hơi?

Tốt nhất, bố mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau mỗi lần bú hoặc giữa cữ bú. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu không thoải mái trong khi đang bú thì hãy cho con ngừng ăn để vỗ ợ hơi. Còn đối với những trẻ có tình trạng nôn trớ nhiều, mẹ nên vỗ ợ hơi cho con thường xuyên cả đêm và ngày.

3.2. Phải làm gì khi bé không ợ hơi?

Khi áp dụng một trong những cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh kể trên nhưng con vẫn còn các dấu hiệu bị đầy hơi như quấy khóc, cong lưng, thu chân vào bụng… Thì mẹ có thể cho con nằm ngửa trên giường, rồi nhẹ nhàng xoa bóp từ vùng bụng đến hai chân con như cách chân chuyển động khi đi xe đạp. Nếu tình trạng đầy hơi vẫn không thuyên giảm, bố mẹ hãy đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

 

3.3. Vì sao bé vẫn bị nôn trớ dù đã vỗ ợ hơi đúng cách?

Nếu mẹ đã thực hiện đúng tư thế vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh, nhưng con vẫn có dấu hiệu nôn trớ thì rất có thể bé đang mắc phải một số bệnh nội, ngoại khoa như bệnh về đường tiêu hóa, viêm màng não mủ, xuất huyết não, co thắt môn vị… Do đó, nếu con nôn trớ nhiều, liên tiếp thì bố mẹ cần đưa trẻ đến phòng khám ngay nhé!

>> Xem thêm: Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Mẹ cần xử lý thế nào cho đúng?

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các bậc phụ huynh nắm rõ cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh đúng nhất. Tuy đây là tình trạng thường gặp, nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan mà hãy thường xuyên theo dõi bé để kịp thời hỗ trợ con khi cần nhé!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa và cách xử trí hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là hiện tượng thường gặp trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều lần trong ngày thì bố mẹ đặc biệt lưu ý, quan sát con và đưa đi thăm khám kịp thời. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ sữa, ọc liên tục là gì và làm sao để khắc phục nhanh chóng? Mời các bậc phụ huynh cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau!