Giai đoạn VÀNG phát triển trí não ở trẻ không nên bỏ lỡ
Cuộc đời mỗi người luôn gắn liền với những cột mốc quan trọng, trẻ sơ .... read more
Đối với trẻ sơ sinh, 7 ngày đầu tiên sau khi chào đời đặc biệt quan trọng, vì đây vẫn còn là thời kỳ chu sinh nên trẻ có nguy cơ tử vong cao (chiếm 50%), nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, khi chăm sóc bé sơ sinh những ngày đầu, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Cho trẻ mặc quần áo đầy đủ, bao tay chân, đội mũ và đắp chăn mỏng để giữ ấm cơ thể là cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mẹ cần quan tâm hàng đầu. Điều này nhằm tránh làm trẻ bị lạnh, hạ thân nhiệt.
Bên cạnh đó, vào mùa hè, mẹ có thể bật điều hòa nhưng chỉ nên tối đa ở mức 26 - 28 độ C. Ngoài ra, khi nuôi trẻ sơ sinh tháng đầu mẹ nên chú ý nằm gần con, vừa giúp trẻ nhận được hơi ấm vừa kịp thời xử lý khi có vấn đề bất ngờ xảy ra.
Khi rời xa “tổ ấm” đầy đủ dinh dưỡng trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi cần nhiều năng lượng để chống chịu với môi trường bên ngoài nên rất hay bị đói. Trong đó, số cữ bú của trẻ sơ sinh thường lên đến 8 - 12 lần/ngày và lượng sữa mà bé bú không giống nhau. Vì thế, cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 1 tháng tuổi đảm bảo con phát triển khỏe mạnh là mẹ nên cho bú thường xuyên theo nhu cầu, thay vì theo giờ nhất định.
Sữa mẹ tiết ra trong những ngày đầu sau sinh không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao gấp 10 lần so với sữa ở các giai đoạn kế tiếp, mà còn có tác dụng như kháng sinh tự nhiên bảo vệ bé trước nguy cơ mắc các bệnh như sởi, tiêu chảy, các bệnh về đường hô hấp… trong 6 tháng đầu đời.
Vì các lợi ích tuyệt vời trên, chuyên gia khuyến khích cách chăm con mới sinh tốt nhất là mẹ nên cho bé yêu bú sữa càng sớm càng tốt:
• Nếu mẹ sinh thường, cho trẻ bú ngay sau sinh khoảng nửa giờ.
• Nếu mẹ sinh mổ thì nên đợi sau sinh khoảng 6 giờ để tác động của thuốc đã mất đi hoàn toàn trong sữa mẹ.
>> Xem thêm: Mẹ nên sinh thường hay sinh mổ thì tốt hơn?
Nhận biết sự xuất hiện và màu sắc của phân su có gì bất thường là cách chăm sóc em bé mới sinh mẹ cần nắm rõ. Theo đó, trong khoảng 24 giờ sau sinh, bé 0 tháng tuổi sẽ đi ngoài ra một loại phân đặc dính màu đen đậm hoặc xanh đen, không mùi và khó làm sạch, gọi là phân su. Đây cũng chính là dấu hiệu để mẹ biết rằng đường ruột của bé đang bắt đầu hoạt động tốt.
Tuy nhiên, nếu trong vòng 1 ngày đầu tiên mà trẻ không đi ra phân su và sau khoảng 5 ngày mà phân vẫn giữ màu như phân su thì mẹ cần mau chóng thông báo cho bác sĩ thăm khám, đề phòng trẻ mắc bệnh xơ nang, tuyến giáp, tắc nghẽn đường ruột…
Thông thường, bé sơ sinh ngủ rất nhiều (tổng thời gian ngủ có thể lên đến 16 tiếng/ ngày) và chỉ thức khi đói hoặc tã bị ướt. Sau một thời gian, tổng giờ ngủ của bé sẽ giảm xuống, đồng thời thời gian ngủ của bé cũng đi vào khuôn khổ hơn. Vì thế trong quá trình nuôi con từ 0 đến 3 tháng tuổi, nếu thấy bé sơ sinh ngủ nhiều bú ít mà vẫn vui vẻ, tăng cân đều đặn thì mẹ không phải quá lo lắng.
Bên cạnh đó, có một số biểu hiện sinh lý bất thường của bé mà mẹ cần đặc biệt chú ý bao gồm: 2 ngày trở lên mà bé không đi ngoài, sụt cân bất thường, vàng da, thở khò khè, cứng hàm, ngủ li bì (không thức để bú hoặc khi tã bị ướt)… Lúc này mẹ cần đưa ngay bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra để có cách xử lý kịp thời, tránh để tình trạng trầm trọng hơn.
Trường hợp đầu của bé có xuất hiện bướu huyết thanh, phụ huynh không nên tự ý chọc hút có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm. Tốt nhất, cách chăm sóc bé sau sinh an toàn, khỏe mạnh là theo dõi biểu hiện và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trải qua 7 ngày đầu sau sinh, những ngày tiếp theo là lúc mẹ và bé cùng nhau bước vào hành trình mới với nhiều thay đổi thú vị hơn. Để có cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo từng tháng chuẩn khoa học, mời mẹ cùng đọc tiếp những thông tin dưới đây:
Do phản xạ khi mới chào đời còn khá non nớt, nên hầu hết trẻ sơ sinh rất dễ bị ọc sữa hay nôn trớ mỗi khi bú. Lúc này, phụ huynh nên hỗ trợ con bằng cách cho bé bú đúng tư thế. Cụ thể:
Đối với trẻ bú mẹ: Bế em bé lên bằng 2 tay và ngồi xuống ghế hoặc giường có điểm tựa vững chắc. Đặt thân và đầu của bé nằm trên một đường thẳng sao cho bụng của mẹ và bé áp sát với nhau, đặt bé ở vị trí đối diện với núm vú. Khi bé đã ổn định thì mẹ có thể bắt đầu cho bé bú.
Đối với trẻ bú bình: Đặt bé nằm trên mặt giường bằng phẳng. Điều chỉnh tư thế đầu cao hơn phần thân từ cổ trở xuống, tránh để con quay nghiêng trái phải. Khi con đã ổn định tư thế hoàn toàn, mẹ có thể cho bú.
Ngoài ra, một mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh tránh ọc sữa được nhiều người áp dụng là: Giúp bé ợ hơi sau khi bú xong bằng cách bế ở tư thế thẳng đứng, ngực áp vào 1 bên ngực của mẹ, mặt kề lên hõm vai rồi vỗ nhẹ lưng.
Trẻ sơ sinh thường rất dễ bị nhiễm trùng đường rốn. Vì vậy, trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi không thể thiếu việc tắm và vệ sinh rốn cho bé.
Nên:
• Chuẩn bị đầy đủ khăn, tã, quần áo, nước tắm, thuốc nhỏ mắt, mũi,... để đảm bảo trẻ được giữ ấm ngay sau khi tắm xong.
• Nơi tắm cũng phải kín gió để tránh bé yêu bị cảm lạnh.
• Một cách chăm trẻ sơ sinh trong tháng để con mau rụng rốn là vệ sinh kỹ càng bằng nước muối sinh lý, rồi lau bằng khăn mềm sạch. Sau đó để rốn thông thoáng, không nên băng kín lại.
• Chọn xà phòng tắm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh với thành phần tự nhiên, dịu nhẹ.
• Lau người trẻ thật khô rồi mới mặc quần áo.
Không nên:
• Tùy tiện sử dụng các loại lá để tắm cho trẻ.
• Bôi hay sử dụng hóa chất để rửa rốn cho trẻ.
• Khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi vào mùa đông, mẹ không nhất thiết phải tắm cho con hàng ngày có thể gây cảm lạnh.
Trong những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh, biết cách bế trẻ cẩn thận cũng là điều quan trọng. Bởi xương trẻ sơ sinh rất mềm, yếu, nếu bế không đúng cách sẽ gây hại cho hệ xương của con.
• Hãy bắt đầu bằng cách âu yếm trò chuyện để giúp bé không giật mình, khóc hoảng vì bất ngờ bị nhấc lên khỏi chỗ nằm. Trong khi đó mẹ luồn một tay xuống dưới cổ bé để đỡ lấy đầu bé.
• Tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới một cách chắc chắn.
• Khi đặt con xuống mẹ cũng phải nhớ giữ đầu bé.
Làn da của em bé rất mỏng manh và dễ bị kích ứng. Do vậy, khi chăm sóc da trẻ sơ sinh mẹ cần “bỏ túi” các điều sau:
• Chọn mua quần áo, khăn tã bằng chất cotton mềm mịn. Quần áo phải được cắt mác cẩn thận, tránh để cứa vào da làm bé trầy xước.
• Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng thô bởi các sản phẩm này thường có độ kiềm cao, dễ làm kích thích da của bé.
• Nên sử dụng các loại kem bôi, phấn rôm… rõ nguồn gốc, an toàn, không chứa hóa chất độc hại.
• Sữa tắm dịu nhẹ có độ pH cân bằng, phù hợp với sinh lý của da.
• Tuyệt đối không để tã ẩm quá lâu có thể làm bé bị hăm tã, kích ứng, nổi mẩn…
Để giúp đôi mắt trẻ sơ sinh phát triển một cách tốt nhất, cha mẹ nên chú ý vệ sinh mắt đúng cách theo hướng dẫn dưới đây:
• Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.
• Chuẩn bị nước muối sinh lý chuyên dùng và 2 miếng gạc vô khuẩn.
• Thấm ướt gạc vô trùng bằng nước muối. Sau đó lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến cuối đuôi mắt.
• Nên vệ sinh mắt cho trẻ 3 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi ngủ.
Khi vệ sinh cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần chú ý đến các bộ phận như lưỡi và mũi bởi lúc này chúng còn khá nhạy cảm:
• Tránh để mắt trẻ tiếp xúc với hóa chất, xà phòng thô. Nếu trẻ bị chảy nước mắt, xuất hiện ghèn thì chỉ cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý.
• Dùng khăn mặt riêng và sạch sẽ để lau mặt cho bé.
• Thường xuyên nhỏ thuốc mắt, mũi và lau miệng trẻ sau khi bú, nhằm tránh vi khuẩn tích tụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
• Đừng quên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh và làm sạch lưỡi của bé. Đây là cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi trở lên được nhiều mẹ áp dụng trong giai đoạn ăn dặm, để giúp tránh nguy cơ mắc bệnh về nướu hay răng miệng.
Một trong những lưu ý hàng đầu trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z chính là chú ý đến giấc ngủ của bé. Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Để giúp bé có một giấc ngủ “đúng chuẩn” mẹ hãy:
• Nhẹ nhàng vỗ về để bé dần đi vào giấc ngủ.
• Thường xuyên thay tã.
• Tắt đèn khi đến giờ ngủ của bé.
• Cho bé bú no trước khi ngủ.
>> Xem thêm: 5 cách cho bé ngủ xuyên đêm trọn vẹn
Để tránh bị hăm tã và các vấn đề về da khác, mẹ nên thay tã ngay sau khi bé yêu đi ngoài. Khi thay tã, mẹ cần:
• Vệ sinh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé bằng khăn mềm và nước ấm.
• Lau theo hướng từ trước ra sau.
• Thoa kem thêm chống hăm hoặc kem bảo vệ da trước khi mặc tã mới cho trẻ.
Khi chọn tã cho con:
• Đối với tã vải: Chọn loại có kích cỡ thích hợp, có tính năng chống hăm, ngứa.
• Đối với tã giấy: Chọn loại có chất liệu cotton mềm, thấm nước tốt
Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng việc quấn tã chặt là cách nuôi con nhỏ mới sinh không bị giật mình, quấy khóc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, hành động này không chỉ khiến trẻ bí bách, nóng bức mà còn có nguy cơ làm ép khớp háng của trẻ phải duỗi thẳng và hướng ra trước liên tục, dẫn đến chân bị lệch trục.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh chưa đầy tháng có cơ chế thoát nhiệt qua da đầu, nên mẹ chú ý chỉ đội mũ cho con che thóp vào ban đêm hoặc khi đi ra ngoài. Khi ở trong nhà hãy để đầu bé được thông thoáng. Đồng thời, do cơ thể trẻ chưa tự điều hòa thân nhiệt, vì thế khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu mẹ không nên đội mũ hay trùm khăn kín mít sẽ khiến mồ hôi ra nhiều, trẻ ngứa ngáy và khó chịu.
Đối với cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi, mẹ nên chuẩn bị sẵn nhiệt kế để kịp thời phát hiện nhiệt độ bất thường của bé (nếu có). Trong đó:
• Khi đo nhiệt độ ở nách: Đặt nhiệt kế vào nách bé và giữ trong khoảng 2 phút, nhiệt độ ở nách cộng thêm 0,5 độ C mới là nhiệt độ thực tế của bé.
• Khi đo nhiệt độ ở hậu môn: Đặt nhiệt kế vào hậu môn bé và giữ trong 1 phút, nhiệt độ đo được ở hậu môn chính là thân nhiệt thật của bé.
Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 – 37,5°C. Vì thế:
• Nếu nhiệt độ của bé thấp hơn 36,5 độ C, mẹ cần ủ ấm cho bé ngay.
• Nếu nhiệt độ của bé cao hơn 37,5°C, mẹ nên bỏ bớt khăn, mền, cởi bớt quần áo, mũ, vớ, cho bé bú nhiều hơn, theo dõi nhiệt độ của bé thật kỹ.
• Nếu nhiệt độ của bé cao hơn 38°C, bé đã bị sốt. Ngoài bỏ bớt khăn, áo, mũ,... mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.
Lưu ý trong cách chăm sóc trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi cha mẹ nhất định phải nhớ, là không nên để người khác ôm, hôn vào miệng trẻ. Do cơ thể trẻ rất yếu ớt và sức đề kháng kém, việc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và các loại vi trùng có hại xâm nhập gây bệnh cho con.
Trong 24 giờ sau khi sinh, bé sẽ được tiêm bổ sung vitamin K và chủng ngừa viêm gan B chủng ngừa vắc xin lao (BCG) tại bệnh viện. Những mũi tiêm sau đó (sởi, quai bị, ho gà,...) mẹ cần theo dõi lịch để đưa bé đi tiêm đúng thời gian tại các cơ sở tiêm phòng. Trong quá trình thăm khám, cha mẹ nên hỏi thăm bác sĩ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, nhằm tạo nền tảng đảm bảo con phát triển khỏe mạnh trong tương lai.
Vào những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa và sức đề kháng non nớt của con chính là mối quan tâm lớn nhất của nhiều mẹ bỉm. Bởi khi các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện, trẻ rất dễ mắc phải các bệnh về tiêu hóa. Vì thế bổ sung thêm sữa tăng cường chức năng tiêu hóa và đề kháng cho con yêu lúc này là cách chăm sóc trẻ dưới 6 tháng tuổi rất cần thiết đấy mẹ ơi!
Trong quá trình chăm sóc bé từ 0 - 6 tháng tuổi, các mẹ cũng có một số câu hỏi như:
- Cho trẻ tắm đúng cách như thế nào?
Khi đã chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết (dầu gội, khăn, nước muối sinh lý, quần áo, bao tay…), mẹ hãy tiến hành tắm cho trẻ theo các bước sau:
• Dùng khăn (gạc) thấm nước và làm ướt tóc bé.
• Lấy một ít dầu gội thoa đều lên tóc rồi xả sạch, lau khô đầu.
• Cho bé vào trong chậu nước có hòa sẵn sữa tắm. Sau đó để bé sang chậu nước khác và nhẹ nhàng rửa trôi xà phòng.
• Đặt bé nằm trên giường có lót khăn xô khổ lớn, lau khô và ủ ấm.
• Nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch mắt, mũi rồi dùng bông gòn lau từ trong ra ngoài. Lấy tăm bông làm vạch mép tai cho bé.
• Thấm sạch nước quanh rốn bằng gòn rồi lau khô bằng nước muối.
• Mặc quần áo, tã, bao tay, vớ là xong.
- Bao lâu thì nên thay tã cho trẻ sơ sinh?
Thông thường, trẻ bú sữa mẹ đi ngoài 4 lần hoặc nhiều hơn, còn trẻ bú sữa công thức thì khoảng 1 - 3 lần (tùy từng bé). Do vậy, mẹ nên chú ý thay tã thường xuyên ngay sau khi bé tè hay đại tiện để tránh tình trạng con bị hăm tã, kích ứng da.
- Làm thế nào để dạy trẻ phân biệt ngày và đêm?
Vì chưa phân biệt được ngày đêm nên đa phần bé có thể ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều vào ban đêm. Do đó, bí quyết nuôi trẻ sơ sinh mau lớn hiệu quả là dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm, bằng cách:
• Vào ban ngày, khi bé thức mẹ hãy:
• Chơi đùa, trò chuyện với bé càng nhiều càng tốt.
• Hát cho bé nghe mỗi khi cho bú ở cữ ban ngày.
• Đảm bảo ánh sáng chiếu vào phòng nhiều hơn.
• Không cần “cắt đứt” các tiếng ồn thông thường như tiếng tivi, máy giặt…
• Nhẹ nhàng đánh thức bé dậy khi con có dấu hiệu thiu thiu ngủ.
Ban đêm, mẹ nên:
• Giữ không gian yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm.
• Sử dụng đèn ngủ ánh sáng dịu, không trò chuyện với bé nhiều.
- Nên đặt bé ngủ sao cho đúng?
Với cách chăm sóc trẻ sơ sinh hơn 1 tháng tuổi trở lên, cha mẹ cần theo dõi cẩn thận đến tư thế ngủ của con. Theo đó, cần đảm bảo trẻ nằm ngửa khi ngủ, bởi nếu trẻ ngủ trong tư thế sấp quá lâu có thể dẫn đến nguy cơ đột tử (SIDS). Thêm nữa, mẹ không nên để gối, thú nhồi bông quá nhiều xung quanh có thể đè vào mũi khiến trẻ ngạt thở.
- Khi nào trẻ sơ sinh biết lật?
Đây là thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm trong quá trình tìm hiểu cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi. Theo đó, bước vào tháng thứ 4, bé có thể tự nhấc đầu và vai cao hơn, sử dụng cánh tay để nâng thân mình. Tuy nhiên, để lật một cách thông thạo từ ngửa sang sấp và ngược lại, mẹ nên chờ đến khi bé được 6 tháng tuổi nhé.
Việc chào đón thiên thần nhỏ không chỉ mang đến hạnh phúc mà còn kèm theo nỗi băn khoăn làm thế nào để chăm sóc con tốt, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Hy vọng thông qua những cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi trên, bạn đã tự tin hơn trên hành trình làm mẹ đầy thuận lợi và suôn sẻ của mình.