Nhảy đến nội dung
Cùng bé yêu khôn lớn - Bé yêu 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc trẻ khỏe mạnh

Không chỉ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng, trẻ 4 tháng tuổi còn có nhiều sự thay đổi về vận động, nhận thức, giao tiếp và cảm xúc. Vậy trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Cùng Friso tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Các chỉ số phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Chắc hẳn mẹ đang thắc mắc trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và cao bao nhiêu cm. Theo thông tin từ bảng cân nặng và chiều cao của WHO, bé gái tròn 4 tháng tuổi có cân nặng trung bình là 6,4kg và cao khoảng 6,4cm. Còn bé trai 4 tháng có cân nặng trung bình 7kg và cao khoảng 61,7cm. 

2. Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Các mốc phát triển mẹ nên biết

Dưới đây là 6 điểm khác biệt của trẻ 4 tháng tuổi so với giai đoạn trước mà mẹ thường nhận thấy rõ ràng nhất: 

2.1. Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi về mặt nhận thức

Trẻ biết phân biệt người quen - người lạ, phản ứng với âm thanh quen thuộc và cười khoái chí khi thấy bố mẹ cũng như người thân xung quanh. Hơn nữa, trẻ còn rất thích thú với việc bắt chước biểu cảm khuôn mặt của người lớn.

2.2. Sự phát triển về cảm xúc ở trẻ 4 tháng tuổi

Bé 4 tháng tuổi biết làm gì? Đó là biết biểu đạt cảm xúc cá nhân như đói, buồn chán, thất vọng, buồn ngủ… qua giọng điệu và biểu cảm. Ví dụ, nếu không thích điều gì đó, bé thường hét toáng và khóc to. Ngược lại, nếu vui vẻ và phấn khích, bé sẽ cười ríu rít và nói bi bô. 

2.3. Sự thay đổi của trẻ 4 tháng tuổi về mặt vận động

Vì tay và mắt của bé lúc này đã phối hợp tốt nên bé 4 tháng tuổi có thể xuất hiện nhiều hành động đáng yêu. Chẳng hạn, thích đưa tay lên miệng, lật qua lại thuần thục, ôm đầu và ngực, gác khuỷu tay lên cằm khi nằm sấp, vươn tay chạm vào đồ vật yêu thích…  

trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì

 

Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa?

Từ 4 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu tập ngồi nếu bố mẹ trợ giúp đúng cách. Cụ thể trong giai đoạn này, vì phần xương đầu - cổ của trẻ chưa thực sự cứng cáp nên bố mẹ chỉ nên đặt trẻ ở tư thế ngồi trong một khoảng thời gian ngắn để con tập làm quen. 

 

2.4. Sự phát triển về giao tiếp ở trẻ 

Trước câu hỏi trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì, bố mẹ không khỏi bất ngờ khi bé yêu bập bẹ ngôn ngữ của riêng mình. Trẻ thích lắng nghe và đáp lại lời của bố mẹ với những tiếng bi bô, đi kèm các hành động phi ngôn ngữ như tươi cười, há miệng, nhăn nhó… để thể hiện mong muốn và cảm xúc. 

2.5. Sự phát triển về giác quan của trẻ 4 tháng tuổi 

Ở 3 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh chủ yếu nhìn thấy hai màu đen và trắng. Thế nhưng, bước sang tháng mới, thị giác của trẻ đã phần nào hoàn thiện hơn trước nên trẻ bắt đầu nhìn thấy những gam màu khác nhau như đỏ, xanh lục,… đồng thời mở rộng phạm vi quan sát. Do đó, trẻ rất hứng thú với các đồ vật màu sắc sặc sỡ và thường xuyên ngắm nhìn chúng.  

sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

 

2.6. Sự thay đổi về giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi còn thể hiện qua giấc ngủ. Thay vì mẹ phải đánh thức con dậy bú cách 2 - 3 tiếng/lần như giai đoạn 0 - 2 tháng tuổi, trẻ 4 tháng có thể tự ngủ một giấc sâu 7 - 8 tiếng buổi tối và 2 giấc ngủ ngắn ban ngày mà không cần phải thức dậy bú mẹ. 

3. Chăm sóc trẻ 4 tháng thế nào để con phát triển khỏe mạnh?

Sau đây là hướng dẫn chăm sóc chi tiết, giúp bố mẹ hỗ trợ con phát triển tốt: 

3.1. Cho con bú đủ sữa

Trong 6 tháng đầu, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Lượng sữa cần thiết cho em bé 4 tháng là 120 - 180 ml sữa/lần và cách 3 - 4 tiếng/lần bú. Vì vậy, mẹ nên duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để có nguồn sữa dồi dào và chất lượng cho trẻ bú. 

3.2. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi. Bởi lẽ, ngủ là lúc trẻ nạp năng lượng, tăng trưởng chiều cao và cải thiện tâm trạng. Do đó, để đáp ứng tổng thời gian ngủ trung bình của bé 4 tháng là 15 tiếng/ngày, bố mẹ hãy tạo không gian ngủ thoải mái, mở nhạc nhẹ nhàng và mang quần áo thoải mái cho con.   

3.3. Thay tã thường xuyên, ngừa hăm tã ở trẻ 

Hăm tã là tình trạng thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như da nhạy cảm, dị ứng với chất liệu làm tã, da bị ẩm ướt, bề mặt tã thô ráp… Để khắc phục vấn đề này, trong mỗi lần thay tã mới, bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ và nhẹ nhàng cho con bằng khăn bông mềm mại. Cùng với đó, phụ huynh đừng quấn tã quá chặt để tạo môi trường thông thoáng và hạn chế ẩm ướt bên trong. 

sự phát triển của bé 4 tháng tuổi

 

3.4. Chăm sóc đúng cách khi con mọc răng

Mọc răng sữa là một bước phát triển đầy thú vị của bé 4 tháng. Tuy nhiên, quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi chảy nhiều và gây ngứa ngáy nướu. Vì thế, trẻ thường xuyên cho đồ vật xung quanh vào miệng. Nhằm bảo vệ con trước vi khuẩn gây hại trong giai đoạn mọc răng, bố mẹ hãy chủ động vệ sinh và tiệt trùng đồ chơi thường xuyên, tìm mua cho trẻ vòng mọc răng để tập nhai và chà nhẹ lên nướu răng giúp giảm đau.  

3.5. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

Tiêm phòng là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh trước các bệnh lý nguy hiểm như như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B… Vì thế, bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng định kỳ theo lịch yêu cầu, nhằm tăng cường đề kháng vững chắc cho con.  

3.6. Dành thời gian chơi đùa, cùng con hoạt động 

Trò chuyện hay đọc sách cùng con là một hoạt động dễ thực hiện và đem lại hiệu quả tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi. Không chỉ tăng sự kết nối tình cảm giữa bố mẹ và em bé, trò chuyện, đọc sách còn giúp trẻ hoàn thiện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Từ đó, tạo nền tảng học nói dễ dàng hơn sau này.  

4. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu phụ huynh nhận thấy trẻ đã 4 tháng tuổi nhưng nhấc đầu không vững, không bày tỏ cảm xúc khi trò chuyện, không phát ra bất kỳ âm thanh nào… thì hãy đưa con đến bác sĩ ngay. Bởi lẽ, các triệu chứng đó có thể đang “cảnh báo” tình trạng sức khỏe bất thường của con. 

 

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì. Hy vọng bố mẹ đã “chất đầy túi” kinh nghiệm chăm sóc con đúng cách, từ đó tạo môi trường phát triển tốt nhất cho con trong những năm tháng đầu đời. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Cùng bé yêu khôn lớn - Bé yêu 5 tháng tuổi

Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc bé 5 tháng tuổi

Bé 5 tháng tuổi đã khá cứng cáp, bé gần như có thể ngồi mặc dù chưa vững, đồng thời biết cách thể hiện cảm xúc của chính mình. Vậy trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Bố mẹ hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!