Trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài: Do táo bón hay giãn ruột?
Khi trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài, nhiều cha mẹ lo lắng không biết.... read more
Trẻ 13 tuần tức là đã được 3 tháng tuổi, chiều cao và cân nặng của con cũng tăng lên đáng kể. Với bé gái, con nặng khoảng 5.8kg, cao khoảng 59.8cm. Còn với bé trai, con nặng khoảng 6.4kg và cao khoảng 59.3cm.
Trẻ sơ sinh 13 tuần đạt được các cột mốc phát triển như sau:
Trẻ có thể nâng đầu góc 45 độ và trườn người lên phía trước khi nằm sấp. Phần đầu và cổ cứng cáp hơn, trẻ có thể ngồi nếu được ba mẹ hỗ trợ. Hơn nữa, trẻ còn rất tò mò về bàn tay của mình, thường đóng/mở chúng và nhìn ngắm các ngón tay. Trẻ biết được bàn tay là một phần của cơ thể và cảm thấy thích thú khi có thể cầm, nắm, kéo. Lúc này, ba mẹ có thể đưa cho trẻ một vài món đồ vật để con cầm nắm nhé.
Khi được 13 tuần tuổi, các giác quan của trẻ chuyển sang một bước ngoặt mới, con nhận diện được ba mẹ rõ ràng, nhìn xa và sâu hơn, nhìn được các chuyển động với khoảng cách 609cm và thấy được màu sắc xung quanh. Bên cạnh đó, trẻ có thể nhận biết được mùi hương của ba mẹ, rất hay nhìn chăm chú vào mọi người, nếu không thấy ba mẹ thì con sẽ khóc hoặc khi nhìn thấy ba mẹ sẽ liền mỉm cười rất phấn khích.
Trẻ 13 tuần bập bẹ nhiều hơn, rất thích nói chuyện cùng với ba mẹ. Trẻ biết tạo âm thanh tiếng cười, tiếng rít để thu hút sự chú ý và có thể giao tiếp với mọi người bằng ánh mắt. Khi xung quanh im lặng, trẻ rất thích khám phá giọng nói của mình. Nhất là khi ngủ dậy mà chưa đói, trẻ sẽ không khóc mà tự nằm chơi và ê a để nghe tiếng của mình.
Xem thêm: Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 0 - 6 tuổi
Dưới đây là các lưu ý khi chăm sóc trẻ 13 tuần tuổi để con luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Ba mẹ theo dõi tiếp nhé.
Giai đoạn 13 tuần tuổi trẻ vẫn cần được bú sữa mẹ, trung bình là 120 - 180ml sữa/cữ, 4 - 5 cữ một ngày và mỗi cữ cách nhau khoảng 3 - 4 giờ.
Trẻ 13 tuần tuổi cần ngủ khoảng 14 - 16 giờ một ngày, trong đó 8 - 9 giờ cho giấc đêm và 4 - 6 giờ vào ban ngày. Tuy rằng lúc này con vẫn chưa thể ngủ xuyên đêm, mẹ vẫn phải dậy cho trẻ bú sữa nhưng so với thời điểm mới sinh thì đã bớt vất vả hơn. Hãy đảm bảo trẻ được ngủ đúng giờ và đủ giấc để kích thích sự phát triển của con nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu nên rất dễ bị đau ốm. Vì thế ba mẹ nên theo dõi lịch tiêm ngừa của Bộ Y tế và cho trẻ đi tiêm đủ các mũi ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Rotavirus, viêm màng não, viêm phổi.
Trẻ 13 tuần sẽ phát triển các kỹ năng tốt hơn nếu ba mẹ thường xuyên trò chuyện để con tập nói, cho trẻ chơi các món đồ treo lủng lẳng thúc đẩy kỹ năng phối hợp tay và mắt. Chưa kể, việc đọc truyện còn giúp trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh, nghe nhạc để tăng vốn từ vựng, vỗ tay theo nhạc để kích thích vận động tay.
Tin xem nhiều: Trẻ mấy tháng biết nói? Lưu ý gì khi dạy con tập nói?
Để da của trẻ luôn ẩm mịn, không bị khô ráp, ba mẹ nên chú ý chăm sóc da cho con. Hãy chọn các sản phẩm làm sạch lành tính, dành cho em bé; lau khô người sau khi tắm bằng cách dùng khăn thấm nhẹ nhàng; thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày; sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng.
Trẻ sơ sinh 13 tuần tuổi có thể gặp phải một vài vấn đề sức khỏe như:
Đây là tình trạng nhiễm trùng nấm men, có các mảng nhỏ màu trắng trên lưỡi, nướu, trong má hay môi của trẻ. Điều này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không muốn bú sữa và làm đầu núm vú của mẹ bị ngứa, châm chích. Để điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống nấm rơ lưỡi cho trẻ và thuốc bôi cho mẹ.
Nếu ba mẹ quấn tã cho trẻ quá chặt gây cọ xát da, không thay tã để cho phân hay nước tiểu ứ đọng lâu hoặc không làm sạch cho trẻ cẩn thận trước khi mặc tã đều là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Để cải thiện hăm tã, ba mẹ nên làm sạch da cho trẻ sạch sẽ bằng khăn mềm, giữ khô thoáng, thay tã mới thường xuyên,...
Tham khảo: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè nắng nóng, hạn chế ốm vặt
Ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ có những biểu hiện bất thường như không phản ứng với âm thanh, tiếng động; không thể ngẩng đầu khi nằm sấp; không cầm nắm được đồ vật; không có sự tương tác bằng mắt với mọi người; không chú ý đến bàn tay để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Có thể thấy, trẻ 13 tuần tuổi có rất nhiều sự thay đổi, chẳng hạn như tăng sự tương tác với mọi người, phân biệt được ba mẹ với người lạ, tầm nhìn tốt hơn, hình thành kỹ năng cầm nắm… Chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp con ngày càng phát triển hoàn thiện và tăng trưởng vững vàng. Nếu cảm thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ nhé.