Nhảy đến nội dung
mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

Vì sao trẻ gắt ngủ? Mách mẹ 9 cách xử lý hiệu quả

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng và phát triển về não bộ. Vì thế, trẻ gắt ngủ là một trong những vấn đề khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu và cách xử lý như thế nào? Mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

1.  Trẻ gắt ngủ là gì? Nguyên nhân khiến trẻ gắt ngủ

Gắt ngủ được hiểu là tình trạng trẻ khó chịu, quấy khóc trước khi đi ngủ hoặc đang ngủ giữa chừng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do:

1.1. Trẻ gặp vấn đề tiêu hóa 

Các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng,... khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và khó vào giấc ngủ.

Nếu trẻ đang dặm thêm sữa công thức, nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà mẹ không ngờ đến có thể là do công thức sữa chứa đạm sữa biến tính do bị gia nhiệt nhiều lần. Theo đó, đạm khá nhạy cảm với nhiệt độ, nếu trong quá trình sản xuất bị gia nhiệt nhiều lần thì có thể khiến cấu trúc đạm bị biến đổi, trở nên vón cục, làm cho bé khó tiêu, đầy hơi và nhiều khó chịu tiêu hóa khác.

trẻ gắt ngủ

1.2. Thiếu hụt vitamin D

Trẻ nhỏ thường có giấc ngủ ngắn, dễ tỉnh giấc nếu có tiếng động mạnh hoặc do môi trường ồn ào. Những điều này dễ làm cho trẻ ngủ không đủ giấc, từ đó dẫn đến gắt ngủ, quấy khóc.

1.3. Trẻ ngủ chưa đủ giấc

Trẻ có giấc ngủ ngắn, dễ tỉnh giấc nếu có tiếng động mạnh hoặc do môi trường ồn ào. Bên cạnh đó, nhiều trẻ còn thường xuyên uống 1 - 2 cữ sữa vào ban đêm. Những điều này dễ làm cho trẻ ngủ không đủ giấc, từ đó dẫn đến gắt ngủ, quấy khóc.

1.4. Trẻ quá buồn ngủ

Một số trường hợp trẻ có dấu hiệu buồn ngủ nhưng cha mẹ không nhận ra, làm cho con cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, dễ quấy khóc trước khi ngủ.

1.5. Ảnh hưởng từ môi trường

Các yếu tố từ môi trường như âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ,...đều  ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Nếu không gian phòng ngủ không phù hợp như quá sáng, nhiều tiếng ồn, nóng bức... có thể khiến con cảm thấy không thoải mái và cáu gắt trước khi ngủ. 

1.6. Không có giờ đi ngủ cụ thể

Nếu mẹ không tập cho con đi ngủ vào giờ cố định mỗi ngày, trẻ sẽ khó nhận biết lúc nào cần đi ngủ, dễ dẫn đến trạng thái khó chịu, quấy khóc.

1.7. Tã ướt hay quần áo không thoải mái

Nếu con có biểu hiện khó chịu khi chuẩn bị đi ngủ, mẹ nên thử kiểm tra quần áo, tã của con. Vì nếu tã ướt hoặc quần áo không thoải mái sẽ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái và trở nên gắt ngủ.

2. Bé gắt ngủ khó vào giấc, mẹ nên làm gì để khắc phục?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển từ thể chất đến trí tuệ của trẻ. Do đó, ba mẹ không nên để tình trạng trẻ gắt ngủ thường xuyên xảy ra vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con. Phụ huynh có thể áp dụng một số giải pháp sau để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ:

2.1. Chọn sữa công thức êm dịu với hệ tiêu hóa

Nếu bé đang dặm thêm sữa công thức, mẹ cần chú ý chất lượng đạm trong công thức sữa. Bởi đạm sữa nhạy cảm với nhiệt nên nếu trong quá trình sản xuất bị gia nhiệt nhiều lần có thể khiến đạm sữa bị biến đổi thành đạm vón cục, khó tiêu. Do vậy, mẹ nên ưu tiên chọn sữa có đạm mềm nhỏ, chỉ qua xử lý 1 lần nhiệt duy nhất để bảo toàn tối đa dưỡng chất, đồng thời giúp trẻ êm bụng, ngủ ngon giấc.

trẻ sơ sinh gắt ngủ

2.2. Bổ sung vitamin D 

Để tránh tình trạng con bị thiếu vitamin D dẫn đến gắt ngủ, mẹ nên bổ sung đủ khoáng chất này cho con. Thông thường, nhu cầu vitamin D ở trẻ là 400-600 IU/ngày. Mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ về hàm lượng vitamin D cần bổ sung cho trẻ theo từng độ tuổi cụ thể. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng (từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng) khoảng dưới 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ cơ thể trẻ tự tổng hợp vitamin D.

>> Xem thêm: Thực phẩm chứa nhiều vitamin D tốt cho trẻ

2.3. Trẻ no bụng trước khi đi ngủ

Trước khi trẻ ngủ, mẹ cần đảm bảo rằng con đã no bụng, nếu trẻ đói, mẹ nên cho trẻ dặm thêm 1 cữ sữa ấm 2 tiếng trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp con cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ và không bị thức giấc giữa đêm vì đói.

2.4. Đảm bảo cho trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc

Mẹ nên xây dựng cho con thời gian ngủ cố định và đủ giấc mỗi ngày. Như thế, đồng hồ sinh học sinh học của con sẽ được duy trì theo thời gian biểu nhất quán.

2.5. Chuẩn bị không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái

Để con có giấc ngủ ngon, mẹ nên chuẩn bị cho trẻ không gian phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh với nhiệt độ từ 27 - 28 độ và ánh sáng vừa phải . Đồng thời, phụ huynh nên tắt tivi, điện thoại, máy tính bảng hoặc mang những thiết bị này ra khỏi phòng ngủ của con nhé.

2.6. Ru trẻ ngủ khi con có dấu hiệu buồn ngủ

Một số chuyên gia đưa ra nhận định việc trẻ được ôm ấp, vuốt ve trước khi ngủ sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Vì thế, khi con có dấu hiệu buồn ngủ, mẹ hãy dỗ dành, ru ngủ giúp con cảm thấy thoải mái và có giấc ngủ ngon. 

2.7. Không rung lắc khi ru trẻ ngủ

Trẻ nhỏ cần sự dỗ dành nhẹ nhàng của mẹ để cảm thấy an tâm đi vào giấc ngủ. Do đó, mẹ không nên rung lắc khi ru con ngủ để tránh tình trạng trẻ khó ngủ, quấy khóc về đêm.

2.8. Kiểm tra cơ thể trẻ trước khi đi ngủ

Để con cảm thấy thoải mái khi chuẩn bị đi ngủ, mẹ nên đảm bảo bàn chân và bàn tay của con có nhiệt độ mát hơn so với thân thể. Ngoài ra, mẹ cũng nên kiểm tra tã và cho con mặc quần áo thoáng mát, dễ chịu nhé.

trẻ mấy tháng hết gắt ngủ

3. Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ

Hiện nay, cũng có nhiều mẹo dân gian giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu được các mẹ bỉm chia sẻ với nhau như: 

  • Đặt vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ: Mẹo đặt vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ có thể tạo ra mùi hương giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi ngủ. Theo đó, mẹ rửa sạch vỏ cam, chanh hoặc quýt và sấy khô để sử dụng được lâu hơn nhé.
  • Treo tỏi đầu giường: Người xưa quan niệm tỏi là một trong những thực phẩm chứa nhiều dương khí. Vì thế, nhiều người thường đặt tỏi đầu giường để giúp con ngủ sâu giấc.
  • Sử dụng cành dâu tằm: Với trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, dân gian thường có mẹo sử dụng cành dâu tằm. Với cách này, mẹ chỉ cần đặt cành dâu tằm ở gần con để trẻ dễ ngủ và ngủ ngon mỗi đêm.
  • Làm gối đinh lăng: Sử dụng gối đinh lăng là một trong những mẹo dân gian giúp con ngủ ngon hơn. Mẹ có thể tự làm loại gối này hoặc dễ dàng mua chúng trên thị trường hiện nay.

Dù được nhiều người chia sẻ, nhưng mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ chỉ mang tính chất tham khảo và hiệu quả chưa được kiểm chứng. Vì thế mẹ nên cân nhắc trước khi thực hiện. 

4. Hiện tượng gắt ngủ ở trẻ có đáng lo ngại không?

Với trẻ nhỏ, gắt ngủ là một tình trạng khá thường gặp. Tuy nhiên nếu tình trạng gắt ngủ kéo dài, khiến trẻ ngủ không đủ giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để có cách xử lý phù hợp. 

Bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ gắt ngủ và cách xử lý hiệu quả. Hy vọng có thể giúp mẹ an tâm đồng hành cùng bé yêu trong hành trình ngủ ngon - ăn khỏe - phát triển toàn diện nhé!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt khiến mẹ lo lắng vì không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm đến sức khỏe không. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và cách khắc phục trong bài viết sau nhé.