Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt khiến mẹ lo lắng vì không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm đến sức khỏe không. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và cách khắc phục trong bài viết sau nhé.

1. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là bệnh gì?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm theo bọt li ti có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như bất dung nạp với đường lactose, loạn khuẩn đường ruột, sốt vi-rút… Nhưng cũng có thể là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể:

1.1. Do bú sữa trước của mẹ

Sữa mẹ thường gồm sữa trước và sữa sau. Sữa trước thường chứa nhiều đường, ít chất dinh dưỡng. Nếu dùng loại sữa này sẽ gây ra tình trạng trẻ đi ngoài có bọt nhưng hoàn toàn không gây nguy hiểm. Vì vậy, trước khi cho con bú, mẹ nên vắt bỏ sữa đầu và cho con dùng sữa sau.

1.2. Bất dung nạp với đường lactose

Lactose có chức năng cung cấp đường rồi chuyển hóa thành năng lượng cho sự hoạt động của não và cơ thể. Trẻ bất dung nạp với đường lactose thường bị chướng bụng, tiêu chảy, phân có vị chua và xuất hiện bọt.

1.3. Chuyển chế độ ăn đột ngột

Từ 6 tháng là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm các loại thức ăn như bột, cháo, rau củ,... nghiền nhuyễn. Vì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện rất dễ xuất hiện hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt trong giai đoạn đầu tập ăn dặm.

 

Đây là phản ứng khá tự nhiên vì các chuyên gia cho rằng, sau thời gian thích ứng với việc tiêu hóa sữa mẹ và sữa công thức, hệ tiêu hóa tiếp cận các loại thức ăn ăn dặm sẽ gây ra một số phản ứng khiến trẻ bị tiêu chảy

1.4. Loạn khuẩn đường ruột

Tình trạng này có thể là do trong quá trình chăm sóc, cha mẹ chưa cẩn thận trong việc tiệt trùng các dụng cụ bé dùng như ti, bình sữa,... hoặc do trẻ sơ sinh có thói quen mút tay, tạo điều kiện cho vi rút, ký sinh trùng tấn công vào đường ruột, gây nên loạn khuẩn.

1.5. Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt như viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp, mắc hội chứng kém hấp thụ, suy dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh…

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nguy hiểm không?

Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nhanh, cơ thể mệt mỏi và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tạng,... Vì vậy, mẹ không nên chủ quan. Tốt nhất khi thấy trẻ bị tiêu chảy, kèm theo hiện tượng sủi bọt, mẹ nên nên đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có cách điều trị phù hợp.

Cách chữa trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt

 

3. Nên làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt?

Khi thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, mẹ có thể áp dụng những cách khắc phục sau:

3.1. Bổ sung chất lỏng cho trẻ

Tiêu chảy sẽ làm cơ thể trẻ bị mất nước nghiêm trọng. Do đó, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn trong ngày để bù lượng nước mất đi. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ để cho trẻ uống các loại nước giúp bù nước khác.

3.2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng (đối với mẹ)

Với trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh hơn. Mẹ nên bổ sung dinh dưỡng từ các loại rau củ, sữa chua, nước dừa… và hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, không đảm bảo vệ sinh.


Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và tránh ăn gì?


3.3. Đảm bảo vệ sinh các loại vật dụng

Mẹ nên đảm bảo con tiếp xúc với các vật dụng đã được vệ sinh sạch sẽ để tránh gây nhiễm khuẩn qua đường hô hấp hay hệ tiêu hóa. Các bình sữa, núm ti, chén ăn, muỗng cần được vệ sinh và tiệt trùng qua nước sôi hoặc máy tiệt trùng chuyên dụng.

3.4. Thay đổi sữa công thức

Mẹ cần kiểm tra thành phần sữa công thức để đảm bảo phù hợp với cơ địa của con. Nếu trẻ dùng sữa mới có dấu hiệu tiêu chảy sủi bọt thì nên dừng lại ngay và tham khảo bác sĩ để đổi sữa khác.

Một điều mẹ cần chú ý nữa là hệ tiêu hóa của trẻ cần thời gian để thích nghi với thành phần của sữa nên sẽ có tình trạng đi ngoài sủi bọt. Trong khoảng thời gian đó, mẹ nên bình tĩnh theo dõi tình trạng sức khỏe của con và xử lý kịp thời.

Nếu trẻ sơ sinh xảy ra hiện tượng đi ngoài có bọt, cha mẹ không nên tùy tiện cho bé sử dụng các loại thuốc hay chữa theo bất kỳ mẹo dân gian nào khi chưa được chỉ định của bác sĩ, để tránh làm tình trạng của bé nặng thêm.

4. Khi nào nên đưa trẻ đi thăm khám ngay?

Khi bé có các triệu chứng sau, cha mẹ cần phải đưa bé đi khám ngay:

  • Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt 2 ngày trở lên.
  • Phân của bé có bọt kèm chất nhầy màu xanh hoặc phân có lẫn máu.
  • Bé có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ ăn, sốt cao.
  • Cơ thể bé bị mất nước nghiêm trọng.

5. Cách phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt 

Để phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

   • Cha mẹ cần tiệt trùng sạch sẽ các vật dụng như núm sữa, dụng cụ ăn uống, đồ chơi của trẻ. Ngoài ra, cũng đừng quên rửa tay với xà phòng trước khi tiếp xúc với bé.

   • Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, nhất là sau khi trẻ đi ngoài.

   • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ, để có nguồn sữa chất lượng cho bé bú. 

   • Vệ sinh dụng cụ và tay trước khi pha sữa cho bé bú.

Trên đây là những vấn đề xoay quanh hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và cách khắc phục. Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ sẽ có thêm kiến thức về chăm sóc cho trẻ, đồng thời đừng quên “lắng nghe” các dấu hiệu từ cơ thể bé và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo con yêu luôn trong tình trạng khỏe mạnh nhé!

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh

Men tiêu hoá cho trẻ sơ sinh: Mẹ đã dùng đúng cách chưa?

Bổ sung men tiêu hoá cho trẻ sơ sinh được nhiều phụ huynh áp dụng để cải thiện các vấn đề liên quan dạ dày và đường ruột mà con thường gặp như tiêu chảy, táo bón, biếng ăn… Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ về men tiêu hóa trẻ em thì có thể sử dụng sai cách, hoặc lạm dụng quá mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.