Nhảy đến nội dung
trẻ ăn dặm bị táo bón

Trẻ ăn dặm bị táo bón bố mẹ nên xử lý thế nào?

Trẻ ăn dặm bị táo bón là hiện tượng thường gặp nhưng ba mẹ không nên chủ quan. Bởi tình trạng này có thể khiến bé sợ đi vệ sinh, từ đó dẫn đến nguy cơ bị táo bón mạn tính. Vậy khi trẻ bị táo bón do ăn dặm, ba mẹ nên làm gì để khắc phục?

1. Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị táo bón khi ăn dặm có thể kể đến như:

1.1. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp làm quen với chế độ ăn mới

Táo bón thường xảy ra khi trẻ bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống như: từ bú sữa hoàn toàn chuyển sang chế độ ăn dặm hoặc uống sữa bổ sung (sữa công thức); hay chuyển từ giai đoạn ăn nhuyễn sang ăn thô. Sau một thời gian, khi cơ chế nhu động ruột của bé làm quen với chế độ ăn mới, tình trạng táo bón sẽ tự biến mất. 

1.2. Bé ăn dặm quá sớm so với độ tuổi

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng, chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có không ít trường hợp cho bé ăn dặm quá sớm, khi mà trẻ chưa sẵn sàng tiếp nhận thức ăn, dẫn đến việc quá tải hệ tiêu hóa và làm trẻ bị táo bón.

nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón

 

1.3. Chế độ ăn dặm thiếu chất xơ 

Chất xơ và táo bón có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo đó, chất xơ có nhiệm vụ giữ nước, định hình khối phân cũng như kích thích phân lưu thông dễ dàng ra ngoài. Vì thế, nếu chế độ ăn ít hoặc không có rau, củ, quả… là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ăn dặm bị táo bón.


Xem thêm: Những loại thực phẩm bổ sung chất xơ cho bé


1.4. Trẻ không được bú sữa mẹ đủ

Nhiều mẹ cho rằng khi con ăn dặm là đã đầy đủ chất dinh dưỡng, nên thường cắt giảm lượng sữa cho bé bú mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. 

1.5. Pha sữa sai cách

Cùng với ăn dặm, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của trẻ. Tuy nhiên, nếu mẹ pha sữa không đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất có thể làm cho trẻ bị táo bón và gặp phải vấn đề khác về tiêu hóa. 

Đối với riêng trẻ uống sữa công thức, việc sữa có nhiều đạm khó tiêu hóa, không thể xử lý đồ ăn mới khi ăn dặm cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó đi ngoài. Mẹ cần lưu ý điều này để chọn sữa có đạm mềm, nhỏ, dễ tiêu hóa hơn, giúp con hạn chế tình trạng táo bón. 

1.6. Trẻ uống thiếu nước

Chất lỏng (bao gồm cả nước, sữa và nước trái cây) hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu không được bổ sung đủ nước thì trẻ có nhiều khả năng bị táo bón.

1.7. Một số nguyên nhân khác

Táo bón ở trẻ ăn dặm còn có nguyên nhân là do: 

Tâm lý

Khi thay đổi môi trường như trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, thay đổi bảo mẫu, chuyển nơi ở mới… có thể khiến bé bị căng thẳng và gây ra táo bón. Biểu hiện đầu tiên, bé có thể thấy đau khi đi đại tiện; lâu dần, bé nhịn đi đại tiện và dẫn đến táo bón. 

Trẻ ít vận động

Trẻ không được vận động thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng đường ruột hoạt động kém hiệu quả, lâu dần dẫn đến táo bón ở trẻ.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc cũng gây nên tình trạng mất cân bằng đường ruột, làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển gây táo bón. Do đó cần báo ngay cho bác sĩ của trẻ nếu có tình trạng trên. 

vì sao trẻ ăn dặm bị táo bón

 

2. Nhận biết dấu hiệu trẻ bị táo bón khi ăn dặm

Thói quen và số lần đi vệ sinh của mỗi bé không giống nhau. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể nhận biết bé đang bị táo bón thông qua một số dấu hiệu điển hình sau:

   • Đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần, có thể bị đau khi đi vệ sinh.

   • Phân cứng và lớn hơn bình thường.

   • Phân khô, cứng, vón cục hoặc giống viên.

   • Bụng bé bị chướng, sờ vào thấy cứng.

   • Bé biếng ăn.

   • Đi ngoài khó khăn và mất nhiều thời gian.

   • Trẻ có biểu hiệu đau đớn và khóc.

3. Trẻ ăn dặm bị táo bón có nguy hiểm không?

Tình trạng táo bón kéo dài không chỉ khiến bé chán ăn, bỏ bữa mà còn tác động xấu đến sức khỏe như:

   • Trẻ có tâm lý nhịn đại tiện vì tình trạng thải phân khô, cứng làm trẻ thấy đau rát hậu môn.

   • Gây tích tụ độc tố do không đại tiện hằng ngày để đào thải ra ngoài.

   • Nứt kẽ hậu môn do phân lớn và cứng.

   • Nguy cơ bị trĩ và các bệnh lý đường ruột vì thường xuyên phải gắng rặn khi đi đại tiện. 

Vì vậy, khi nhận thấy trẻ bị táo bón, ba mẹ nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Tránh để tình trạng này kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. 

4. Khi trẻ ăn dặm bị táo bón, ba mẹ nên xử lý như thế nào? 

Một vài gợi ý giúp khắc phục tình trạng trẻ táo bón trong giai đoạn ăn dặm, ba mẹ có thể tham khảo: 

4.1. Cho trẻ theo nguyên tắc từ mềm, lỏng đến đặc

Ba mẹ nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng, mềm như cháo loãng, bột ăn dặm và hạn chế các thức ăn dạng rắn, cứng, khó tiêu, gây quá tải cho hệ tiêu hóa và dẫn đến táo bón.

4.2. Cho trẻ ăn dặm theo độ tuổi khuyến nghị

Cha mẹ nên tuân thủ khuyến nghị của Tổ chức Y tế về độ tuổi ăn dặm của trẻ. Chỉ nên cho con làm quen với thực phẩm khác, rắn hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức khi đủ 6 tháng tuổi. 

4.3. Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn dặm của trẻ

Chất xơ giúp kích thích nhu động ruột, làm mềm phân và giúp trẻ dễ đi đại tiện hơn. Khi trẻ bị táo bón, ba mẹ nên tăng cường bổ sung các loại rau củ quả giàu chất xơ, giúp nhuận tràng như rau mồng tơi, rau dền, đậu bắp, yến mạch, khoai tây,...

 thực phẩm cho trẻ ăn dặm bị táo bón

 

4.4. Cho con bú đủ sữa mẹ 

Cho con bú đủ sữa cũng là một cách giúp cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm mà bị táo bón. Bởi khi trẻ không bú đủ sữa, trẻ không chỉ đói mà còn bị thiếu nước - nguyên nhân dẫn đến táo bón.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý ở mỗi độ tuổi, lượng sữa bé bú sẽ khác nhau; chẳng hạn như trẻ 6 tháng tuổi uống từ 120 – 180ml sữa (5 cữ bú); trẻ 7 tháng tuổi uống từ 180 – 220ml sữa (3 – 4 cữ bú), trẻ 8 tháng tuổi uống khoảng 200 – 240ml sữa (4 cữ bú) và trẻ 9-12 tháng tuổi uống khoảng 240ml sữa(4 cữ bú).

4.5. Pha sữa công thức theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Mẹ nên pha sữa công thức cho trẻ theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh tình trạng trẻ bị táo bón. Đồng thời, các mẹ cũng phải ưu tiên chọn sữa công thức có đạm mềm, nhỏ, tự nhiên để sữa hòa tan tốt, tránh bị vón cục và giúp bé dễ tiêu hóa, tránh tình trạng táo bón.

4.6. Cho trẻ uống đủ nước

Uống đủ nước không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp làm mềm phân và giúp chúng di chuyển dễ dàng trong đại tràng. Do đó, khi trẻ ăn dặm bị táo bón mẹ cũng nên chú ý cho con uống đủ nước. 

Một vài thông tin tham khảo về lượng nước cần thiết cho trẻ nhỏ: 

   • Trẻ 6 - 12 tháng: 200 - 300ml/ngày.

   • Trẻ 1 - 3 tuổi: 500 - 600ml/ ngày.

   • Trẻ 3 - 5 tuổi: 1000ml nước/ ngày.

   • Trẻ từ 10 tuổi: 1.5 - 2l/ngày.

Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước ép trái cây cũng rất tốt cho sức khỏe của con.

4.7. Một số cách khác giúp cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón

Cho con vận động đều đặn

Đặt trẻ nằm xuống và nhẹ nhàng di chuyển chân giống như trẻ đang đi xe đạp - điều này có thể giúp nhu động ruột của bé hoạt động tốt hơn. 

Massage bụng cho trẻ

Massage bụng trẻ đều đặn mỗi ngày theo chiều kim đồng hồ sẽ hỗ trợ việc đẩy phân ra ngoài tốt hơn. 

Tập cho bé thói quen đi vệ sinh mỗi ngày

Thông qua thói quen đi vệ sinh của bé, bố mẹ có thể tập bé đi vệ sinh đúng giờ bằng tiếng “xi”. Đây là cách trị táo bón khi trẻ ăn dặm hiệu quả dựa vào phương pháp “phản xạ có điều kiện”. 

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm có thể giúp các cơ vùng hậu môn trực tràng và tâm lý của bé thư giãn, từ đó giảm tình trạng táo bón do tâm lý. 

5. Mách mẹ những thực phẩm nên và không nên cho trẻ ăn dặm khi bị táo bón

Ngoài bỏ túi những cách khắc phục trẻ ăn dặm bị táo bón vừa kể trên, mẹ cũng đừng bỏ qua những gợi ý sau để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ: 

5.1. Thực phẩm nên ăn

   • Rau mồng tơi: Chứa một lượng lớn chất nhầy pectin hỗ trợ nhuận tràng, cải thiện tình trạng đi ngoài phân rắn.

   • Súp lơ xanh: Cung cấp hàm lượng vitamin C, K giàu chất xơ và folat có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ ăn dặm bị táo bón.

   • Các loại quả có múi mọng như bưởi, cam: Giàu chất oxy hóa cũng như chứa nhiều chất xơ giúp trẻ đi phân mềm, tránh táo bón.

   • Bánh mì từ lúa mạch đen: Chứa hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, hỗ trị điều trị táo bón hiệu quả.

5.2. Những thực phẩm cần tránh

   • Bột sợi: Có bột protein hoặc chất xơ Metamucil khiến trẻ đi ngoài khó khăn.

   • Phô mai và các chế phẩm từ sữa: Thường chứa protein phức tạp và đường lactose khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu.

   • Cà rốt: Cà rốt chứa lượng chất xơ lớn nhưng lại là chất xơ không hòa tan. Khi ăn quá nhiều sẽ làm trẻ đi ngoài phân cứng, nghiêm trọng hơn tình trạng táo bón.


Xem thêm: Khám phá 12 thực phẩm trị táo bón cho trẻ


Đến đây, hy vọng mẹ đã có thêm kiến thức cần thiết về trẻ ăn dặm bị táo bón cũng như các cách cải thiện tình trạng này hiệu quả. Bên cạnh chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp, mẹ đừng quên cho trẻ uống sữa công thức có thành phần chất xơ, đạm sữa mềm nhỏ để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của con cũng như ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu nhé!
 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg

Trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn, mẹ đã biết chưa?

Ở mỗi tháng tuổi, cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ có sự tăng trưởng khác nhau. Vậy trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm là đạt chuẩn? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau!