Nhảy đến nội dung
cách massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón

Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón hiệu quả tại nhà

Áp dụng một vài cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón dưới đây có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng khó đi ngoài, giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Mời bố mẹ cùng khám phá ngay!

1. Vì sao massage bụng lại giúp trẻ giảm táo bón?

Bố mẹ có biết, massage bụng cho trẻ tưởng chừng như là động tác đơn giản, nhưng có thể góp phần hỗ trợ cải thiện táo bón. Theo đó, massage đúng cách sẽ giúp kích thích hoạt động của nhu động ruột, giúp ruột tiêu hóa thức ăn tốt hơn, từ đó vận chuyển khối phân ra ngoài dễ dàng. Những động tác đơn giản này còn hỗ trợ giảm sự khó chịu, các cơn đau bụng do táo bón gây ra. 

Không chỉ vậy, massage bụng cho bé còn mang lại nhiều lợi khác như: 

  • Giúp giảm căng thẳng, cho trẻ cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn. 
  • Các động tác di chuyển tay đều đặn giúp làm tăng tuần hoàn máu, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch cho trẻ khỏe mạnh, ít ốm vặt.
  • Massage bụng cho trẻ còn giúp loại bỏ độc tố, gia tăng khả năng bài tiết và cải thiện hoạt động trao đổi chất thông qua da.

2. Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón

Dưới đây là một vài cách massage bụng trị táo bón cho trẻ sơ sinh đơn giản mà bố mẹ nên biết:

2.1. Kiểu massage I LOVE YOU

I LOVE YOU là một kiểu massage vừa đơn giản, vừa hiệu quả mà nghe qua tên thôi cũng đủ để thể hiện tình cảm mà bố mẹ dành cho con rồi đúng không nào. Theo đó, cách massage này giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, giúp con đi ngoài dễ dàng.

Chuẩn bị

  • Cho trẻ nằm trong phòng sạch sẽ, thoáng đãng, nhiều ánh sáng nhưng đảm bảo không có gió lùa vào.
  • Người massage nên vệ sinh tay thật sạch, cắt ngắn móng tay, tháo bỏ toàn bộ trang sức để hạn chế tối đa nguy cơ làm tổn thương bề mặt da của trẻ.
  • Vệ sinh trẻ sạch sẽ, sau đó đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng được lót bằng chăn bông mềm, sạch.

Cách thực hiện

  • Xoa bụng bên phải của trẻ theo hình chữ I.
  • Vuốt khoang bụng từ trái sang phải rồi đi xuống theo hình chữ L ngược.
  • Vuốt theo hình chữ U ngược từ phần dưới bên trái bụng trẻ lên phần trên, đi xung quanh rốn, cuối cùng về lại phần dưới bên phải.

Lưu ý: Bên phải và bên trái được tính theo hướng của người massage.

 

2.2. Kiểu massage theo chiều kim đồng hồ

Với kiểu massage theo chiều kim đồng hồ, vùng bụng trẻ sẽ được thư giãn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt, từ đó giảm đau bụng và ngừa tình trạng đầy hơi.

Chuẩn bị

  • Vệ sinh trẻ sạch sẽ, sau đó đặt trẻ nằm ngửa trên khăn tắm hoặc chăn mềm. Đồng thời đảm bảo không gian phòng kín gió, nhiều ánh sáng và không có bụi.

Cách thực hiện

  • Dùng lòng bàn tay phải xoa bụng trẻ sơ sinh theo chiều kim đồng hồ một cách nhẹ nhàng và đều đặn nhất.
  • Thực hiện lặp đi lặp lại từ 50 - 100 lần.

2.3. Kiểu massage vuốt dọc bụng

Kiểu massage này có tác dụng trực tiếp lên vùng tiêu hóa của trẻ, nhờ đó tăng cường hoạt động tiêu hóa, kích thích lưu thông tuần hoàn máu, giúp hạn chế táo bón hiệu quả.

Chuẩn bị

  • Người massage nên có bàn tay mềm, mịn, không chai sần để không làm tổn thương đến làn da non nớt của trẻ. Đồng thời, đừng quên vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi chạm vào người trẻ.
  • Cho trẻ tắm rửa sạch sẽ, đặt trẻ tại mặt phẳng mềm.

Cách thực hiện

  • Dùng bàn tay đặt lên ngực trẻ, sau đó từ từ vuốt xuống phần rốn thật nhẹ nhàng.
  • Lặp lại động tác khoảng 10 lần là được bố mẹ nhé.

 

 

2.4. Kiểu xoa bóp bụng sâu ở đại tràng

Cách massage bụng sâu ở đại tràng cực kỳ hiệu quả cho trẻ bị táo bón lâu ngày, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm quá trình sản xuất dịch tiêu hóa, loại bỏ nhanh chất thải và khí thừa mà không lo tắc nghẽn.

Chuẩn bị

  • Vệ sinh trẻ sạch sẽ, sau đó cho trẻ ngồi hoặc nằm trên sàn với tư thế cong đầu gối. Khi ở tư thế này sẽ làm giảm áp lực ở cơ bụng cho vùng bụng thư giãn hơn.
  • Người massage vệ sinh tay sạch sẽ, đồng thời đảm bảo cắt móng tay để không làm tổn thương trẻ.

Cách thực hiện

  • Ấn nhẹ đầu ngón tay hoặc vuốt nhẹ lên vùng bụng của trẻ.
  • Xoa bóp đều đặn và nhẹ nhàng từ góc dưới bên phải của bụng, sau đó di chuyển lần lên trên.
  • Massage vùng dưới xương sườn phải, sau đó di chuyển qua vùng trung tâm và kết thúc ở phần xương sườn trái.

2.5. Kết hợp một số cách massage ở các bộ phận khác 

Bên cạnh cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón, bố mẹ còn có thể kết hợp massage các bộ phận khác như:

  • Massage chân: Nắn từ phần đùi đến hai cẳng chân, sau đó xoa đầu gối và bóp bàn chân thật nhẹ nhàng. Tiếp theo, bạn nắm cổ chân trẻ và thực hiện động tác co duỗi đều đặn.
  • Massage tay: Nắn nhẹ từ vai xuống cánh tay, khuỷu tay, cổ tai và kết thúc ở 2 bàn tay, sau đó khép mở 2 cánh tay trẻ đều đặn và nhẹ nhàng.
  • Massage lưng: Cho trẻ nằm sấp trên mặt phẳng mềm, sau đó dùng lòng bàn tay và các đầu ngón tay vuốt xoắn ốc dọc theo hai khối cơ bên cạnh cột sống lưng. Cuối cùng vỗ nhẹ lên 2 bả vai của trẻ.
cách massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón 4

 

3. Nên massage bụng cho trẻ sơ sinh khi nào và các lưu ý mẹ cần biết?

Để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả khi thực hiện các cách cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón, bố mẹ nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Thời điểm lý tưởng để massage cho trẻ là ngay khi trẻ thức dậy vào buổi sáng, sau khi tắm xong hoặc trước khi đi ngủ vào buổi tối. 
  • Nếu vùng da bụng hoặc trên người trẻ có vết thương hở, bố mẹ nên tránh thực hiện massage vùng da này.
  • Không nên massage ngay khi trẻ ăn quá no vì dễ gây trào ngược. Tốt nhất là nên đợi sau khi ăn khoảng 45 phút để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Các cách massage trên chỉ là phương pháp tham khảo và bổ trợ khi con gặp táo bón. Nếu tình trạng này kéo dài lâu kèm theo các triệu chứng như khó đi ngoài, phân cứng, chướng bụng, mệt mỏi, mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn chính xác hơn nhé! 

Trên đây là tổng hợp các cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, để chứng táo bón nhanh chóng bị đẩy lùi, ngoài massage bụng mẹ cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ bằng cách bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường bú mẹ hoặc chọn sữa công thức dễ tiêu hóa (trẻ không nuôi bằng sữa mẹ).

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
bé 13 tháng biết làm gì

Bé 13 tháng biết làm gì? Khám phá sự phát triển diệu kỳ của bé

Trẻ 13 tháng tuổi là những thiên thần nhỏ hiếu động với các mốc phát triển như biết đi chập chững, bập bẹ một số từ đơn giản, mọc răng,... Nếu mẹ đang tò mò không biết liệu bé 13 tháng biết làm gì, chế độ dinh dưỡng, vận động ra sao thì hãy cùng Friso tìm câu trả lời thông qua bài viết sau nhé!