Trẻ 3 tháng bị táo bón: Mẹ cần làm gì để con hết bị táo bón?
Tình trạng trẻ 3 tháng bị táo bón kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ suy d.... read more
Táo bón là tình trạng tần suất đi ngoài của con ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần) với hình thái phân to, cứng. Đồng thời, con thường phải rặn, khó chịu và căng thẳng trong mỗi lần đi tiêu.
Trẻ ăn dặm bị táo bón chủ yếu do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, quá nhiều protein, thiếu hụt nước, hoặc do một số bệnh lý về cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh, đái tháo đường,... Trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón có thể do thực đơn ăn uống của mẹ không hợp lý (nhiều đồ cay, khó tiêu, ít chất xơ,...) hoặc do sử dụng sữa công thức có thành phần đạm biến tính, khó tiêu.
Sau đây là 10 hậu quả táo bón gây ra ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý:
Trẻ bị nứt kẽ hậu môn (rò hậu môn) chịu đựng cảm giác đau đớn, khó chịu. Biến chứng này do trẻ bị táo bón khiến phân không thể thoát ra ngoài trở nên to và rắn chắc hơn làm ống hậu môn giãn nở quá mức, dẫn đến nứt hậu môn.
Tình trạng táo bón khiến phân khô cứng có thể làm lớp niêm mạc hậu môn trực tràng bị tổn thương, chảy máu. Diễn biến bệnh trở nên nghiêm trọng có thể khiến trẻ đi đại tiện ra máu nhỏ giọt hoặc thành tia, thậm chí dẫn đến mất máu nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Trẻ bị táo bón đối mặt với cảm giác đi ngoài gặp khó khăn, gây đau đớn nên dần dần cảm thấy sợ hãi và có xu hướng nhịn đi đại tiện. Cũng chính lý do này khiến con bị táo bón lâu ngày và có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Đây là hậu quả của táo bón ở trẻ em khiến nhiều cha mẹ lo ngại. Vì trẻ phải rặn để tạo áp lực đẩy phân ra ngoài nên khiến các tĩnh mạch ở hậu môn và quanh trực tràng bị giãn ra, lâu dần hình thành búi trĩ trong và ngoài hậu môn. Nếu không được chữa trị kịp thời, búi trĩ ngày càng to khiến con đi ngoài càng đau, ngứa và thậm chí là chảy máu.
Đây là biến chứng táo bón nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Tình trạng bán tắc ruột hoặc tắc ruột ở trẻ do quá trình đi ngoài trở nên khó khăn khiến phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng. Theo đó, trẻ sẽ có những biểu hiện như đau bụng liên tục từng cơn, chướng bụng, không đi ngoài được, khi sờ vào vùng gốc đại tràng có khối rắn.
Tình trạng phân cứng, khô và to gây tổn thương niêm mạc, hậu môn và trực tràng, từ đó khiến trẻ bị viêm ống hậu môn trực tràng. Con sẽ có cảm giác muốn đi ngoài nhưng lại không đi tiêu được.
Một trong những hậu quả của táo bón ở trẻ em phải kể đến tiếp theo là con bị đau ở vùng dưới rốn. Nguyên nhân của cơn đau này là do phân bị tồn đọng trong trực tràng. Trường hợp trẻ đau dữ dội có thể là do biến chứng bán tắc ruột.
Đây là một trong những biến chứng của táo bón nguy hiểm do con bị táo bón lâu ngày phải dùng lực mạnh để rặn khi đi ngoài khiến một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị trượt khỏi vị trí đúng và sa xuống. Triệu chứng của căn bệnh này tương đối giống với bệnh trĩ như ngứa, đau quanh hậu môn, đi đại tiện ra máu,...
Theo thống kê, đa số trẻ bị táo bón có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm trực tràng, rối loạn nhu động ruột, viêm ruột, viêm đại tràng,...
Cuối cùng, hậu quả của táo bón ở trẻ em không thể bỏ qua là khiến con bị suy kiệt sức khỏe. Vì tình trạng táo bón kéo dài làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa, hấp thu kém, gây ra tình trạng thiếu thốn dinh dưỡng, không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ.
Khi nào cha mẹ đưa trẻ bị táo bón đi gặp bác sĩ? Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ bị táo bón xuất hiện những dấu hiệu bất thường như đau nhiều ở vùng hậu môn khi đi đại tiện, nứt hậu môn, trĩ kèm theo biểu hiện sợ lạnh, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, phân lẫn máu, sốt,… |
Để phòng tránh trẻ gặp táo bón, mẹ cần lưu ý:
• Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau, đậu, ngũ cốc, các loại hạt... cho con.
• Nếu trẻ không bú mẹ, mẹ không đủ sữa hoặc bé chuẩn bị chuyển sang bú bình, mẹ nên chọn sữa công thức có thành phần đạm mềm, nhỏ, tự nhiên, dồi dào chất xơ thúc đẩy quá trình tiêu hóa thuận lợi, đi khuôn phân tốt.
• Tập cho con thói quen đi vệ sinh vào thời điểm cố định để tránh hậu quả của táo bón ở trẻ em, tốt nhất từ 15-45 phút sau khi ăn sáng.
• Khuyến khích con tập luyện vận động thường xuyên giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ con đi ngoài thuận lợi hơn.
• Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, đảm bảo con uống đủ nước mỗi ngày từ 1,5-2 lít, có thể là nước lọc hoặc nước trái cây.
• Thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác như massage bụng, cho con tắm nước ấm giúp trẻ đi tiêu dễ dàng.
Tóm lại, để tránh các hậu quả của táo bón ở trẻ em, mẹ nên theo dõi tình trạng đi ngoài của con để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường và tìm cách khắc phục sớm nhất. Trường hợp con bị táo bón kéo dài và không thuyên giảm thì nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.