Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt khiến mẹ lo lắng vì không biết đây là.... read more
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là tình trạng trẻ đại tiện ra phân màu đen, đỏ đậm hoặc đỏ tươi; đôi khi có thể đi kèm bọt hoặc đàm nhớt.
Khi chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, cha mẹ nên lưu ý vấn đề đại tiện của con. Nếu nhận thấy, con có những biểu hiện sau, rất có thể trẻ đã bị đi ngoài ra máu:
• Phân có màu đen: Phân có màu đen là mức độ nhẹ nhất. Đa số trường hợp này mới nhìn sẽ thấy bình thường do máu bị lẫn vào phân, nhưng khi phân hòa tan trong nước, sẽ thấy có màu đỏ.
• Phân có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi: Khi thấy phân của con có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi thì trẻ đang đối mặc với nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa.
• Phân kèm theo bọt nhầy, mùi thối bất thường: Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang bị tổn thương nặng trong hệ tiêu hóa và cơ quan bài tiết.
• Các dấu hiệu khác chán ăn, đau quặn bụng, mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, sưng nóng hậu môn.
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có thể do nhiều nguyên nhân như:
Vitamin K là một chất có vai trò giúp đông máu, ngăn chặn cơ thể chảy máu quá nhiều. Khi trẻ thiếu hụt loại vitamin này sẽ dẫn đến một số rối loạn gây chảy máu, trong đó có tình trạng đi đại tiện ra máu.
Kiết lỵ là một căn bệnh về đường tiêu hóa mà trẻ rất thường gặp. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ đi đại tiện nhiều lần với phân lỏng, ít, đi kèm máu tươi, bọt hơi. Ngoài ra, trước khi đi ngoài, sẽ xuất hiện các cơn đau quặn bụng nên trẻ thường quấy khóc.
Xem thêm: Bé bị kiết lỵ mẹ phải làm sao?
Trẻ sơ sinh đi ngoài kèm theo máu có thể là do táo bón. Đây là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn bình thường, bụng đầy hơi, phân cứng và vón cục thành từng viên, có thể đi kèm lẫn máu. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ có thể là do chế độ ăn uống của mẹ nhiều đồ cay nóng, khó tiêu (trẻ bú mẹ hoàn toàn); sữa công thức không phù hợp hoặc do bệnh lý.
Đây là tình trạng liên quan mật thiết đến bệnh táo bón. Khi phân khô cứng do táo bón, bé sẽ phải gắng sức để đẩy phân ra ngoài, có thể làm tổn thương bên trong niêm mạc, nứt hậu môn. Từ đó gây chảy máu và dính vào phân khi bé đi ngoài.
Bị viêm đại tràng hoặc polyp đại trực tràng cũng là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu. Ngoài triệu chứng này, đa số các trẻ mắc bệnh sẽ không có hoặc ít có biểu hiện khác. Tuy nhiên nếu không sớm phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể gây tắc ruột.
Một số thực phẩm trong khẩu phần ăn của mẹ như lúa mì, ngô, trứng, đậu phộng… có thể gây dị ứng cho trẻ khi bú mẹ, dẫn đến một số vấn đề như trẻ đi ngoài ra máu, bụng nhạy cảm…
Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm sữa công thức có đạm sữa trải qua xử lý nhiệt nhiều lần cũng là tác nhân gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ, dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi đạm sữa qua xử lý nhiệt độ cao nhiều sẽ bị biến đổi cấu trúc (đạm biến tính) trở nên khó tiêu hơn, dễ bị vón cục, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.
Biểu hiện đi ngoài ra máu có thể cảnh báo bệnh nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.
Sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ như tổn thương dạ dày, đau quặn bụng, tiêu chảy có máu và chất nhầy trong phân…
Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) là tình trạng các mô ruột bị viêm loét, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ nhỏ đi ngoài ra máu.
Trẻ đi ngoài ra máu là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý nguy hiểm. Nếu không xử lý sớm, tình trạng bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
Không chỉ vậy, tình trạng này còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ, gây ra nhiều khó chịu, khiến trẻ quấy khóc thường xuyên, mệt mỏi, kém ăn. Do đó, cha mẹ nên theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ để có hướng xử trí kịp thời.
Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh của bé mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như:
• Điều trị theo triệu chứng đường tiêu hóa bằng cách dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
• Phẫu thuật nếu nguyên nhân là lồng ruột, polyp to gây tắc ruột.
• Bổ sung nước và điện giải nếu trẻ tiêu chảy kéo dài.
• Đổi sữa nếu trẻ dị ứng với thành phần trong sữa công thức. Tuy nhiên, nên ưu tiên chọn sữa có đạm sữa nhỏ, mềm tự nhiên. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo các loại sữa thủy phân chất đạm (protein) một phần hoặc toàn phần.
Dưới đây là một số bí quyết giúp hạn chế tình trạng đi đại tiện ra máu ở trẻ:
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để cung cấp dưỡng chất và hệ miễn dịch khỏe mạnh cho con. Tuy nhiên, trường hợp mẹ ít sữa hoặc không có sữa nên bổ sung thêm sữa công thức để hỗ trợ con phát triển tốt.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ nuôi con ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn sữa trẻ bú. Chính vì vậy, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu như: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đồng thời tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi và uống đủ nước mỗi ngày để có nguồn sữa tốt, nuôi con phát triển khỏe mạnh.
Mỗi khi lau mình cho bé hoặc sau khi bé đi vệ sinh xong, bố mẹ cần kiểm tra xem hậu môn của bé có trầy xước không. Nếu tình trạng trầy xước hoặc nứt hậu môn không thể tự lành hoặc thuốc bôi không có hiệu quả thì bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ.
Thường xuyên theo dõi phân của trẻ cũng giúp bố mẹ phán đoán được có điều gì bất thường với sức khỏe của bé hay không. Nếu phát hiện các dấu hiệu phân có máu, chất nhầy hay sự bất thường nào đó thì hãy đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là một dấu hiệu nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi nhận thấy tình trạng này.