Nhảy đến nội dung
màu phân của trẻ

Màu phân của trẻ nói lên điều gì? Khi nào là bình thường?

Quan sát màu sắc và tính chất phân của trẻ là cách đơn giản để mẹ biết được tình trạng sức khỏe tiêu hóa hiện tại của con. Từ đó, mẹ có thể tìm cách xử trí thích hợp, giúp con yêu phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách “nhìn phân đoán bệnh” hữu ích trong bài viết sau mẹ nhé!

1. Tìm hiểu về tần suất đi ngoài của trẻ

Tần suất đi tiêu phổ biến của trẻ có thể dao động từ 7 lần 1 ngày cho đến 1 lần trong 7 ngày, miễn là con không cảm thấy đau, kết cấu phân mềm, khuôn phân đẹp. Đồng thời, lượng chất thải mỗi lần đi ngoài cũng có sự khác biệt, có thể không tương ứng với lượng sữa mà trẻ nạp vào hàng ngày nhưng nếu con vẫn tăng trưởng tốt, bụng không quá căng thì mẹ không nên quá lo lắng.

Tần suất đi ngoài của trẻ

 

2. Ý nghĩa các màu phân của trẻ

Sau đây là tổng hợp những màu sắc phân phổ biến ở trẻ cho mẹ tham khảo:

2.1 Phân của trẻ có màu đen

Nếu trẻ đi tiêu phân màu đen, hơi sệt, dính nhưng không có biểu hiện lạ đi kèm thì đây là hiện tượng bình thường. Vì đây là phân su, giúp mẹ nhận biết hệ tiêu hóa của trẻ đã bắt đầu tự hoạt động. Mẹ an tâm rằng sau khoảng 3 - 5 ngày màu sắc phân sẽ thay đổi thôi. 

Thế nhưng, nếu sau khoảng 5 ngày mà phân chưa chuyển màu khác và trẻ quấy khóc mãi thì đó có thể là một trong các màu phân của trẻ có sức khỏe bất thường, cần được bác sĩ thăm khám ngay.

Xem thêm: Trẻ đi ngoài có sợi đen có nguy hiểm không?

2.2 Phân của trẻ có màu vàng mù tạt

Theo quá trình phát triển của trẻ, màu phân sẽ dần sang vàng mù tạt (tức màu vàng hơi lẫn xanh lục, nâu nhạt), kết cấu mềm hoặc hơi lỏng, thỉnh thoảng có lợn cợn màu trắng và mùi dễ chịu. Còn ở trẻ dặm thêm sữa công thức, phân có thể có màu vàng sậm hơn một chút, kèm hạt màu nâu vàng hoặc vàng, kết cấu sệt. Tất cả điều này đều cho thấy hệ tiêu hóa của con đang hoạt động khá tốt và phần lợn cợn kia chính là chất béo chưa được tiêu hóa hết. 

Tuy nhiên, khi phân màu vàng mù tạt nhưng có mùi khó chịu, lỏng như nước hoặc khô cứng bất thường, trẻ có khả năng đang gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc tác dụng phụ sau tiêm chủng.

Xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng, đen?

Phân của trẻ có màu vàng mù tạt

 

2.3 Phân của trẻ có màu vàng tươi

Nếu màu sắc phân của trẻ vàng tươi, lẫn dịch nhầy nhưng mùi không nồng, kết cấu mềm thì mẹ không nên quá lo lắng vì đó là biểu hiện của việc chất béo chưa được hấp thu trọn vẹn. Ngược lại, trong trường hợp phân có mùi khó chịu bất thường, dạng lỏng hoặc nước thì có thể là triệu chứng của bệnh kém hấp thu Celiac. 

Xem thêm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối

2.4 Phân của trẻ có màu cam

Thỉnh thoảng, mẹ nhận thấy trẻ đi ngoài màu cam và không biết màu phân của trẻ nói lên điều gì. Nếu màu phân cam nhưng kết cấu phân đẹp và con ngủ ngon thì mẹ an tâm rằng đây vẫn là màu phân bình thường của trẻ. Vì đó là “kết quả” của chế độ ăn uống chứa nhiều loại thức ăn màu cam như cà rốt, khoai lang… 

2.5 Phân của bé có màu nâu

Đây là màu phân tốt, cho thấy trẻ đã tiêu hóa hiệu quả sữa và các thực phẩm. Lúc này, mẹ có thể cho con thử các loại thực phẩm mới để bé nhận được đầy đủ và đa dạng dưỡng chất.

2.6 Phân của trẻ có màu đỏ

Nguyên nhân làm cho trẻ đi tiêu phân màu đỏ có thể là do con tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có màu đỏ như cà chua, củ dền, xôi gấc, thanh long đỏ… Bên cạnh đó, màu sắc phân đột nhiên chuyển đỏ tươi hoặc đỏ thẫm cũng có khả năng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như táo bón (tức đi ngoài khó khiến nứt hậu môn, dẫn đến sự xuất hiện các sợi máu trên phân), xoắn ruột, các bệnh về máu… 

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

2.7 Phân của trẻ có màu xanh

Một nguyên do gây ra hiện tượng màu phân em bé xanh lục là mẹ hoặc trẻ ăn nhiều rau xanh hơn bình thường, nhưng nếu con vẫn tăng cân đều đặn thì mẹ không nên quá lo lắng. Mặt khác, khi đi ngoài phân xanh, đi cùng các biểu hiện bất thường khác như tiêu chảy, phân lẫn máu, đau bụng, nôn ói…, trẻ có thể đang bị nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa hoặc ảnh hưởng từ thuốc kháng sinh hoặc thực phẩm chức năng.

Thông tin thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài phân màu xanh có sao không?

màu sắc phân của trẻ sơ sinh

 

2.8 Phân của trẻ có màu trắng, xám

Phân trắng, xám hoàn toàn không phải là màu sắc phân bình thường của trẻ. Vì nhiều trường hợp, đó là dấu hiệu nhận biết trẻ bị vàng da, những bệnh lý về gan, nhiễm trùng hoặc kém hấp thu dinh dưỡng. Điều tốt nhất nên làm là mẹ đưa trẻ đến bệnh viện sớm để bác sĩ khám kịp thời.

3. Màu sắc và tính chất phân của bé như thế nào là bình thường?

Phân bình thường của trẻ có thể có màu vàng, cam, nâu hoặc xanh lá cây. Riêng về tính chất, phân sẽ không quá cứng hoặc ở dạng lỏng, chảy nước liên tục, mà là khuôn phân mềm, đẹp, mùi dễ chịu.  

Bí quyết giúp mẹ kiểm tra tình trạng phân của trẻ nhanh chóng

Giờ đây, mẹ có thể kiểm tra tình trạng phân của trẻ nhanh chóng bằng cách truy cập “BÁCH PHÂN TỪ ĐIỂN”. Với công cụ này, mẹ dễ dàng phân loại, so sánh và đánh giá phân của con mà không cần mất quá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, công cụ này còn giúp mẹ giải quyết những vấn đề gặp phải ở phân của bé nhanh chóng.

Truy cập BÁCH PHÂN TỪ ĐIỂN và trải nghiệm những tính năng hữu ích của công cụ này ngay hôm nay mẹ nhé.

Bách phân từ điển

 

4. Màu phân em bé như thế nào thì cần liên hệ với bác sĩ?

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn, và quan sát phân là một cách hữu ích giúp mẹ biết được “chiếc bụng nhỏ” của con có đang hoạt động tốt không. Vậy nên, ngay khi nhận thấy màu sắc phân của trẻ bất thường (như trắng, xám, đỏ…) kèm các dấu hiệu bên dưới, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để bảo đảm con phát triển khỏe mạnh:

  • Phân lẫn chất nhầy, máu.
  • Số lần đi ngoài nhiều hoặc ít hơn bình thường.
  • Gặp khó khăn khi đi ngoài.
  • Kết cấu phân dạng lỏng như nước hoặc khô cứng, vón cục.
  • Bụng của trẻ luôn trong tình trạng căng cứng.
  • Nóng sốt.
  • Mất nước.
  • Đi tiêu phân sống, phân nát, mùi chua.

Xem thêm: Vì sao phân của trẻ sơ sinh có mùi chua?

5. Làm thế nào để trẻ đi phân đều và đẹp?

Để trẻ đi ngoài với tần suất đều đặn, màu sắc phân và kết cấu bình thường, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Trong đó, sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng chính yếu cho con nên với trẻ dặm thêm sữa công thức, mẹ cần chú ý chất lượng đạm sữa. Do đạm sữa rất nhạy cảm với nhiệt độ nên nếu trong quá trình sản xuất bị gia nhiệt nhiều lần sẽ biến tính thành đạm vón cục khó tiêu, khi trẻ tiêu thụ loại đạm này lâu ngày có thể khiến bụng con khó chịu, đầy bụng, khó tiêu và đi phân xấu.

Đáp ứng tốt tiêu chí đạm sữa mềm - nhỏ - tự nhiên, Friso Gold là lựa chọn lý tưởng mà nhiều mẹ tin tưởng. Nhờ ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần duy nhất, hơn 90% đạm mềm, tự nhiên trong sữa được bảo toàn. Điều này giúp con tiêu hóa khỏe, từ đó êm bụng và êm giấc. Chưa dừng lại ở đó, con còn uống ngon miệng nhờ hương vị thanh nhạt do không chứa đường sucrose của sản phẩm.

Bên cạnh kế thừa những đặc tính tuyệt vời của Friso Gold như đạm dễ tiêu và hương vị thanh nhạt, Friso Gold Pro còn được bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+. Hệ dưỡng chất này bao gồm  Probiotic, GOS và HMO giúp nuôi dưỡng, gia tăng lợi khuẩn đường ruột. Điều này giúp bé tiêu hóa tốt, hấp thu hiệu quả và tăng cường đề kháng tự nhiên.

>> Mẹ dễ dàng đặt mua Friso Gold Pro chính hãng ngay TẠI ĐÂY!

Sữa Friso Pro 4

Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho mẹ trong việc phân biệt màu phân của trẻ. Nhưng mẹ cần lưu ý rằng thông tin kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu mẹ muốn biết chính xác con có đang gặp vấn đề bất thường nào không, cách tốt nhất là đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có sao không? Xử lý như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt khiến mẹ lo lắng vì không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm đến sức khỏe không. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và cách khắc phục trong bài viết sau nhé.