Nhảy đến nội dung
bé bị đầy hơi chướng bụng

7 cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng kèm theo biểu hiện khó chịu, bú ít đi, kém hấp thu dinh dưỡng,... là điều khiến không ít phụ huynh lo lắng. Để nhanh chóng khắc phục tình trạng này, cha mẹ hãy cùng Friso tìm hiểu nguyên nhân bé bị đầy hơi chướng bụng và các bước xử lý phù hợp nhé.

1. Tìm hiểu về chướng bụng, đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Chướng bụng, đầy hơi là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh (nhũ nhi), do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện về cả cấu trúc và chức năng. Vì vậy, nếu trẻ hấp thu lượng dinh dưỡng vượt mức đáp ứng của hệ tiêu hóa sẽ dẫn đến bị đầy hơi, chướng bụng.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân phổ biến sau: 

2.1. Do chế độ ăn uống của mẹ

Chế độ ăn uống của mẹ có tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Cụ thể, nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng thì trẻ cũng sẽ có biểu hiện sức khỏe tương tự. Do đó, mẹ nên tránh ăn nhiều các loại thực phẩm như bơ, đào, lê, cam, bắp cải bruxen, súp lơ, yến mach,... để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.

> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, mẹ nên ăn gì và kiêng gì?

2.2. Do thay đổi chế độ ăn đột ngột 

Nếu trẻ đang bú sữa mẹ mà bị thay đổi đột ngột sang uống sữa công thức thì có thể gây ra chướng bụng vì đường ruột của trẻ chưa kịp làm quen. Ngoài ra, nếu mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm với các thực phẩm không phù hợp thì cũng có nguy cơ làm rối loạn hệ tiêu hóa của con.

2.3. Do dị ứng với protein trong sữa

Dị ứng đạm sữa là phản ứng miễn dịch của cơ thể trẻ với thành phần đạm có trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò. Tình trạng này gây ra hiện tượng chướng bụng kèm theo các biểu hiện khác như phù mạch, trào ngược, tiêu chảy, táo bón.

bé bị đầy hơi chướng bụng

 

2.4. Do bé không dung nạp đường lactose trong sữa

Tình trạng đầy hơi, chướng bụng có thể bắt nguồn từ hội chứng không dung nạp đường lactose trong sữa. Nguyên nhân của hội chứng này là do cơ thể của trẻ không có đủ lượng enzyme lactase để hấp thụ đường lactose có trong sữa.

2.5. Do bé bị trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón

Đây là nhóm dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề. Cụ thể hơn, trào ngược dạ dày xuất hiện do hơi bị dồn theo chiều ngược so với bình thường dẫn đến tình trạng đầy hơi. Táo bón ở trẻ là hiện tượng ứ phân làm vi trùng sinh hơi trong đại tràng, khiến trẻ bị chướng bụng, khó tiêu. Còn tiêu chảy do chất điện giải trong cơ thể bị hạ thấp làm cho trẻ bị chướng bụng.

2.6. Do việc dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc

Thuốc kháng sinh tiêu diệt các lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này dẫn đến sự suy giảm về khả năng tiêu hóa, hấp thu và miễn dịch kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, tiêu chảy, táo bón,...

> Xem thêm: Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy mẹ nên làm gì?

2.7 Một số nguyên nhân khác

Bé bị đầy hơi, chướng bụng còn có thể do khoảng cách giữa các cữ sữa quá gần nhau làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải. Hoặc trẻ mắc hội chứng Colic cũng có thể bị chướng bụng, thường khởi phát từ 3 tuần tuổi và kéo dài hơn 3 giờ/ngày hoặc hơn 3 ngày/tuần.

bé bị đầy hơi chướng bụng cách điều trị

 

3. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi?

Thông thường, chứng ợ hơi, chướng bụng của trẻ có những biểu hiện như sau:

  •  Ợ nhiều hơn hoặc đi kèm với nôn trớ.
  •  Bị chướng, sưng phù bụng do áp lực trong dạ dày và đường ruột tăng lên.
  •  Nôn trớ sau ăn do dị ứng sữa.
  •  Thường xuyên xì hơi vì hơi thừa bị đẩy xuống đường ruột với áp lực mạnh.
  •  Quấy khóc nhiều hơn, ngủ không sâu giấc vì trẻ cảm thấy khó chịu.

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh khi chướng bụng sẽ quấy khóc, khó chịu, ngủ không ngon, tác động xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe của con. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

4. Trẻ bị chướng bụng nên làm gì? Mách mẹ cách xử trí hiệu quả

Khi nhận thấy con bị đầy bụng, cha mẹ nên vỗ về trẻ. Đồng thời, theo dõi tình trạng sức khỏe của con, xem xét chất phân, để ý những triệu chứng bất thường khác để có cách xử lý phù hợp.

Nếu bé bị đầy bụng kèm theo các dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đi thăm khám:

  • Tiêu chảy. 
  • Táo bón không rõ nguyên do. 
  • Phân có màu lạ. 
  • Sốt cao. 
  • Đi ngoài ra máu. 
  • Trẻ quấy khóc bỏ bú.

Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng các cách sau để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn: 

4.1. Chọn sữa tốt cho tiêu hóa của trẻ 

Mẹ có biết, đạm sữa là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sữa công thức, khả năng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất của trẻ? Nếu đạm đã qua xử lý nhiệt nhiều lần có thể xảy ra hiện tượng vón cục và biến tính, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Lúc này, giải pháp khắc phục là phụ huynh nên đổi sữa, đặc biệt là dòng sữa có cấu trúc đạm mềm, nhỏ, tự nhiên, bổ sung chất xơ cho bé để giúp bé tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ nhanh và giảm đầy bụng.

Hiện nay, Friso Gold và Friso Gold Pro đến từ tập đoàn FrieslandCampina (Hà Lan) là bí quyết giúp con tiêu hóa khỏe, hấp thu dưỡng chất tối ưu, được nhiều bố mẹ tin tưởng lựa chọn. 

4.2. Cho bé bú đúng tư thế

Khi cho bé bú, mẹ nên giữ đầu bé cao hơn dạ dày. Nếu cho bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình để sữa ngập núm vú. Như vậy, sẽ giúp hạn chế bé nuốt phải nhiều khí khi bú.

4.3. Chườm nóng

Mẹ có thể dùng khăn ấm để chườm nóng vùng bụng để giảm cảm giác chướng bụng cho trẻ. Cách thực hiện như sau: 

  • Lấy 2 chiếc khăn tay và nhúng vào nước nóng để làm ấm. Sau đó vắt khô khăn, kiểm tra độ nóng vừa phải để không làm bỏng da của trẻ. Tiếp đến, gấp một chiếc khăn lại và đặt lên vùng bụng của bé, còn chiếc khăn kia quấn quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất.
  • Mẹ nên lưu ý mọi thao tác cần phải thực hiện nhẹ nhàng, khăn không quá nóng và quấn khăn không quá chặt.

4.4. Massage bụng cho trẻ

Massage cũng là cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Theo đó, mẹ có thể dùng các đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài bụng của trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên thực hiện massage bụng cho trẻ sau khi ăn khoảng 30 phút. Tuyệt đối không nên massage ngay khi trẻ vừa mới ăn xong. 

bé bị đầy bụng và nôn

 

4.5. Giúp trẻ ợ hơi

Bạn có thể thử nhiều cách để giúp bé ợ hơi. Sau khi bú xong, không nên cho bé nằm ngay mà hãy cho bé trẻ ngồi thẳng hoặc bế trẻ ngả trên vai mẹ, sau đó xoa lưng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ngồi trên đùi, một tay giữ cằm bé còn tay kia vỗ nhẹ hoặc xoa lưng cho bé. 

4.6. Điều chỉnh lượng sữa

Cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra con đã bú đủ no chưa, hoặc có bú nhiều hơn mức cần thiết hay không. Vì trẻ bú đủ lượng sữa vừa đủ giúp hệ tiêu hóa ổn định vừa hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

Cách để mẹ nhận biết trẻ đã bú đủ sữa là thông qua số tã ướt (2 - 4 cái ở 2 ngày đầu sau sinh và 6 - 8 cái từ ngày thứ 5 trở đi); thời gian bú sữa từ 20 - 30 phút; sau khi bú bé dễ chịu, thoải mái, không quấy khóc; bé tăng cân đều,...

4.7. Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh là sản phẩm có chứa lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ điều trị chứng đầy hơi, chướng bụng, táo bón và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc bổ sung men vi sinh cho trẻ cần có sự chỉ định của bác sĩ, mẹ không nên tự ý cho con uống. Vì nếu bổ sung men vi sinh sai cách có thể dẫn đến tổn thương hệ tiêu hóa của con.

4.8. Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng không đi ngoài có thể do ảnh hưởng sữa mẹ. Vì thế, nếu nhận thấy con thường xuyên gặp tình trạng trên, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn tránh tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồng thời hạn chế ăn cam, quýt, bắp cải, súp lơ,... vì có thể làm trẻ bị đầy hơi, chướng bụng nhiều hơn

4.9. Giúp bé cử động chân đạp xe

Động tác đạp xe sẽ giúp đẩy lượng khí dư thừa trong bụng trẻ ra ngoài. Theo đó, mẹ hãy đặt bé nằm ngửa rồi đưa một bé kéo ngược lên ngực và chân kia đẩy xuống. Lặp lại tuần tự như động tác đạp xe là được.

5. Mẹo phòng ngừa chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh nắm được cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh, mẹ nên chủ động phòng ngừa tình trạng này cho bé bằng cách:

  • Chia nhỏ các cữ bú để trẻ có thời gian tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất.
  • Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của sữa cũng như pha chế đúng cách, nhằm giúp việc tiêu hóa của trẻ diễn ra suôn sẻ.
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống của mẹ nhiều rau củ, hoa quả chứa các khoáng chất tốt cho tiêu hóa.

6. Khi nào nên đưa trẻ bị chướng bụng đến gặp bác sĩ?

Đa phần trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp bé bị đầy bụng và nôn kèm theo các dấu hiệu như tiêu chảy, táo bón không rõ nguyên do, phân có màu lạ, sốt cao, đi ngoài ra máu, trẻ quấy khóc bỏ bú thì mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Dù đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhưng bố mẹ không nên chủ quan. Hãy theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên và đưa con đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ bị kiết lỵ

Trẻ bị kiết lỵ: Nguyên nhân, cách điều trị và bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị kiết lỵ bao lâu thì khỏi là nỗi lo của không ít mẹ khi có con gặp tình trạng này. Thực tế, kiết lỵ là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến nhưng cũng vô cùng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách. Trong bài viết sau đây, mẹ hãy cùng Friso tìm hiểu về bệnh lý này để có cách xử lý và phòng ngừa cho bé yêu nhé.