Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

Trẻ bị ọc sữa và thở khò khè: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ bị ọc sữa và thở khò khè khiến nhiều người lần đầu làm ba mẹ lo lắng, vì không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe của con không? Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh biết được nguyên nhân gây ra hiện tượng này để có cách xử trí an toàn. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Những nguyên nhân làm bé thở khò khè hay ọc sữa

Bé bị ọc sữa và thở khò khè có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp như:

1.1 Cho trẻ ăn sữa quá no

Kích thước dạ dày của trẻ khá nhỏ, nếu cho ăn sữa quá nhiều sẽ gây ọc ra ngoài. Mặt khác, hệ tiêu hóa trẻ cũng còn non nớt, nếu uống phải sữa có chứa đạm biến tính sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu hóahấp thu, khiến thời gian tiêu hóa sữa kéo dài lâu hơn. Vì thế, nếu trẻ ăn sữa cữ trước no, thời gian tiêu hóa bị kéo dài do đạm biến tính thì dễ bị ọc sữa trong cữ tiếp theo.

1.2. Trẻ uống sữa sai tư thế

Khác với người trưởng thành, dạ dày của trẻ nhỏ nằm ngang, nên nếu tư thế cho uống sữa không đúng sẽ khiến con nuốt nhiều không khí vào bụng. Và nếu sau đó trẻ được đặt nằm ngang (đầu bằng) hoặc nghiêng bên phải sẽ dễ bị ọc sữa lên mũi, gây thở khò khè.

1.3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ bị ọc sữa và thở khò khè sau khi ăn sữa no có thể do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Sữa từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và làm cho trẻ bị ọc sữa lên mũi thở khò khè.

1.4. Trẻ bị viêm đường hô hấp 

Một trong những triệu chứng phổ biến của viêm đường hô hấp là tăng tiết dịch nhầy ở họng và khoang mũi. Lúc này, việc hô hấp của trẻ trở nên khó khăn và thường phải thở bằng miệng, đồng thời niêm mạc họng bị hô nên trẻ dễ bị ọc sữa, thở khò khè.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

2. Trẻ bị ọc sữa và thở khò khè có nguy hiểm không?

Ọc sữa, thở khò khè là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ do chức năng nuốt và hít thở của trẻ chưa hoàn chỉnh. Ba mẹ nên theo dõi trẻ, nếu sức khỏe của con vẫn bình thường thì không cần quá lo lắng, thay vào đó nên cho bé uống sữa vừa đủ no, uống đúng tư thế và vỗ ợ hơi cho con sau khi uống sữa,...

Hơn hết, ba mẹ cần chú ý chọn sữa có đạm mềm tự nhiên, dễ tiêu. Bởi đạm sữa rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu trong quá trình sản xuất bị gia nhiệt nhiều lần sẽ dễ bị biến đổi cấu trúc, trở thành đạm vón cục, khiến trẻ uống vào khó tiêu, dễ bị ọc sữa.

Trường hợp trẻ bị ọc sữa và thở khò khè kéo dài, đã thay đổi cách cho bé uống sữa nhưng vẫn không thuyên giảm mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu:

  • Trẻ khó thở, thở nhanh hơn (trên 50 lần/1 phút), rút lõm lồng ngực,...
  • Trẻ sốt cao liên tục 3-5 ngày.
  • Trẻ nôn ói.

3. Cách chăm sóc bé bị ọc sữa và thở khò khè

Ngay khi phát hiện trẻ bị sặc sữa lên mũi làm con thở khò khè, ba mẹ cần thực hiện xử lý tại chỗ theo các bước sau:

  • Bước 1: Bế trẻ ngồi thẳng dậy để cho sữa chảy hết ra ngoài. Sau đó, dùng khăn mềm lau sạch sữa ở miệng và cơ thể trẻ.
  • Bước 2: Vệ sinh, hút sạch sữa ở mũi trẻ bằng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi.
  • Bước 3: Bế trẻ nằm úp xuống sao cho chân con duỗi thẳng ra và cằm đặt vào tay mẹ.
  • Bước 4: Tiến hành vỗ ợ hơi vào giữa hai xương bả vai trẻ từ trên xuống dưới 5 cái.
  • Bước 5: Nghiêng người trẻ để kiểm tra xem thở bình thường chưa.
  • Bước 6: Nếu trẻ chưa thở bình thường, mẹ tiếp tục dùng ngón thứ 2 và 3 của tay ấn vào giữa hai xương ngực của trẻ 5 lần liên tiếp. Tiếp tục lặp lại từ bước 3 đến khi thấy trẻ thở ổn định.
bé bị ọc sữa và thở khò khè

Song song, ba mẹ nên:

3.1. Chia nhỏ các cữ uống sữa

Thay vì cho trẻ uống quá nhiều trong một lần, mẹ hãy chia nhỏ các cữ với lượng sữa vừa đủ. Điều này sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa và tránh ăn sữa quá no gây ọc ra ngoài.

3.2. Cho bé ăn sữa đúng cách

Chú ý tư thế cho trẻ ăn sữa sẽ giúp con tránh nuốt nhiều không khí gây ọc sữa lên mũi, miệng làm bé bị thở khò khè. Ngoài ra, nếu thấy trẻ ọc sữa sau khi uống, mẹ nên cho bé nghỉ khoảng 30 phút rồi mới uống tiếp.

Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn rất non yếu, nên dễ bị nôn trớ và gặp các rối loạn tiêu hóa nếu uống sữa có đạm khó tiêu. Vì thế, mẹ nên chọn loại sữa có công thức dễ tiêu hóa để hạn chế tình trạng trên.

Gợi ý cho mẹ sữa Friso Gold giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh nhờ chứa đạm sữa dễ tiêu do sở hữu Quy Trình Xử Lý 1 Lần Nhiệt, giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm nhỏ, tự nhiên. Chiếc bụng êm sẽ giúp bé, hạn chế các rối loạn tiêu hóa và tránh xa tình trạng ọc, trớ sữa. Không chỉ vậy, đạm sữa dễ tiêu còn giúp trẻ đi ngoài đều với khuôn phân đẹp, hạn chế táo bón. 

bé thở khò khè hay ọc sữa

Sữa Friso Gold cũng có vị thanh nhạt tự nhiên, dễ uống, hợp khẩu vị của trẻ nhờ thành phần không chứa đường sucrose.

> Chọn ngay Friso Gold TẠI ĐÂY, trẻ tiêu hóa tốt để khỏe bụng, ngủ êm giấc.

3.3 Vỗ ợ hơi cho trẻ

Vỗ ợ hơi sau khi uống sữa giúp đẩy không khí dư thừa trong dạ dày ra ngoài, nhờ đó bụng bé sẽ thoải mái và dễ chịu hơn. Cách thực hiện khá đơn giản: Mẹ bế vác bé lên để cằm đặt vào vai. Một tay mẹ đỡ phần đầu và cổ bé, rồi chụm tay còn lại xoa vỗ nhẹ vào lưng con.

3.4 Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ

Nhằm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và giúp đường thở của trẻ thông thoáng, phụ huynh nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Đầu trẻ nên được kê cao lên một góc 30 độ giúp ngăn chặn tình trạng sữa trào ngược lên thực quản. 

Ngoài ra, để tạo môi trường ngủ an toàn và thoải mái cho trẻ, mẹ hãy sử dụng loại nệm có độ phẳng, không quá mềm lún và nên điều chỉnh mức nhiệt độ phòng thích hợp ở khoảng 26 đến 28 độ C.

Xem thêm: Những mẹo trị ọc sữa cho bé mà ba mẹ nên biết

4. Hướng dẫn phòng tránh tình trạng trẻ bị ọc sữa và thở khò khè

Để ngăn ngừa tình trạng bé thở khò khè hay ọc sữa, phụ huynh lưu ý:

  • Nên giữ ấm cho con, tránh cho trẻ ra ngoài lâu khi thời tiết chuyển mùa; giữ vệ sinh cơ thể và môi trường xung quanh trẻ; không nên cho trẻ tiếp xúc với người bệnh,... Nhờ đó giúp phòng tránh trẻ mắc bệnh viêm hô hấp gây ọc sữa và thở khò khè.
  • Đảm bảo không gian sống thoáng mát, vệ sinh đồ chơi, vật dụng của bé sạch sẽ.
  • Lựa chọn sữa công thức có đạm mềm nhỏ, tự nhiên để giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu, từ đó giảm tình trạng ọc, trớ.
  • Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ ăn sữa đúng cách, vừa đủ no và vỗ ợ hơi giúp trẻ tránh bị đầy hơi, chướng bụng.

Hy vọng qua những chia sẻ trên, ba mẹ đã biết được nguyên nhân trẻ bị ọc sữa và thở khò khè là gì để có cách xử trí phù hợp. Quan trọng nhất là cần chú ý chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ ngay từ thuở nhỏ, lựa chọn sữa công thức khoa học, êm dịu tiêu hóa giúp “chiếc bụng” của con thoải mái, dễ chịu từ đó hấp thu tốt để phát triển khỏe mạnh.

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hay bị trớ: Nguyên nhân và cách xử lý

Nôn trớ là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện và còn khá non nớt. Tuy không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng mẹ vẫn cần biết xử lý nôn trớ ở trẻ sơ sinh đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho con yêu. Vậy trẻ mấy tháng thì hết nôn trớ? Mời phụ huynh cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây!