Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không

Trẻ bị sôi bụng có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ bị sôi bụng là một trong những vấn đề thường gặp khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy trẻ bị sôi bụng có sao không, cũng như nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Mẹ cùng tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!

1. Trẻ bị sôi bụng là tình trạng gì?

Tiếng kêu ọc ọc trong bụng của con chính là tiếng của nhu động ruột. Vì thế, nếu bố mẹ nghe thấy tiếng sôi bụng nhiều thì có thể do nhu động ruột của trẻ đang làm việc.

trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không

2. Nguyên nhân bụng trẻ kêu ọc ọc thường xuyên

Tình trạng bụng trẻ bị sôi bụng kêu ọc ọc có thể do các nguyên nhân sau đây:

2.1 Trẻ bị khó tiêu

Trẻ bị khó tiêu, khiến bụng sôi ọc ọc thường xảy ra do bố mẹ pha sữa quá đặc, hoặc pha sữa không đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Bên cạnh đó, tình trạng khó tiêu, bụng sôi ọc ọc ở trẻ còn có thể do công thức sữa con uống có chứa đạm bị biến tính. Nguyên nhân là bởi, đạm sữa rất nhạy cảm với nhiệt, do đó, nếu trong quá trình sản xuất bị gia nhiệt nhiều lần, đạm sữa có thể bị biến đổi cấu trúc, trở nên vón cục khó tiêu. Từ đó tạo ra đạm biến tính khiến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ khó tiêu hóa và hấp thu. 

2.2 Trẻ quá đói hoặc quá no

Trong quá trình ăn, nhu động ruột sẽ vận chuyển và co bóp thức ăn khiến bụng trẻ phát ra âm thanh. Khi trẻ ăn quá no, nhu động ruột phải làm việc nhiều hơn nên âm thanh ọc ọc sẽ lớn hơn. 

Ngoài ra, khi trẻ đói, tình trạng sôi bụng cũng có thể xuất hiện. Bởi vào lúc này, não sẽ kích thích khiến cho trẻ muốn ăn, dẫn đến các cơ trong dạ dày co lại nên phát ra âm thanh.

2.3 Trẻ đang mắc bệnh

Nhiều trường hợp trẻ đang mắc bệnh có triệu chứng sôi bụng. Cụ thể, bụng trẻ kêu ọc ọc có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý như: nhiễm khuẩn đường ruột, không dung nạp đường lactose, bệnh Crohn, ...

3. Trẻ bị sôi bụng có sao không?

Nếu bé không nôn trớ, đi ngoài phân bình thường, không quấy khóc khó chịu, tăng cân tốt,... thì mẹ có thể yên tâm tình trạng bụng trẻ bị sôi ọc ọc là bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sôi bụng kèm theo dấu hiệu nôn trớ, tiêu chảy, không tăng cân,... thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra. 

bụng trẻ sơ sinh kêu ọc ọc

4. Trẻ bị sôi bụng bao lâu thì khỏi?

Tình trạng trẻ bị sôi bụng có thể xuất hiện và tự khỏi trong một vài ngày, nhưng cũng có khi kéo dài cả tuần. Vì thế, khi thấy con có dấu hiệu bụng bị sôi, bố mẹ nên thường xuyên quan sát trẻ để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường nhé. 

5. Trẻ bị sôi bụng phải làm sao?

Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tình trạng trẻ bị sôi bụng sau đây:

5.1 Pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

Mỗi loại sữa công thức cần được pha theo tỷ lệ phù hợp nhằm đảm bảo cho trẻ nguồn sữa an toàn và chất lượng. Vì thế, mẹ lưu ý pha sữa đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhé. 

5.2 Chọn sữa dễ tiêu hóa và hấp thu

Để hạn chế tình trạng trẻ bị sôi bụng, mẹ nên cho con dùng những dòng sữa có đặc tính êm dịu với chiếc bụng non nớt, giúp con dễ tiêu hóa và hấp thu. Bật mí cho mẹ là với sữa Friso® Gold, con sẽ được trang bị hệ tiêu hóa khỏe nhờ nguồn sữa dễ tiêu hóa chỉ trải qua quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần. giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm tự nhiên. Cùng với đó là hương vị thanh nhạt, phù hợp với khẩu vị của con do sản phẩm không chứa đường sucrose.

trẻ sơ sinh bị sôi bụng

>> Mẹ tìm mua ngay sữa Friso® Gold cho bé yêu TẠI ĐÂY nhé.

5.3 Không để trẻ quá đói hoặc quá no

Mẹ nên sắp xếp khung giờ cho trẻ ăn sữa khoa học, đáp ứng đúng nhu cầu của con. Vì dạ dày của trẻ có kích thước nhỏ, mẹ nên cho con uống nhiều cữ sữa trong ngày để hạn chế tình trạng con quá đói hoặc quá no dẫn đến sôi bụng. 

5.4 Đưa trẻ gặp bác sĩ nếu tình trạng không thuyên giảm

Trẻ bị sôi bụng trong nhiều ngày không thuyên giảm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Lúc này, mẹ nên đưa trẻ thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và có giải pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng sôi bụng ở trẻ, bố mẹ còn có thể:

  • Vỗ ợ hơi sau khi trẻ uống sữa xong.
  • Massage bụng cho trẻ để đẩy khí dư ra khỏi bụng trẻ. 
  • Giúp con có tư thế uống sữa phù hợp để hạn chế nuốt nhiều không khí vào bụng. 
  • Khi pha sữa cho trẻ, mẹ tránh khuấy sữa quá mạnh để hạn chế tạo nhiều bọt khí.

Bài viết trên giải đáp thắc mắc trẻ bị sôi bụng có sao không của nhiều phụ huynh. Hy vọng qua đây giúp mẹ có thêm giải pháp chăm sóc trẻ bị sôi bụng tốt hơn. Trường hợp tình trạng bệnh không thuyên giảm, mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè

Trẻ bị ọc sữa và thở khò khè: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ bị ọc sữa và thở khò khè khiến nhiều người lần đầu làm ba mẹ lo lắng, vì không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe của con không? Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh biết được nguyên nhân gây ra hiện tượng này để có cách xử trí an toàn. Cùng tìm hiểu nhé!