Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại và gợi ý cách xử trí cho mẹ

Trẻ bị ọc sữa là tình trạng sữa từ dạ dày trào lên thực quản. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn nhu động ruột, quấy khóc, vặn mình, cho bú sai tư thế, bú quá no hoặc quá nhanh…

Nhiều mẹ không biết có nên cho trẻ bú lại sau khi ọc sữa hay không. Vì nếu ọc sữa liên tục, con sẽ không có đủ năng lượng và dưỡng chất để bắt kịp đà tăng trưởng tiêu chuẩn. Hiểu được nỗi lo của mẹ, bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc trên và gợi ý cách xử lý thích hợp cho mẹ tham khảo.

trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại

 

1. [Giải đáp] Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại?

Khi thấy trẻ bị ọc sữa, hầu hết mẹ bỉm đều bối rối và phân vân bé ọc sữa có nên cho bú tiếp hay không, nhằm mong muốn bù đắp kịp thời dưỡng chất bị hao hụt.

Song, cơ thể trẻ sau khi ọc sữa thường rất mệt mỏi và gần như chưa thể tiếp nhận thêm bất kỳ loại dinh dưỡng nào, nhất là trẻ ọc sữa phun như vòi rồng (*). Vì thế, đáp án cho câu hỏi trên là KHÔNG. Bởi tiếp tục cho bé bú sau khi ọc sữa sẽ tạo thêm áp lực lên dạ dày, khiến dạ dày hoạt động quá sức. Từ đó làm cho bé nôn ói nhiều hơn và hình thành tâm lý sợ ăn uống.

> Xem thêm: Trẻ bị nôn liên tục phải làm sao?

Vậy, sau bao lâu trẻ bị ọc sữa mới có thể bú lại bình thường? Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho bé bú sau khi nghỉ ngơi khoảng từ 30 phút đến 1 giờ.

(*) Ọc sữa phun vòi rồng là tình trạng trẻ trớ sữa nặng, phun thành vòi và thường xuất hiện sau khi bú khoảng 1 giờ.

2. Trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không?

Nếu trẻ vẫn bú tốt, tăng cân bình thường, không bị khò khè thì tình trạng này không đáng lo ngại. Vì ọc sữa ở trẻ là một hiện tượng bình thường, có thể do trẻ bị trào ngược sữa từ dạ dày lên thực quản (trào ngược dạ dày thực quản), cơ thắt ở cổ dạ dày hoạt động còn yếu hoặc dạ dày chưa hoàn thiện. Tình trạng này sẽ thuyên giảm khi bé lớn hơn.

Mặc dù vậy, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao mọi biểu hiện của trẻ. Nguyên nhân là vì bé dễ gặp phải tình trạng biếng ăn, sợ ăn và thậm chí là suy dinh dưỡng vì cơ thể khó chịu, mệt mỏi, khó ngủ, quấy khóc… mỗi lần bị ọc sữa.

3. Cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa mẹ nên biết

Ngay khi thấy con ọc sữa, phụ huynh cần giữ bình tĩnh và xử trí theo các bước sau:

  • Bước 1: Nghiêng người trẻ sang bên trái một cách nhẹ nhàng nhất.

  • Bước 2: Sử dụng khăn mềm, tẩm nước muối sinh lý để lau sạch chất dịch trên miệng cho trẻ.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Cùng với đó, một số lưu ý quan trọng mẹ cần phải nắm:

  • Không được bế trẻ lên khi thấy trẻ ọc sữa, làm cho chất dịch cản trở đường thở.

  • Không nên dùng miệng hút sữa trong mũi trẻ.

  • Nếu nhận thấy trẻ ọc sữa, kèm nhiều biểu hiện bất thường như ho, chảy nước mũi, sốt… thì cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

4. Tổng hợp các cách giảm tình trạng ọc sữa ở trẻ

Để giảm tình trạng trẻ bị ọc sữa hiệu quả, cha mẹ nên có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Giảm lượng sữa, tăng cữ bú trong ngày: Bú quá no khiến trẻ đầy bụng và dễ ợ sữa. Vậy nên, mẹ chỉ cho trẻ bú lượng sữa vừa đủ bằng cách tăng số lần bú trong ngày song song giảm lượng sữa trong mỗi cữ bú.

  • Cho bé bú đúng cách: Với trẻ bú mẹ, mẹ cần giữ tư thế ngồi tựa lưng thoải mái nhất, ôm con bằng hai tay rồi đặt con ngang bụng sao cho phần tai, vai và hông thẳng hàng. Còn với trẻ bú bình, một tay mẹ giữ đầu bé với hướng người hơi dốc xuống và tay còn lại cầm bình sữa cọ nhẹ vào môi để kích thích trẻ mở miệng bú.

  • Không cho trẻ bú khi đang nằm: Bú sữa ở tư thế nằm gia tăng nguy cơ sặc sữa vào khí quản hoặc phế quản của trẻ, dẫn đến ngạt thở.

  • Sau khi bú xong nên bế ở tư thế thẳng đứng: Giữ tư thế bế thẳng đứng sau khi trẻ bú xong giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày, làm cho trẻ bị ọc sữa.

  • Tránh đùa giỡn quá nhiều sau khi bú no: Đùa giỡn sau bữa bú khiến trẻ bị sặc, nấc cụt và ọc sữa. Tốt nhất, ngay khi bú xong, mẹ chỉ nên vỗ ợ hơi nhẹ nhàng cho con.

  • Vỗ ợ hơi: Vỗ ợ hơi sau mỗi cữ bú có tác dụng giải phóng lượng khí thừa trong dạ dày nhằm ngăn ngừa đầy hơi, khó chịu, đau bụng… Một số tư thế vỗ ợ hơi thông dụng là mẹ ngồi thẳng lưng và ôm con vào ngực, mẹ bế trẻ ngồi thẳng lưng trên đùi, mẹ cho trẻ nằm trên đùi…

trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa

 

5. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Câu trả lời là phụ huynh cần chủ động đưa trẻ thăm khám ngay khi thấy trẻ hay bị ọc sữa, hoặc ọc sữa kéo dài trong vòng 12 giờ, kèm theo nôn trớ ra dịch có màu (xanh, vàng, nâu, đỏ,…), bú kém, chậm tăng cân, xanh xao, sốt, ho… Đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của bé về lâu dài.

Đối với các mẹ dùng sữa ngoài cho con, nên chọn sản phẩm chứa đạm sữa kích thước nhỏ, mềm và tự nhiên để hạn chế gây áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Với hơn 150 năm kinh nghiệm, thương hiệu Friso liên tục nỗ lực nghiên cứu và hoàn thiện công thức sữa Friso Gold, nhằm mục đích “nuôi dưỡng” hệ tiêu hóa trẻ một cách tự nhiên nhất.

Friso Gold với nguồn sữa mát chất lượng cao được nhập khẩu từ Hà Lan, giúp trẻ êm bụng, ngủ ngon giấc, bú khỏe và hạn chế tình trạng ọc sữa. Hơn nữa, sữa còn giúp trẻ dễ tiêu hóa, đi phân đều nhờ quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột), bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên.

> Friso Gold với hương vị thanh nhạt, thơm ngon hợp khẩu vị của trẻ. Mua ngay TẠI ĐÂY mẹ nhé!

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại hay không. Nhìn chung, ọc sữa ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến nhưng mẹ không nên chủ quan vì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Do đó, mẹ nên chú ý mỗi khi con bị ọc sữa và nên chọn sữa công thức có đạm mềm, tự nhiên để hạn chế tình trạng này.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và kiêng gì?

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Thông thường, đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì đầy bụng là do chế độ ăn của mẹ chưa phù hợp, dẫn đến nguồn sữa bị ảnh hưởng, gây ra cảm giác căng, tức bụng cho bé. Vì thế, cách khắc phục hiệu quả là mẹ nên xem xét, cải thiện dinh dưỡng hợp lý. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ đâu là thực phẩm tốt cho tiêu hóa của mẹ và bé!