So với người trưởng thành, nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh là rất lớn. Khi em bé lớn lên, tổng thời lượng ngủ sẽ giảm dần. Thay vào đó, độ dài của giấc ngủ ban đêm sẽ tăng lên.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều là vì bé vẫn chưa quen với ánh sáng bên ngoài. Bên cạnh đó, bé vẫn còn duy trì thói quen nhắm mắt giống như khi bé còn trong bụng mẹ. Thậm chí, tổng thời gian ngủ trong 1 ngày của bé có thể đến 16 - 18 tiếng. Thông thường, bé chỉ thức dậy khi đói và lúc bé đi tiêu, tiểu. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về thời lượng ngủ của bé khi ngày càng lớn:
Tuổi | Tổng số giờ ngủ | Tổng số giờ ngủ vào ban đêm | Tổng số giờ ngủ ban ngày |
---|---|---|---|
Sơ sinh | 16 | 8 - 9 | 8 |
1 tháng | 15,5 | 8 - 9 | 7 |
3 tháng | 15 | 9 - 10 | 4 - 5 |
6 tháng | 14 | 10 | 4 |
9 tháng | 14 | 11 | 3 |
1 tuổi | 14 | 11 | 3 |
1,5 tuổi | 13,5 | 11 | 2,5 |
2 tuổi | 13 | 11 | 2 |
Có thể thấy, nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh là rất nhiều. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ sơ sinh thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc, khó vào giấc ngủ….? Theo các chuyên gia, việc trẻ sơ sinh ngủ không đủ sâu và đủ lâu sẽ khiến trẻ bị khó chịu, từ đó kích thích cơ thể của trẻ sản sinh những chất gây mất cân bằng như Cortisol, Progesterone... Những chất này càng làm bé trở nên khó chịu cáu gắt, quấy khóc, mệt mỏi… Càng về lâu dài, những trẻ gặp tình trạng này sẽ kém lanh lẹ, thông minh, hoạt bát như các bé có giấc ngủ ngon.
Đầu tiên, bố mẹ cần xác định rằng bé nhà mình có thật sự bị khó ngủ hay không. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bé bị khó ngủ:
Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh khó ngủ thường đến từ 3 nhóm nguyên nhân chính: sinh lý, bệnh lý và sinh hoạt. Cụ thể:
- Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm và rất dễ giật mình đối với thế giới xung quanh. Vì thế, bé có thể bị tỉnh giấc khi có tác động từ bên ngoài như sấm chớp, tiếng chuông điện thoại, tiếng đóng cửa.
- Do ở dạng lỏng nên sữa, đặc biệt là sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Vì thế, bé trong giai đoạn sơ sinh (chỉ bú sữa) sẽ thường xuyên thức giấc để đòi bú.
- Vận động quá nhiều có thể khiến bé sinh ra nhiều Cortisol. Đây là loại hormon khiến cả người lớn và trẻ em bị khó ngủ.
Bệnh lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị mất ngủ. Bất kỳ tổn thương thực thể nào cũng đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ví dụ, trẻ bị béo phì thường có mô mỡ xung quanh cổ nhiều hơn các trẻ khác, từ đó mà tăng áp lực lên đường hô hấp và chặn không khí đi đến phổi. Điều này khiến trẻ thở khó khăn và dẫn đến khó ngủ. Một số bệnh lý khác cũng có thể gây khó ngủ với trẻ như tiểu đường, trẻ bị tăng động, trầm cảm...
Ngủ ngon và đủ giấc rất quan trọng cho việc phát triển thể chất lẫn trí tuệ của bé trong tương lai. Vì thế, nếu bé khó ngủ, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây.
Lưu ý: Đối với những nguyên nhân mất ngủ do bệnh lý. bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp khắc phục phù hợp.
Vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ là nỗi lo lắng của rất nhiều bố mẹ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khó ngủ. Vì thế, thay vì tức giận với bé, bố mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân. Trong trường hợp đã thử những mẹo giúp bé ngủ ngon tại nhà nhưng không thành công, bố mẹ cần đưa bé đến gặp các bác sĩ về nhi khoa để kiểm tra và điều trị bệnh lý (nếu có) kịp thời.