Nhảy đến nội dung
thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình: Nguyên nhân và giải pháp dành cho mẹ

Khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, quấy khóc vào ban đêm, nhiều phụ huynh thắc mắc điều này liệu có đáng lo ngại không và đâu là giải pháp khắc phục hiệu quả. Để hiểu rõ về giấc ngủ của trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời, cũng như lý do tại sao bé ngủ hay giật mình, bố mẹ hãy tham khảo thông tin của bài viết dưới đây!

1. Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có biểu hiện gì?

Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình là phản xạ tự nhiên (hay còn gọi là phản xạ Moro) thường xảy ra ở tháng đầu tiên, diễn ra trong vài giây rồi biến mất.

Khi không được nâng đỡ, bé ngủ bị giật mình sẽ phản ứng bất ngờ theo bản năng với biểu hiện bé đột nhiên giơ 2 tay và 2 chân lên cao rồi hạ xuống ngay lập tức. Hoặc bé có thể nháy mặt và hơi giật giật đầu.

2. Nguyên nhân khiến bé ngủ hay giật mình

Giật mình là một trong những biểu hiện đặc trưng, phổ biến ở trẻ sơ sinh. So với người trưởng thành, trẻ dưới 3 tháng tuổi hiếm khi ngủ ngon và sâu giấc. Trong đó, nguyên nhân khiến bé ngủ hay giật mình là do:

2.1. Phản xạ tự nhiên

Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh phải thích nghi với nhiệt độ, ánh sáng và âm thanh lạ lẫm từ môi trường xung quanh. Điều này tạo cảm giác bất an so với môi trường ấm áp trong tử cung của mẹ, dẫn đến trẻ dễ bị giật mình khi ngủ, kèm theo triệu chứng vặn người, quấy khóc vào ban đêm. Tuy nhiên, phụ huynh không phải lo lắng bởi đây là phản xạ sinh lý bình thường, cho thấy hệ thần kinh của trẻ phát triển khỏe mạnh và có thể biến mất trong giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi. 

trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình

2.2. Nguyên nhân sinh lý

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình hoảng hốt có thể đến từ nguyên nhân sinh lý, bao gồm: 

  • Tâm lý bất an: Đi ngủ với tâm trạng lo lắng, sợ hãi và hồi hộp là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét vào ban đêm.
  • Tiếng động quá lớn: Trẻ sơ sinh dễ bị giật mình nếu môi trường bên ngoài xảy ra âm thanh hoặc tiếng động quá lớn.
  • Thay đổi ánh sáng: Thay đổi cường độ ánh sáng bất ngờ như mở đèn hoặc mở cửa sổ trong phòng tối, có thể kích hoạt phản xạ giật mình, khiến trẻ sơ sinh khó chịu thức giấc.
  • Trẻ đói bụng hoặc bú quá no: Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ hơn so với người trưởng thành. Vì thế, sau mỗi cữ bú, trẻ cảm thấy mau no hoặc mau đói, dẫn đến tình trạng dễ giật mình, quấy khóc thường xuyên vào ban đêm.

2.3. Nguyên nhân bệnh lý

Đôi khi, bé ngủ hay giật mình thở gấp là do ảnh hưởng của bệnh tim mạch, bệnh vàng da, hạ canxi máu hoặc tổn thương hệ thần kinh. Nhất là trào ngược dạ dày rất thường gặp ở trẻ nhỏ, xảy ra khi bé bú sữa mẹ quá nhiều và bú quá nhanh khiến cho không khí lọt vào bụng, dẫn đến tình trạng đầy hơi, trào ngược, nôn trớ và khiến trẻ bị giật mình khi đang ngủ. 

Lúc này, bố mẹ nên theo dõi triệu chứng thường xuyên để đánh giá mức độ và thời gian kéo dài. Trường hợp xảy ra dấu hiệu bất thường (co giật, quấy khóc quá mức, đổ mồ hôi, bú mẹ ít hơn), hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

2.4. Nguyên nhân khác

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, ngủ không sâu giấc còn có nguyên nhân đến từ:

  • Nếu trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình vặn vẹo là dấu hiệu cho thấy tã lót bị ướt, quần áo bó chật hoặc giường chiếu không sạch sẽ.
  • Tư thế ngủ không thoải mái.
  • Bé giật mình khó ngủ là do nhiệt độ không phù hợp, quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Côn trùng tấn công khiến làn da của trẻ bị ngứa, nóng rát và cảm giác khó chịu khi ngủ.
  • Do kích thích thần kinh (vận động mạnh, cười nói và nô đùa lúc thức) dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quơ tay chân.
  • Thay đổi vị trí đột ngột (đang ngủ trên tay của bố mẹ nhưng sau đó đặt trẻ xuống giường) có thể khiến trẻ giật mình thức giấc.
  • Ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc ngủ trưa đến năm giờ chiều.
trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ

 

3. Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có đáng lo không?

Mặc dù xảy ra trong vài giây ngắn ngủi, song hiện tượng giật mình khiến trẻ sơ sinh khó ngủ trở lại, đồng thời dẫn đến nhiều tác hại xấu đến sự phát triển của trẻ, bao gồm: 

3.1. Chậm tăng cân

Việc mất ngủ do giật mình liên tục sẽ làm cản trở sự sản xuất hormone tăng trưởng, đồng thời khiến trẻ suy giảm đề kháng, biếng ăn, cáu gắt, cũng như chậm phát triển sau này.

3.2. Giảm khả năng nhận thức

Khi cơ thể đột ngột giật mình liên tục sẽ khiến hệ thần kinh bị tổn thương, dẫn đến suy giảm khả năng nhận thức, tư duy hoặc rối loạn cảm xúc.

3.3. Trẻ dễ bị đói lả, mệt người, giảm sữa mẹ

Một số trường hợp trẻ bị giật mình, quấy khóc giữa đêm nhưng không chịu bú mẹ. Điều này là do trẻ ngủ không ngon giấc, giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn, dẫn đến giảm phản xạ bú. Hậu quả là sữa mẹ bị giảm đi, thậm chí là mất sữa về lâu dài.

Trường hợp trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình kéo dài có thể là do bệnh lý. Tốt nhất, phụ huynh nên sớm đưa bé đến thăm khám với bác sĩ, để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

4. Bí quyết giúp bé có giấc ngủ ngon, ổn định 

Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình vào ban đêm, giúp con có giấc ngủ ngon, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây. 

4.1. Giữ trẻ ở gần mẹ

Nhiều trường hợp, bé ngủ hay giật mình là do hoảng sợ. Lúc này, bạn nên âu yếm, vỗ về nhẹ nhàng ở đầu hoặc lưng, để tạo cảm giác an toàn, giúp con giảm đi căng thẳng và sau đó, an tâm chìm vào giấc ngủ.

4.2. Quấn khăn cho bé

Quấn khăn là một trong những giải pháp đơn giản, giúp trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon và hạn chế cử động chân tay. Ngoài ra, điều này tạo cảm giác thoải mái, ấm áp như trong bụng mẹ và nhờ đó, trẻ hiếm khi giật mình, vặn người quấy khóc vào ban đêm.

4.3. Cho bé vận động nhiều hơn khi thức

Vận động thường xuyên giúp trẻ kiểm soát phản xạ cơ thể, hạn chế giật mình mỗi khi đang ngủ. Phụ huynh nên tập thói quen cho bé nằm sấp, tự ngóc đầu lên hoặc nằm trong lòng tự điều chỉnh đầu và cổ, để vừa tăng sức khỏe dẻo dai, vừa cải thiện giấc ngủ ngon hơn. 

4.4. Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ

Đôi khi, phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh là do ban ngày đã ngủ quá nhiều, dẫn đến ban đêm trằn trọc, dễ bị thức giấc thường xuyên. Để khắc phục điều này, bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ đúng giờ, đúng giấc. Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, tối thiểu phải ngủ 20 tiếng/ngày và chia làm nhiều giấc, mỗi giấc 2 - 3 tiếng. 

Đối với trẻ lớn hơn, hãy phân định cụ thể thời gian để tránh ngủ ngày nhiều, giờ tối ngủ muộn. Ngoài ra, phụ huynh nên hạn chế ru con bằng võng, nôi điện hoặc bồng bế vì điều này tạo cảm giác phụ thuộc, khiến trẻ không thể ngủ ngon nếu không có dụng cụ hỗ trợ.


>> Xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh mỗi ngày


4.5. Duy trì không gian an toàn, yên tĩnh

Thông thường, trẻ sơ sinh được ngủ trong môi trường an toàn ít có biểu hiện giật mình vào ban đêm. Điều này lý giải vì sao bố mẹ nên duy trì không gian thoáng mát, yên tĩnh và có ánh sáng dịu nhẹ; định kỳ vệ sinh khu vực nghỉ ngơi, giặt giũ chăn nệm mỗi tuần, để phòng ngủ của bé luôn luôn sạch sẽ, hạn chế côn trùng tấn công, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 

4.6. Thường xuyên thay tã cho bé

Trước khi đi ngủ, bố mẹ nên kiểm tra và thay tã thường xuyên cho bé. Chú ý sử dụng các loại tã mềm, êm ái và thấm hút tốt, đồng thời chuẩn bị quần áo rộng rãi, không quá bó sát để trẻ sơ sinh được ngủ ngon hơn. 

bé ngủ hay giật mình

 

4.7. Khám sức khỏe định kỳ cho bé theo khuyến nghị của bác sĩ

Trẻ sơ sinh dễ bị giật mình khi thiếu canxi, thiếu máu kéo dài, viêm họng, viêm tai giữa, trào ngược dạ dày hoặc tổn thương thần kinh. Với trường hợp này, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, để vừa tầm soát bệnh lý bất thường, vừa kịp thời điều trị cho bệnh lý sẵn có, qua đó nâng cao sức khỏe đề kháng, đảm bảo khả năng phát triển tối ưu. 

Có thể nói, mặc dù hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình vào ban đêm là một phản xạ tự nhiên, song không thể chủ quan xem nhẹ, nhất là tình trạng trên còn có nhiều nguyên nhân xuất phát do hệ tiêu hóa bị rối loạn. Do đó, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp kể trên, để bé yêu êm giấc, khỏe bụng, các mẹ còn cần chú ý chọn nguồn sữa mát chất lượng, êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt của con. Xem ngay tại đây!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
rau trị táo bón cho trẻ

10 loại rau trị táo bón cho trẻ hiệu quả mẹ không nên bỏ qua

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh là một trong những cách hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ được nhiều cha mẹ áp dụng. Trong bài viết dưới đây, Friso sẽ tổng hợp cho các bậc phụ huynh 10 loại rau trị táo bón cho trẻ có tính thanh mát, dễ ăn cũng như gợi ý thực đơn chế biến giúp con ăn uống ngon miệng. Cùng tìm hiểu ngay nhé.