Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
So với trẻ nhỏ, cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi có phầ.... more
Giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh thiên về 50% giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement). Đặc điểm của giấc ngủ REM là mặc dù đã ngủ sâu, nhưng não bộ và cơ quan hô hấp duy trì hoạt động, dẫn đến chu kỳ giấc ngủ của trẻ rất ngắn (50 phút), dễ bị thức giấc vào ban đêm.
Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP), phụ huynh nên tạo điều kiện để trẻ sơ sinh được ngủ đúng giờ và đủ giấc. Bởi giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng, không chỉ hoàn thiện tư duy, hệ thần kinh não bộ, mà còn phát triển chiều cao, hành vi - cảm xúc, tăng cường miễn dịch giúp trẻ được khôn lớn khỏe mạnh từ bên trong, từ đó năng động, tự tin khám phá thế giới bên ngoài.
Với thắc mắc "Trẻ sơ sinh ngày ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?", câu trả lời là có thay đổi khác biệt dựa vào mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Trong những tuần đầu đời trẻ sẽ ngủ nhiều hơn, khoảng 16h một ngày, đến khi trẻ 3 tháng tuổi sẽ giảm còn 15h mỗi ngày và độ dài giấc ngủ của trẻ sẽ dần thay đổi theo sự phát triển của trẻ, cụ thể:
Độ tuổi |
Tổng giờ ngủ vào ban ngày |
Tổng giờ ngủ vào ban đêm |
Tổng số giờ ngủ |
1 – 4 tuần tuổi |
8 giờ |
8 đến 9 giờ |
16 giờ |
1 tháng tuổi |
7 giờ |
8 đến 9 giờ |
15 giờ 30 phút |
3 tháng |
4 đến 5 giờ |
9 đến 10 giờ |
15 giờ |
6 tháng |
4 giờ |
10 giờ |
14 giờ |
9 tháng |
3 giờ |
11 giờ |
14 giờ |
1 năm |
3 giờ |
11 giờ |
14 giờ |
1.5 năm |
2 giờ 30 phút |
11 giờ |
13 giờ 30 phút |
2 năm |
2 giờ |
11 giờ |
13 giờ |
3 năm |
1 giờ 30 phút |
10 giờ 30 phút |
12 giờ |
*Lưu ý: Số liệu trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Bên cạnh nắm rõ trẻ sơ sinh một ngày ngủ bao nhiêu tiếng, bố mẹ nên tìm hiểu đặc điểm giấc ngủ theo từng tháng, cụ thể:
• Từ 0 đến 2 tháng tuổi: Đây là giai đoạn trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, có thể thức dậy 10 - 14 lần để bú mẹ.
• Từ 3 - 5 tháng tuổi: Đây là giai đoạn trẻ sơ sinh bước vào tuần khủng hoảng (wonder weeks), dẫn đến thời gian ngủ ít hơn vào ban ngày. Đối với ban đêm, trẻ có thể ngủ ngon không thức giấc (khoảng 6 tiếng), nhưng đồng thời, có thể gặp phải tình trạng thụt lùi giấc ngủ (sleep regression) như quấy khóc, khó chịu hoặc giật mình thường xuyên trong lúc ngủ.
• Từ 6 - 8 tháng tuổi: Đây là giai đoạn trẻ sơ sinh ngủ ngon suốt đêm (khoảng 8 tiếng), không thức dậy bú mẹ. Đồng thời, số giấc ngủ ngắn giảm đi, trong khi cữ ngủ của bé dài hơn (khoảng 3 - 4 tiếng) vào ban ngày.
• Từ 9 - 12 tháng tuổi: Đây là giai đoạn trẻ sơ sinh có thể tự ngủ và ngủ liên tục trong 9 - 12 tiếng, không phải nhờ bố mẹ hỗ trợ.
Dưới đây là 5 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian ngủ của trẻ sơ sinh:
Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… là một trong những tác nhân chính khiến trẻ ngủ không ngon giấc và hay quấy khóc về đêm, rất thường gặp ở những năm đầu đời. Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý, tiêu thụ các món ăn chứa quá nhiều đạm, đường, dầu mỡ, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu, đồ tươi sống (với trẻ bú mẹ); hoặc do sữa công thức có đạm sữa khó tiêu hóa (với trẻ uống sữa công thức).
• Nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.
• Tiếp xúc với ánh sáng đèn ban đêm quá nhiều và ít ánh sáng tự nhiên vào ban ngày.
• Hoạt động xung quanh (mở cửa, nói chuyện).
• Tiếng ồn, âm thanh của điện thoại hoặc tivi.
• Môi trường xung quanh đã thay đổi. Ví dụ, trẻ vừa trở về nhà từ bệnh viện.
• Kích thích trẻ chơi, đùa giỡn và nói chuyện quá nhiều trước giờ đi ngủ.
• Tính cách của trẻ, thông thường trẻ sơ sinh có thể ngủ ngoan so với trẻ khó tính.
• Ngủ trưa quá trễ hoặc kéo dài đến 5 giờ chiều.
• Thói quen ru con bằng võng, nôi điện hoặc bồng bế tạo cảm giác phụ thuộc, dẫn đến trẻ sơ sinh khó ngủ, nếu không có dụng cụ hỗ trợ.
• Mong muốn không thực tế của bố mẹ về nhu cầu và thời gian ngủ của trẻ sơ sinh.
• Nếu trong giai đoạn mang thai, người mẹ có thói quen khó ngủ thì dẫn đến khi chào đời, trẻ sơ sinh không thể ngủ sâu giấc.
• Trầm cảm ở người mẹ là yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Một số bệnh lý ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có thể kể đến như béo phì, rối loạn tiêu hóa, mộng du, còi xương, tiểu đường, viêm tai giữa, tâm thần (trầm cảm) hoặc trào ngược dạ dày.
Để cải thiện chất lượng và thời gian ngủ cho trẻ sơ sinh, bố mẹ nên tham khảo và áp dụng 8 bí quyết được chuyên gia chia sẻ dưới đây:
• Làm “ổ” cho con ngủ: Trẻ sơ sinh đã quen với cảm giác ấm áp, mềm mại và an toàn trong tử cung của người mẹ nên biện pháp “tạo ổ” là bí quyết giúp con ngủ ngoan, hạn chế tình trạng giật mình. Phụ huynh có thể sử dụng khăn mỏng, quấn lại để tạo ra ổ nhỏ cho bé nằm, từ đó hỗ trợ bé đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
• Dạy con phân biệt ngày và đêm: Tuần thứ hai sau khi sinh, bạn nên tập cho con phân biệt ngày và đêm, bằng cách giữ im lặng tuyệt đối, giữ phòng tối để tạo thói quen đi ngủ vào ban đêm, trong khi vào ban ngày, hãy bật đèn, cho ánh sáng chiếu vào phòng, đánh thức và chơi đùa thường xuyên với con.
• Thiết lập cho con thói quen ngủ đúng giờ: Nếu trẻ sơ sinh chớp mắt liên tục, lim dim, dụi mắt, ngáp hoặc kéo tai thì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ, bố mẹ nên chuẩn bị giường, cho bé ngủ ngay để tránh tình trạng nhỡ giấc, trở nên khó ngủ về sau.
• Chú ý môi trường xung quanh: Chuẩn bị không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng mờ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và giảm âm thanh tối đa để trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu, từ đó ngủ ngon, sâu giấc.
• Tránh chấn thương về tâm lý: Nếu trẻ sơ sinh chưa đi vào giấc ngủ, bố mẹ hãy kiên nhẫn, đừng quát mắng, dọa nạt vì điều này khiến con sợ hãi và dẫn đến khó ngủ.
• Cho trẻ vui chơi, vận động nhẹ để có giấc ngủ sâu: Để trẻ sơ sinh ngủ sâu và ngon giấc, bố mẹ nên cho con vui chơi, vận động nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ.
• Cho trẻ ăn đủ no, hạn chế ăn đêm khi không cần thiết: Để loại trừ nguyên nhân do thiếu chất, đói bụng khiến trẻ mất ngủ vào ban đêm, phụ huynh nên cho trẻ bú sữa trước khi ngủ. Chú ý hàm lượng sữa vừa đủ, đồng thời hạn chế bú đêm không cần thiết.
• Đảm bảo con có hệ tiêu hóa tốt, chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân hàng đầu, khiến trẻ sơ sinh chậm phát triển, khó ngủ sâu giấc vào ban đêm. Để khắc phục điều này, bố mẹ nên tìm hiểu giải pháp giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột, bảo vệ tiêu hóa khỏe và đề kháng tốt cho bé.
• Ưu tiên chọn sữa công thức dễ tiêu hóa, đạm mềm nhỏ: Trường hợp trẻ sơ sinh bú sữa công thức gặp vấn đề tiêu hóa, khuyến khích phụ huynh nên lựa chọn dòng sữa có cấu trúc đạm mềm, nhỏ, bổ sung thêm chất xơ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, giảm tình trạng táo bón, đầy hơi và chướng bụng.
Hiện nay, sữa Friso Gold và sữa Friso Gold Pro là 2 dòng sữa dành được nhiều sự quan tâm từ các mẹ bỉm sữa cho con. Đối với Friso Gold, sản phẩm cung cấp hàm lượng cao chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides, hỗ trợ tăng cường lợi khuẩn đường ruột, bảo vệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đồng thời, sữa còn kích thích trẻ đi ngoài phân mềm, khuôn đẹp, giảm nguy cơ táo bón. Đặc biệt, Friso Gold với nguồn sữa mát chất lượng cao, tạo ra phân tử đạm mềm, nhỏ, tự nhiên, được bảo toàn nguyên vẹn nhờ quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột), giúp trẻ hấp thu nhanh, giảm nôn trớ, đầy hơi và chướng bụng cho trẻ. Đối với Friso Gold Pro - dòng sữa nhập khẩu nguyên lon 100% từ Châu Âu, sản phẩm được bổ sung chất xơ PureGOS có tác dụng cân bằng hệ vi sinh, kích thích sản sinh lợi khuẩn trong đường ruột, thúc đẩy quá trình lên men tại hệ tiêu hóa, tăng tần suất đi ngoài, đồng thời làm phân mềm và xốp hơn. Chưa hết, sữa còn có chứa dưỡng chất “vàng” HMO vốn chỉ tìm được trong sữa mẹ, mang lại công dụng giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp, tăng cường miễn dịch cho trẻ phòng tránh cảm vặt. Cả Friso Gold và Friso Gold Pro đều không có đường, không hương liệu (thậm chí hương vani) nên vị sữa thanh nhạt gần giống với sữa mẹ, phù hợp với khẩu vị của các bé. |
Để con được ngủ sâu, không giật mình quấy khóc vào ban đêm, bố mẹ nên hạn chế:
• Cho bé ngủ tùy ý, không có giờ giấc khoa học.
• Ủ quá ấm, quá nhiều quần áo khiến thân nhiệt tăng lên, làm cho trẻ sơ sinh ngột ngạt và ngủ không ngon giấc.
• Ngậm ti giả, ru ngủ trên tay là những thói quen xấu khiến trẻ sơ sinh trở nên phụ thuộc, không thể ngủ ngon nếu không được hỗ trợ.
• Ru ngủ bằng cách đung đưa hoặc rung lắc khiến não bộ của trẻ bị tổn thương.
• Đánh thức bé dậy để cho bú là một trong những sai lầm phổ biến của phụ huynh. Thông thường, nếu có chỉ định của bác sĩ hoặc trẻ sơ sinh ngủ quá 3 giờ thì bố mẹ hãy chủ động đánh thức.
• Cho con ngủ một mình trên giường lớn có thể tạo cảm giác thiếu an toàn, dẫn đến trẻ khó thích nghi và khó ngủ vào ban đêm.