Nhảy đến nội dung
vì sao thực phẩm có GI thấp tốt cho mẹ bầu

Ăn gì nhiều sữa mẹ: 12 thực phẩm cực lợi sữa ít người biết

Sau khi sinh con, không ít chị em thắc mắc ăn gì nhiều sữa mẹ và có đủ các dưỡng chất để hỗ trợ trẻ phát triển tốt. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ cách xây dựng chế độ ăn khoa học, từ đó cải thiện chất lượng nguồn sữa tốt nhất!

1. Chế độ dinh dưỡng giúp mẹ sau sinh nhiều sữa

Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa, cũng như khả năng phát triển của bé. Đây cũng là lý do tại sao mẹ nên xây dựng khẩu phần ăn khoa học, tăng cường thực phẩm lành mạnh để duy trì nguồn sữa dồi dào. Theo đó, nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn uống cho phụ nữ sau sinh, bao gồm: 

   • Bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất, gồm có tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, cần lưu ý cân bằng giữa các loại protein, hàm lượng protein động vật cao hơn 30% so với tổng hàm lượng protein cơ thể cần có.

   • Chia nhỏ bữa ăn trong một ngày, cụ thể là 3 bữa chính và 2- 3 bữa phụ.

   • Tăng cường 20 - 30% chất béo lành mạnh trong khẩu phần ăn.

   • Bổ sung 400g trái cây, rau củ quả mỗi ngày để ngăn ngừa táo bón.

   • Hạn chế tiêu thụ thức ăn sống, chế biến sẵn, đồ chiên rán, dầu mỡ và nhiều muối.

   • Uống đủ 2 - 2,5 lít nước/ngày.

ăn gì để có nhiều sữa cho bé bú

 

2. Nên ăn gì nhiều sữa mẹ? Lưu ngay 12 thực phẩm lợi sữa hiệu quả

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời. Song, nhiều trường hợp mẹ bị chậm sữa hoặc mẹ mất sữa hoàn toàn khiến trẻ không thể bú mẹ. Lúc này, giải pháp khắc phục là xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung 12 thực phẩm lợi sữa dưới đây, để cải thiện và tăng chất lượng sữa mẹ cho con bú: 

2.1. Thì là

Thì là là thực phẩm đầu tiên nằm trong danh sách ăn gì nhiều sữa mẹ không thể không nhắc đến. Nhờ có nhiều hoạt chất giống estrogen nên thì là thúc đẩy quá trình tiết sữa, duy trì sữa mẹ dồi dào, cũng như bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ khắc phục đầy hơi, đau bụng và ngừa rụng trứng sớm.  

Chị em có thể sử dụng tất cả bộ phận của thì là, như: dùng thân lá nấu canh, hãm cây và hạt với nước sôi để uống. Tuy nhiên, cần lưu ý không lạm dụng để tránh tình trạng bị ảo giác hoặc gây ra co giật cơ bắp. 

2.2. Ăn gì để có nhiều sữa cho bé bú? - Đáp án là rau ngót

Rau ngót là một trong những thực phẩm dễ tìm, dễ ăn và phù hợp với mong muốn ăn gì để sữa về nhanh của mẹ. Với hàm lượng chất xơ, chất đạm, sắt và các loại vitamin dồi dào, tiêu thụ rau ngót giúp tăng cường sản xuất, cũng như cải thiện chất lượng sữa mẹ. 

Thông thường, rau ngót được chế biến theo phương pháp luộc, xào, nấu canh hoặc nấu cháo. Mặc dù rất tốt cho phụ nữ sau sinh, nhưng trong giai đoạn mang thai, cần lưu ý không sử dụng rau ngót, để ngăn ngừa co thắt tử cung, dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.


  >> Xem thêm: Thực phẩm bà bầu nên kiêng để con khỏe mạnh suốt thai kỳ


2.3. Sữa

Sau giai đoạn sinh nở, mẹ vẫn nên tiếp tục uống sữa bầu để nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh và đảm bảo hấp thu dinh dưỡng đầy đủ. Khi mẹ được cung cấp năng lượng tốt từ bên trong sẽ kích thích tuyến sữa tăng tiết nhiều hơn. Cùng với đó, sữa bầu còn chứa các dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé, qua đó giúp nâng cao chất lượng sữa mẹ khi con bú.

Hiện nay, Frisomum Gold (thuộc tập đoàn FrieslandCampina, Hà Lan) là dòng sữa bầu dồi dào dinh dưỡng, dễ uống, dễ hấp thu, phù hợp với phụ nữ mang thai và cho con bú được nhiều mẹ Việt đánh giá cao.

   • Nguồn sữa 100% nhập khẩu từ Hà Lan, cung cấp các dưỡng chất quan trọng như Canxi, Sắt, Nucleotides, Selenium,... đặc biệt giàu đạm giúp bổ sung năng lượng cho mẹ sẵn sàng nuôi con khôn lớn.

   • Sản phẩm còn có Axit Folic, Cholin, DHA, AA, SA góp phần xây dựng nền tảng vững chắc, cho trẻ phát triển và khôn lớn toàn diện về sau.

   • Chỉ số glucose (đường) thấp, vị sữa thanh nhạt dễ uống với hương VANI THANH MÁT và CAM THƠM DỊU, giúp mẹ hạn chế tiểu đường thai kỳ, kiểm soát cân nặng ổn định, đồng thời cải thiện vóc dáng khỏe đẹp sau khi sinh.

ăn gì lợi sữa cho mẹ

 


  >> Tham khảo thêm: Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé bú không đủ sữa


2.4. Gừng

Ngoài hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và cải thiện vóc dáng, ăn gừng sau sinh giúp tăng cường sản xuất sữa, đảm bảo người mẹ có sữa trong giai đoạn cho con bú. Theo đó, bạn có thể dùng gừng, như một loại gia vị chế biến món ăn hoặc kết hợp với mật ong để nấu trà, hỗ trợ tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe tổng thể. 

2.5. Măng tây

Nếu bạn đang tìm hiểu ăn gì nhiều sữa mẹ cho con bú thì chắc chắn không thể bỏ qua măng tây. Đây là loại rau có nhiều khoáng chất (kẽm, sắt, protein, sodium), chất xơ và các loại vitamin (A, B, K), hỗ trợ sản xuất hormone tạo sữa, kích thích sữa mẹ nhiều hơn và đồng thời, giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng.

Trong khẩu phần ăn mỗi ngày, măng tây dễ dàng chế biến theo nhiều cách khác nhau, bao gồm: luộc, áp chảo, nấu soup, làm salad hoặc ép lấy nước uống, vừa bổ dưỡng cho cơ thể, vừa duy trì sữa mẹ dồi dào, tạo điều kiện cho con hấp thu dưỡng chất tối ưu và phát triển toàn diện về sau.

2.6. Cà rốt

Cà rốt có hàm lượng vitamin A, beta-carotene và phytoestrogen dồi dào, hỗ trợ tăng cường tiết sữa, cũng như cải thiện chất lượng sữa mẹ. Theo đó, phụ nữ sau sinh nên bổ sung cà rốt trong khẩu phần ăn mỗi ngày, bằng cách nấu canh, làm salad, xào với nấm hoặc ép lấy nước uống để duy trì dòng sữa dồi dào, thơm mát. 

2.7. Ăn gì để có nhiều sữa cho bé bú? - Các loại đậu

Các loại đậu là thực phẩm mẹ nên bổ sung trong giai đoạn cho con bú. Cụ thể là đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu cove ngoài chứa protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của mẹ, còn có thành phần giống như estrogen, hỗ trợ sản xuất hormone tạo sữa, đảm bảo sữa về nhiều hơn. 

thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh

 

2.8. Gạo lứt

Gạo lứt là giải đáp tiếp theo cho câu hỏi ăn gì nhiều sữa mẹ. Đây là loại gạo có dưỡng chất cao hơn so với gạo trắng bình thường. Với hàm lượng vitamin nhóm B, chất sắt, magie, selen, kali, natri và canxi dồi dào, gạo lứt tăng cường chất lượng sữa mẹ, kích sữa nhiều hơn để con được bú no, đảm bảo dinh dưỡng cân đối.

2.9. Ăn gì nhiều sữa mẹ? Đừng bỏ qua cá hồi

Cá hồi rất tốt cho phụ nữ sau sinh, nhờ chứa nhiều axit béo Omega - 3 không chỉ cải thiện và bồi bổ cho sữa mẹ, mà còn hoàn thiện, phát triển trí tuệ thông minh cho bé. Đặc biệt, cá hồi dễ dàng chế biến theo nhiều món đa dạng, điển hình như cá hồi áp chảo, cá hồi nướng, canh chua cá hồi hoặc salad cá hồi rau củ, vừa bổ dưỡng, vừa tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. 

2.10. Khoai lang

Khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ kích thích sữa với hàm lượng kháng thể cao, từ đó giúp trẻ bú mẹ được tăng cường sức khỏe, dễ dàng chống lại bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, bổ sung khoai lang trong chế độ ăn giúp phụ nữ sau sinh cải thiện tiêu hóa, làm mờ vết rạn, cũng như kiểm soát cân nặng ổn định. Mẹ có thể chế biến khoai lang thành món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ: khoai lang luộc, chè khoai, bánh khoai lang nướng hoặc nấu chung với món mặn. 

2.11. Tỏi là giải đáp cho câu hỏi ăn gì nhiều sữa cho con bú

Củ tỏi chứa hoạt chất galactagogue, có tác dụng tăng sản xuất sữa, tăng cường miễn dịch cho sữa mẹ và bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nguy cơ ốm vặt. Mặc dù đây là thực phẩm hỗ trợ kích sữa, song mẹ không nên sử dụng quá nhiều. Lạm dụng tỏi khiến sữa có mùi hôi, đồng thời gây ra dị ứng cho bé. 

ăn gì lợi sữa cho mẹ

 

2.12. Yến mạch

Yến mạch rất giàu saponin và estrogen, có tác dụng kích thích tuyến sữa, giúp mẹ duy trì nguồn sữa dồi dào. Không chỉ vậy, yến mạch còn có vitamin B, khoáng chất kẽm, sắt, chất xơ hòa tan hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa trầm cảm sau sinh. Để sử dụng yến mạch, chị em có thể chế biến theo nhiều món như cháo yến mạch, súp yến mạch, sữa yến mạch, bánh yến mạch hoặc uống trà yến mạch. 

3. Gợi ý cách tăng cường nguồn sữa mẹ

Ngoài chú ý ăn gì để có nhiều sữa cho bé bú, chị em có thể áp dụng một số bí quyết dưới đây để tăng sản xuất sữa tự nhiên: 

   • Cho bé bú mẹ đúng cách, ngậm được ti và đúng tư thế.

   • Cho bé bú càng nhiều càng tốt.

   • Sử dụng dụng cụ hút sữa để đảm bảo sữa mẹ được sản xuất đầy đủ.

   • Hạn chế cho bé bú ti giả ít nhất 6 tháng đầu.

   • Cho bé bú đều cả 2 bên ngực.

   • Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

   • Massage ngực bằng nước ấm.


 >> Xem thêm: Cách giúp sữa mẹ về tràn trề cho bé bú no


4. Các thực phẩm nên tránh khi nuôi con bằng sữa mẹ 

Một số thực phẩm mẹ nên hạn chế sử dụng nếu không muốn bị mất sữa, đó là:

   • Caffeine: Caffeine là chất kích thích khiến mẹ bị khó ngủ, đau đầu, mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa.

   • Rượu: Các loại thức uống có cồn như bia rượu, khi dung nạp vào cơ thể phải mất 1 - 2 giờ để chuyển hóa. Nếu mẹ sử dụng thường xuyên thì điều này vừa ức chế quá trình sản xuất sữa, vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

   • Cá biển: Phụ nữ sau sinh nên cắt giảm tiêu thụ các loại cá biển như cá kiếm, cá ngừ hoặc cá thu vua, bởi đây là thực phẩm giàu thủy ngân, có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sữa mẹ, qua đó tác động xấu đến não bộ của bé.

   • Bắp cải: Đây là một trong những thực phẩm có tính hàn nên mẹ mới sinh ăn nhiều, dễ bị tổn thương tỳ vị, đồng thời giảm đi lực tiết sữa.

   • Bạc hà: Đây là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, bánh kẹo hoặc tinh dầu. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh thì tiêu thụ bạc hà gây ra tình trạng mất sữa hoặc làm chậm quá trình sản xuất sữa. 

ăn gì để có nhiều sữa cho con bú

   • Lúa mì: Lúa mì chứa nhiều Gluten là nguyên nhân giảm đi chất lượng sữa mẹ, khiến trẻ sơ sinh khi bú sữa dễ bị khó chịu, quấy khóc và đi tiêu ra máu. Do đó, giai đoạn sau sinh, chị em nên hạn chế sử dụng lúa mì để bảo vệ nguồn sữa, cũng như sức khỏe của bé.

   • Dưa cải muối: Dưa cải muối chứa nhiều natri, chất bảo quản và thậm chí là vi khuẩn không có lợi cho sữa mẹ. Sau khi sinh con, hệ tiêu hóa còn yếu nên tiêu thụ dưa cải muối khiến chị em dễ bị đau bụng, tiêu chảy và mất sức.

   • Măng: Măng tươi và măng ngâm chứa axit HCN, hóa chất bảo quản có hại cho sức khỏe. Vì thế, phụ nữ sau sinh nên hạn chế ăn măng, để tránh tình trạng mất sữa và đảm bảo an toàn cho bé.

   • Đồ chiên rán, nhiều đường: Đồ ăn chiên rán, nhiều đường là thực phẩm nhiều chất béo xấu, ít dinh dưỡng nên cần lưu ý không tiêu thụ, để ngăn ngừa tình trạng nóng trong, ảnh hưởng quá trình tiết sữa.

 

Với toàn bộ thông tin trên đây, hy vọng chị em đã nắm rõ ăn gì nhiều sữa mẹ cho con bú. Đây là thức ăn tốt nhất cho quá trình phát triển của con trong giai đoạn đầu đời. Vì thế, người mẹ cần lưu ý xây dựng chế độ ăn khoa học, kết hợp uống sữa mỗi ngày (điển hình là Frisomum Gold) để tăng cường bổ sung dưỡng chất, khôi phục sức khỏe và duy trì nguồn sữa thơm mát, dồi dào. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
sự phát triển của thai nhi tuần 37

Sự phát triển của thai nhi tuần 37 và lưu ý dành cho mẹ

Sự phát triển của thai nhi tuần 37 gần như hoàn chỉnh và bé đã có thể thích ứng với cuộc sống bên ngoài. Bên cạnh đó, cơ thể của mẹ có nhiều thay đổi và tâm lý trở nên hồi hộp, lo lắng. Vì vậy, trong giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để “vượt cạn” thành công.