Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì, kiêng gì để con dễ đi tiêu?
Thông thường, sữa mẹ khá dễ tiêu nên bé thường ít khi bị táo bón khi b.... read more
Trước khi tìm hiểu cách gọi sữa về cho mẹ mất sữa hay ít sữa sau sinh, các mẹ cần biết được đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Theo đó, một số mẹ không thể xuống sữa tự nhiên bởi một hoặc nhiều yếu tố sau:
Sau sinh, các mẹ sẽ trở nên bận rộn hơn trong việc chăm con, không có đủ thời gian cho con bú khiến mẹ gặp khó khăn trong việc xuống sữa.
Trải qua hành trình “vượt cạn”, cơ thể mẹ đã mất nhiều năng lượng, nếu không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ sẽ khiến mẹ lâu hồi phục sức khỏe. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tiết sữa.
Một số loại thực phẩm như lá lốt, rau mùi tây, bạc hà, măng chua, thức ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi… nếu vô tình ăn phải những thực phẩm này có thể gây ít sữa ở mẹ.
Tư thế cho bé bú sai cách có thể khiến bé khó khăn và không thoải mái trong việc ngậm bắt núm vú. Hệ quả là bé bị “lười bú”, tuyến sữa của mẹ vì thế mà không được kích thích nên cũng dần ít sữa hơn.
>>> Xem thêm: Bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao?
Trường hợp mẹ sinh non, sinh mổ rất dễ gặp phải tình trạng tắc hoặc mất sữa. Nguyên nhân là do:
>>> Xem chi tiết: Sinh mổ không có sữa, mẹ phải làm cách nào?
Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh và thảo dược (như cây xô thơm, lá kinh giới cay) trước khi sinh, hoặc ngay sau khi sinh có thể là tác nhân cản trở quá trình sản xuất sữa. Chưa kể, uống thuốc tránh thai chứa Estrogen cũng làm giảm tiết sữa.
Nguyên nhân mẹ bị ít sữa hay mất sữa sau sinh còn đến từ lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không phù hợp, hay sử dụng rượu bia, cà phê, đồ uống có cồn,…
>>> Lưu ý: Phụ nữ sau sinh nên kiêng gì để mẹ con cùng khỏe mạnh?
Ngoài ra, mẹ ít sữa hoặc mất sữa còn có thể do:
Sau khi đã hiểu được nguyên nhân gây giảm tiết sữa mẹ, mẹ có thể áp dụng các cách gọi sữa về nhiều để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là 12 cách giúp mẹ nhiều sữa cho bé bú no:
Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, thường xuyên mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa mẹ, làm chậm dòng chảy của sữa. Ngược lại, một tinh thần lạc quan sẽ giúp sữa mẹ về tràn trề.
Vậy nên cách giúp mẹ nhiều sữa đơn giản là mẹ hãy thường xuyên hít thở sâu, nghỉ ngơi điều độ và tập thể dục đều đặn. Ngoài ra, mẹ cũng đừng ngần ngại nhờ bố hoặc ông bà hỗ trợ chăm bé để có nhiều thời gian chăm sóc bản thân hơn.
Để tuyến vú tăng tiết sữa đáp ứng nhu cầu của trẻ thì cơ thể mẹ cần rất nhiều dưỡng chất. Do đó, mẹ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đảm bảo cung cấp đầy đủ protein, lipid, vitamin và khoáng chất.
Lưu ý: Mẹ không nên vì muốn giảm cân nhanh mà bỏ bữa hay kiêng khem quá mức. Khi nhịn đói sẽ khiến mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng sữa cũng như mọi hoạt động của cơ thể.
Bên cạnh thực phẩm, nước cũng có tác dụng kích thích sản sinh sữa. Vì thế mẹ bỉm cần uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày, tập thói quen uống 1 ly nước trước khi cho bú và 1 ly nước sau khi cho bé bú xong. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng nước ép trái cây, nước canh, nước trà vằng hoặc thảo mộc.
Song song đó, nhằm cải thiện chất lượng sữa mẹ cũng như tiếp thêm năng lượng cho cơ thể, mẹ hãy tiếp tục uống sữa bầu. Bởi sau khi sinh, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ vẫn ở mức cao vì cần đủ chất để “sản xuất” đủ sữa cho bé bú. Trong khi đó, sữa bầu có đủ các loại vi khoáng chất cần thiết trong cả giai đoạn mang thai và giai đoạn cho con bú. Vậy nên, mẹ vẫn có thể tiếp tục uống sữa bầu sau khi sinh để tăng cường các dưỡng chất hỗ trợ “sản xuất” sữa.
Mách nhỏ: Tốt nhất, mẹ nên tiếp tục uống loại sữa đã dùng trong thai kỳ để dễ uống và không gặp phải các vấn đề ngoài ý muốn liên quan đến kích ứng thành phần hay hệ thống đường tiêu hóa. Với những mẹ đã quen với hương vị thơm ngon của Frisomum Gold, mẹ vẫn có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm sữa này bởi sữa giúp mẹ tiêu hóa dễ dàng, tránh táo bón và có nhiều năng lượng mỗi ngày, từ đó kích thích quá trình tiết sữa diễn ra hiệu quả hơn, nhờ dưỡng chất Magie và vitamin nhóm B. Chưa kể, sữa Frisomum Gold còn làm tăng chất lượng sữa mẹ bằng cách bổ sung những dưỡng chất có lợi cho bé phát triển toàn diện như Axit Folic, Cholin, DHA, Canxi… Sản phẩm có nguồn sữa nhập khẩu 100% từ Hà Lan và có chỉ số đường huyết thấp (GI=25), giúp mẹ thêm an tâm khi uống sữa mỗi ngày mà vẫn kiểm soát cân nặng ổn định.
|
Trong thực đơn hàng ngày, mẹ nên bổ sung một số món ăn lợi sữa như cháo cá chép, canh rau ngót thịt bò, chân giò hầm đu đủ, nước đinh lăng, gạo lứt… Đồng thời, mẹ đừng quên tăng cường chất xơ từ các loại rau xanh (rau dền, rau ngót, súp lơ, măng tây, mướp…) và ngũ cốc nguyên hạt (đậu đen, yến mạch…). Đây đều là những thực phẩm giàu chất xơ không chỉ làm tăng lượng sữa mà còn làm mát sữa, giúp trẻ ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu Galactagogues (thì là, gừng, tảo xoắn…) bởi chất này này có tác động tích cực đến tâm lý và tăng khả năng tiết sữa mẹ.
Cho bé bú đúng cách cũng là mẹo gỡ rối cho mối băn khoăn làm sao để có nhiều sữa? Theo đó, mẹ nên điều chỉnh tư thế sao cho con yêu có thể ngậm bắt vú dễ dàng và thoải mái, chẳng hạn như tư thế cơ bản sau:
Bên cạnh việc cho con bú đúng tư thế, cách gọi sữa về nhiều tự nhiên là mẹ hãy cố gắng cho bé bú thường xuyên. Tuy nhiên tần suất cho bé bú tùy theo giai đoạn mà sẽ khác nhau:
Cách kích sữa cho mẹ mất sữa hay ít sữa sau sinh trong trường hợp sinh non, sinh mổ hiệu quả là thực hiện liệu pháp da chạm da. Trong mỗi lần cho con bú, mẹ hãy dành nhiều thời gian thể hiện cử chỉ âu yếm, thân thiết với con, từ đó kích thích quá trình sản xuất sữa diễn ra nhanh hơn.
Như đã đề cập, một số loại thuốc điều trị bệnh cảm cúm, sốt, sổ mũi… có thể tác động xấu đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Vì thế, mẹ nên tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào trước hoặc sau khi sinh nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng máy vắt sữa là cách kích sữa cho mẹ ít sữa, tắc ống sữa hoặc do bé không ngậm bắt vú tốt. Mẹ nên dành thời gian hút sữa ít nhất 8 lần/ ngày, cách 2-3 giờ/lần, mỗi lần hút khoảng 50-80ml. Cách gọi sữa về bằng máy hút sữa đòi hỏi các mẹ phải kiên trì, làm đều đặn không được bỏ cữ nào. Sau khi lượng sữa tăng đủ, mẹ có thể giãn từ từ và giảm bớt số lần, cách 4-5 giờ vắt sữa/ lần, mỗi lần 80-100ml.
Nếu không biết làm sao để có nhiều sữa, mẹ hãy thử chườm khăn ấm lên bầu ngực và chườm đều theo chiều kim đồng hồ 2-4 lần/ ngày và 10 phút/ lần. Cách kích sữa cho mẹ mất sữa, ít sữa này có thể thực hiện ngay sau khi bé vừa bú xong đều đặn 2-4 lần/ ngày, 10 phút/ lần để kích thích tuyến sữa sản sinh sữa cho lần tiếp theo.
Để hỗ trợ sữa tiết nhiều cho bé bú, mẹ có thể thực hiện cách massage gọi sữa về sau sinh như sau: Dùng tay massage nhẹ nhàng từ trên xuống dưới ngực, vừa xoa tròn vừa hơi ép xuống. Tiếp tục dùng ngón trỏ và ngón cái giữ bầu vú, nhẹ kéo núm ra với tư thế hơi cúi người về trước để sữa dễ chảy ra hơn.
Trong dân gian cũng có một số mẹo kích sữa được lưu truyền lại như:
Lưu ý: Những cách trên chỉ là mẹo dân gian truyền miệng, chưa được khoa học xác thực vì thế mẹ chỉ nên tham khảo. Nếu mẹ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc mắc vấn đề về tiêu hóa thì cần thận trọng khi áp dụng.
Dưới áp lực công việc, sự bận rộn khiến nhiều mẹ không thể gần gũi trẻ thường xuyên. Vì vậy, tuyến sữa cũng không được hoạt động hiệu quả. Chính vì thế, việc dành thời gian cho con, chơi cùng con hay đơn giản chỉ là ngắm nhìn con khi mẹ hút sữa cũng có thể giúp sợi dây tình cảm giữa hai mẹ con trở nên khăng khít hơn. Nhờ đó, bản năng của mẹ sẽ tự nhiên tiết ra hormone Prolactin kích thích sữa về nhiều.
Hút cạn bầu sữa là cách giúp lượt sữa tiếp theo mau về nếu mẹ vẫn chưa biết làm sao để có nhiều sữa. Theo đó, mẹ nên cho bé uống hết sữa mẹ trong 1 lần. Trong khoảng thời gian này, mẹ nên chọn nơi yên tĩnh, vắng người, không có tiếng ồn để trẻ tập trung. Nếu trẻ không uống cạn bầu sữa, mẹ hãy dùng máy hút sữa ra để tạo khoảng trống nhằm giúp lượt sữa tiếp theo mau sản xuất.
Ngoài những cách trên, mẹ có thể tham khảo một số mẹo giúp tăng lượng sữa mẹ dồi dào như:
>>> Thông tin thêm: Những thức uống giúp gọi sữa mẹ về nhiều mà không lo tăng cân
Trong quá trình thực hiện các cách kích sữa sau sinh, mẹ cần chú ý một số điều sau:
Trên đây là những chia sẻ về việc làm sao để có nhiều sữa nuôi con, dành cho các mẹ ít sữa hoặc mất sữa. Mong rằng bài viết sẽ giúp các mẹ lựa chọn được cách kích sữa phù hợp với thể chất và tình trạng của bản thân, từ đó gọi sữa về nhiều cho con bú.